14:46 23/04/2013

Minh bạch với nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ “thắng lớn”

Khánh Hà

Lãnh đạo doanh nghiệp thường nghĩ rằng cổ đông và nhà đầu tư chỉ thích nghe tin tốt từ doanh nghiệp

Quan hệ cổ đông (IR) chưa phải là khái niệm phổ biến ở Việt Nam dù một số công ty đại chúng cũng đã xây ban quan hệ cổ đông hay thiết lập được những cơ chế cung cấp thông tin theo yêu cầu của cổ đông.<br>
Quan hệ cổ đông (IR) chưa phải là khái niệm phổ biến ở Việt Nam dù một số công ty đại chúng cũng đã xây ban quan hệ cổ đông hay thiết lập được những cơ chế cung cấp thông tin theo yêu cầu của cổ đông.<br>
Quan hệ khăng khít và thống nhất giữa ban lãnh đạo doanh nghiệp và cổ đông được xem là nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu có một khảo sát, đánh giá nào về mức độ hài lòng của cổ đông đối với hoạt động quan hệ cổ đông (IR) của các doanh nghiệp cổ phần hiện tại thì kết quả cũng sẽ không mấy tích cực.

Sự kiện một nhóm cổ đông nhỏ lẻ mới đây được tòa xử thắng kiện do công ty “quên” gửi trước các tài liệu bắt buộc trong đại hội cổ đông được xem là hi hữu. Kết quả là công ty phải hủy nghị quyết đại hội cổ đông. Việc coi thường cổ đông đến mức sai luật dễ dàng bị phát hiện, nhưng còn vô khối cách thức mà lãnh đạo doanh nghiệp “ngó lơ” ý kiến của cổ đông nhỏ lẻ khó quy trách nhiệm được.

Sự kiện hi hữu gần nhất là tại đại hội cổ đông Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM (mã chứng khoán CII) vừa tổ chức, lãnh đạo doanh nghiệp từ chối trả lời câu hỏi của cổ đông chỉ vì sự có mặt của báo chí. Đáng lẽ lời từ chối phải đi từ vấn đề bí mật kinh doanh, hay các nguyên tắc pháp lý về công bố thông tin mà doanh nghiệp phải tuân thủ. Tiếp cận thông tin là quyền của cổ đông, dù sở hữu đa số hay chỉ 10 cổ phiếu của doanh nghiệp. Trách nhiệm giải trình của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đại chúng lâu nay chỉ dành cho đại cổ đông mà thôi.

Minh bạch với nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ “thắng lớn” 1Quan hệ cổ đông (IR) chưa phải là khái niệm phổ biến ở Việt Nam dù một số công ty đại chúng cũng đã xây ban quan hệ cổ đông hay thiết lập được những cơ chế cung cấp thông tin theo yêu cầu của cổ đông.

Các quy định pháp lý hiện tại đã cải thiện đáng kể diện mạo của công tác quan hệ cổ đông tại các doanh nghiệp đại chúng, đặc biệt là doanh nghiệp niêm yết. Doanh nghiệp phải công bố thông tin, phải có trang web, phải có người phát ngôn hay các đầu mối, cách thức để cổ đông thông qua đó, nắm bắt thông tin về doanh nghiệp. Cả một hệ thống rõ ràng để thúc đẩy sự minh bạch thông tin, tạo mối liên kết chặt chẽ hơn giữa cổ đông và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thực trạng rất dễ nhận thấy là các quy định không yêu cầu hệ thống đó phải vận hành trên thực tế, chứ chưa nói đến hiệu quả. Đã có một trường hợp rất hài hước là quản trị mạng của một công ty đại chúng niêm yết tiết lộ với người viết việc ghi nhầm địa chỉ email của bộ phận quan hệ nhà đầu tư nhưng cả năm trời không bị phát hiện.

Còn chuyện đường dây nóng của doanh nghiệp trở thành “đường dây nguội” hay số điện thoại “tò tí te” là bình thường. Thậm chí website của doanh nghiệp - địa chỉ đầu tiên mà cổ đông ghé thăm khi muốn tìm hiểu về doanh nghiệp - phần lớn cũng chỉ là những trang web “chết”.

Quan hệ cổ đông (IR) chưa phải là khái niệm phổ biến ở Việt Nam dù một số công ty đại chúng cũng đã xây ban quan hệ cổ đông hay thiết lập được những cơ chế cung cấp thông tin theo yêu cầu của cổ đông. Ngược lại, khái niệm quan hệ công chúng (PR) đã trở thành phổ biến, gắn liền với nhiệm vụ trưng bày những thông tin tốt đẹp về doanh nghiệp, hay lo xử lý khủng hoảng. Nhiệm vụ của hai bộ phận này là khác nhau do nhu cầu thông tin xuất phát từ những đối tượng khác nhau.

Theo bà Lương Lan My, Giám đốc Truyền thông của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), quan hệ nhà đầu tư (IR) có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, thu hút vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Công tác này không chỉ giúp nhà đầu tư có thông tin chính xác, đưa quyết định đầu tư kịp thời mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin với nhà đầu tư và quảng bá hình ảnh tốt đẹp tới công chúng.

