Mở cửa hàng không EU - Mỹ: Vừa thỏa thuận, vừa bất đồng
EU và Mỹ đã đạt được thỏa thuận "bầu trời mở", nhưng vẫn bất đồng gay gắt về trợ cấp hàng không
Ngày 22/3 vừa qua, các nước EU và Mỹ đã thông qua thỏa thuận hàng không "bầu trời mở", sau nhiều năm đàm phán.
Thoả thuận này được coi là bước đột phá trong quan hệ kinh tế song phương, giúp tăng thêm 26 triệu lượt khách trong 5 năm và mang lại giá trị 18 tỷ USD. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hàng không, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ vẫn bất đồng xung quanh chuyện trợ giá cho hai hãng máy bay khổng lồ Boeing và Airbus.
Bộ trưởng giao thông các nước EU đã thông qua thỏa thuận hàng không "bầu trời mở" với Mỹ, nhằm thúc đẩy tự do hóa việc chuyên chở hành khách giữa hai bờ Đại Tây Dương, đồng thời bãi bỏ những hạn chế về các tuyến đường bay giữa châu Âu và Mỹ. Theo đề nghị của Anh, thỏa thuận sẽ có hiệu lực vào ngày 30/3/2008, chậm 5 tháng so với kế hoạch ban đầu là tháng 10 năm nay.
Đôi bên cùng có lợi
Theo thỏa thuận về “bầu trời mở” mà hai bên sẽ ký hiệp định tại Wasinhton tháng 4 tới, tất cả các hãng hàng không của EU sẽ được phép bay từ bất kỳ thành phố nào trong khối đến các thành phố ở Mỹ và ngược lại.
Tuy nhiên, các hãng hàng không của EU vẫn chưa được hưởng quyền khai thác các tuyến đường bay nội địa ở Mỹ trong khi các hãng hàng không Mỹ được phép khai thác tất cả các sân bay châu Âu.
Ủy viên phụ trách giao thông của EU Jacques Barrot đánh giá thỏa thuận có "tầm quan trọng kinh tế và chính trị vô cùng to lớn" này có lợi cho cả Mỹ và EU vì sau khi được thực hiện sẽ thu hút thêm 26 triệu lượt khách hàng đi máy bay trong 5 năm tới, mang lại lợi ích kinh tế trị giá 12 tỷ Euro (18 tỷ USD) và tạo thêm 80.000 việc làm cho cả hai phía.
Suốt 4 năm qua, EU và Mỹ đã thương lượng để ký thỏa thuận "bầu trời mở", tạo cơ hội cạnh tranh ngang bằng cho các hãng hàng không và giới kinh doanh của cả Mỹ và EU. Thỏa thuận "bầu trời mở" sẽ thay thế các thỏa thuận song phương về vận tải hàng không hiện nay giữa Mỹ và một số nước thành viên EU, trong đó có một số thỏa thuận bị Tòa án tư pháp châu Âu cho là không hợp pháp.
Những người ủng hộ cho rằng việc cải cách thoả thuận "bầu trời mở" sẽ làm tăng tính cạnh tranh giữa các hãng hàng không, dẫn đến giá vé máy bay rẻ hơn. Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng sẽ thách thức sự độc quyền của Hãng hàng không British Airways của Anh tại sân bay Heathrow, một trung tâm hàng không nhộn nhịp nhất châu Âu.
Đây cũng là lý do khiến Anh yêu cầu các bộ trưởng EU hoãn kế hoạch thực hiện thỏa thuận "bầu trời mở" với Mỹ từ ngày 28/10/2007 sang tháng 3/2008.
Các bộ trưởng giao thông của EU đã đồng ý yêu cầu này. Dự kiến Mỹ và EU sẽ chính thức ký thỏa thuận "bầu trời mở" song phương tại Washington, Mỹ vào ngày 30/4 tới.
Tranh chấp thương mại lại bùng lên
Tuy nhiên, cùng thời điểm EU và Mỹ đạt được bước đột phá trong hợp tác hàng không, với việc thông qua thoả thuận “bầu trời mở”, tranh chấp thương mại xung quanh vấn đề trợ cấp cho hai hãng chế tạo máy bay Boeing và Airbus giữa hai bên lại bùng lên trong phiên tranh luận tại WTO hai ngày vừa qua.
Ngày 21/3, EU tiếp tục tố cáo Mỹ cố tìm cách "viết lại lịch sử" khi bác bỏ một thoả thuận mà hai bên đã đạt được và thực hiện trong suốt 12 năm, trong khi phía Mỹ nói rằng việc EU trợ giá cho hãng Airbus đã làm suy yếu nghiêm trọng vị trí của Boeing trên thị trường thế giới.