IR là hoạt động chuyên biệt trong hoạt động quan hệ công chúng (PR) của doanh nghiệp, bao gồm hai nghiệp vụ chủ yếu là tài chính và truyền thông. Hai nghiệp vụ này có tác dụng bổ trợ cho nhau trong quá trình triển khai các chương trình quan hệ nhà đầu tư. Nếu như các nghiệp vụ liên quan tài chính, cung cấp các số liệu và thuyết minh về kết quả kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng như đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền lợi cho cổ đông theo quy định của pháp luật thì nghiệp vụ truyền thông có nhiệm vụ xây dựng và định vị hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường, tạo dựng niềm tin cho công chúng đầu tư.

Trên cơ sở các báo cáo và số liệu đó, hoạt động IR cần được tổ chức ra sao để thông tin đến được với nhà đầu tư một cách kịp thời, hiệu quả nhất, giúp họ có cái nhìn toàn diện hơn, chính xác hơn về giá trị doanh nghiệp.

Minh bạch với nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ “thắng lớn” 2Văn hóa đối thoại và cách hành xử công bằng trong việc cung cấp thông tin tới cổ đông, nhà đầu tư chưa được coi trọng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp tốt bị lãng quên hay doanh nghiệp gặp khủng hoảng mà cổ phiếu vẫn tăng giá.

Trên lý thuyết, hầu hết các nhà quản trị doanh nghiệp đều biết rằng thỏa mãn nhu cầu thông tin của cổ đông cũng như nhà đầu tư nói chung là cách tốt nhất để tạo dựng sự minh bạch cũng như tạo dựng niềm tin. Vấn đề là không phải doanh nghiệp nào cũng chấp nhận công bố cả những thông tin bất lợi cho mình. Mặt khác, trục lợi từ thông tin nội bộ hay sự mất cân đối thông tin giữa các cổ đông, nhà đầu tư đang diễn ra phổ biến.

Văn hóa đối thoại và cách hành xử công bằng trong việc cung cấp thông tin tới cổ đông, nhà đầu tư chưa được coi trọng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp tốt bị lãng quên hay doanh nghiệp gặp khủng hoảng mà cổ phiếu vẫn tăng giá.

Chẳng hạn các báo cáo kết quả kinh doan quý thường chỉ được công bố theo quy định, các văn bản giải trình kết quả kinh doanh cũng rất sơ sài và dễ đoán. Cổ đông, nhà đầu tư quan tâm hàng đầu đến kết quả kinh doanh, nhưng cũng muốn biết thực trạng hoạt động của doanh nghiệp thông qua những thông tin “phi tài chính” như trách nhiệm xã hội, quan điểm về phát triển bền vững hay những triển vọng, những khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

Một ví dụ là ở các thị trường chứng khoán phát triển, doanh nghiệp hàng quý thường tổ chức các cuộc đối thoại với cổ đông, nhà đầu tư bằng điện thoại hay các hình thức khác, mà nội dung rộng hơn nhiều các con số kết quả kinh doanh thường kỳ.

Theo bà My, đây là một công cụ hữu hiệu mà IR hiện đại luôn tận dụng, giúp nhà đầu tư đến gần doanh nghiệp hơn. Nếu các hình thức này áp dụng được ở Việt Nam thì sẽ đem lại lợi ích to lớn không những cho nhà đầu tư mà còn cho cả doanh nghiệp. Mặc dù vậy, việc đầu tư vào công nghệ tốn kém khá nhiều chi phí cũng như văn hóa phần lớn doanh nghiệp Việt Nam còn ngại cởi mở, minh bạch với nhà đầu tư và cổ đông chính là những khó khăn khi thực hiên hình thức này.

Tuy nhiên, bà My cho rằng các doanh nghiệp hoàn toàn có thể linh hoạt sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác tiếp cận các nhà đầu tư. Chẳng hạn việc tận dụng Internet sẽ rất thuận tiện, cho cả nhà đầu tư cũng như chính doanh nghiệp đó. Đây là hướng phát triển hiện nay của SSI để có thể tiếp cận nhà đầu tư nhanh hơn, thuận tiện hơn, và có thể đối thoại được cả hai chiều. Bên cạnh các kênh giao tiếp qua phương pháp truyền thống như email, thư mời qua bưu điện, công bố trên báo chí, website thì nhằm tăng tính tương tác với nhà đầu tư, SSI đã xây dựng riêng website về Báo cáo thường niên.

“Công tác quan hệ nhà đầu tư tại SSI được chú trọng theo hai hướng: chủ động cung cấp thông tin cho nhà đầu tư và cung cấp theo yêu cầu. Hàng quý, SSI đều có công bố báo cáo tài chính trên trang website. Bộ phận Quan hệ nhà đầu tư của công ty được giao nhiệm vụ giải  đáp mọi thắc mắc liên quan đến hoạt động của Công ty, đóng vai trò là cửa ngõ thông tin của SSI đến các nhà đầu tư. SSI cũng đã chú trọng trong việc tổ chức bộ máy bao gồm nhân sự, cơ sở vật chất, hệ thống quy trình, quy chế nội bộ, cơ chế kiểm soát. Các quyền của cổ đông về việc yêu cầu và nhận thông tin từ Công ty được cụ thể hóa trong quy chế quản trị công ty, quy chế công bố thông tin và được đăng tải rộng rãi trên trang tin điện tử của công ty để nhà đầu tư biết và thực hiện”, bà My cho biết.