Phía Mỹ thì cáo buộc hãng Airbus đã được nhận 15 tỷ USD trợ cấp Chính phủ của một số nước như Pháp, Đức, Anh và Tây Ban Nha để tung ra thị trường một loạt mẫu máy bay thương mại mới. Mỹ cho rằng chính nhờ có sự trợ cấp này nên Airbus đã giành được vị trí số một trong suốt các năm từ 2003 đến 2006, và điều này đã ảnh hưởng tới thị phần của hãng Boeing.
Trong khi đó, đơn kiện mới nhất mà EU gửi lên WTO cuối tuần trước cáo buộc việc Chính phủ Mỹ, Bộ Quốc phòng và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cùng trợ cấp cho hãng Boeing. Phía EU còn nhấn mạnh Mỹ không thể chứng minh được rằng trợ cấp cho hãng Airbus đã tác động đến kết quả kinh doanh của hãng Boeing.
Năm 1992, hai bên đã đạt được một thoả thuận giới hạn trợ cấp của mỗi bên cho hãng chế tạo máy bay của mình. Theo đó chính quyền các nước EU có thể cho Airbus vay đến 33% chi phí nghiên cứu và phát triển máy bay. Số tiền này sẽ được trả dần có lãi trong vòng 17 năm.
Thoả thuận trên cũng cho phép Mỹ hỗ trợ Boeing thông qua Cơ quan không gian NASA hoặc các chương trình quân sự với mức tối đa là 3% doanh thu của ngành công nghiệp máy bay thương mại Mỹ.
Nhưng, cuộc chiến giữa hai hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới này thời gian qua đã nhiều lần nóng lên, sau khi Mỹ chỉ trích EU hỗ trợ cho Airbus, bất chấp thoả thuận đã ký với họ từ năm 1992, khiến cho Boeing gặp bất lợi trên thị trường toàn cầu. Mỹ và EU cùng phát đơn kiện lên WTO tháng 10/2004.
Năm 2004, đồng thời với việc phát đơn kiện, Mỹ đơn phương bác bỏ thoả thuận này, nay Mỹ nhắc lại rằng thoả thuận không còn giá trị và không ràng buộc về pháp lý với các quy định của WTO. Trong khi đó, EU khẳng định Mỹ tìm cách xoá bỏ một thoả thuận vẫn còn hiệu lực để hành động như khi thoả thuận chưa từng tồn tại.
Để trả đũa, phía EU cũng cho rằng Mỹ đã trợ cấp cho Boeing thông qua vô số hợp đồng béo bở, các khoản giảm thuế, và bổng lộc nằm trong lĩnh vực quân sự nằm ngoài thoả thuận 1992.
Trong 12 năm qua, số tiền trợ cấp cho tập đoàn hàng không này lên tới 35 tỷ USD thông qua các hình thức gián tiếp.
Thoả thuận này được coi là bước đột phá trong quan hệ kinh tế song phương, giúp tăng thêm 26 triệu lượt khách trong 5 năm và mang lại giá trị 18 tỷ USD. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hàng không, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ vẫn bất đồng xung quanh chuyện trợ giá cho hai hãng máy bay khổng lồ Boeing và Airbus.
Bộ trưởng giao thông các nước EU đã thông qua thỏa thuận hàng không "bầu trời mở" với Mỹ, nhằm thúc đẩy tự do hóa việc chuyên chở hành khách giữa hai bờ Đại Tây Dương, đồng thời bãi bỏ những hạn chế về các tuyến đường bay giữa châu Âu và Mỹ. Theo đề nghị của Anh, thỏa thuận sẽ có hiệu lực vào ngày 30/3/2008, chậm 5 tháng so với kế hoạch ban đầu là tháng 10 năm nay.
Đôi bên cùng có lợi
Theo thỏa thuận về “bầu trời mở” mà hai bên sẽ ký hiệp định tại Wasinhton tháng 4 tới, tất cả các hãng hàng không của EU sẽ được phép bay từ bất kỳ thành phố nào trong khối đến các thành phố ở Mỹ và ngược lại.
Tuy nhiên, các hãng hàng không của EU vẫn chưa được hưởng quyền khai thác các tuyến đường bay nội địa ở Mỹ trong khi các hãng hàng không Mỹ được phép khai thác tất cả các sân bay châu Âu.
Ủy viên phụ trách giao thông của EU Jacques Barrot đánh giá thỏa thuận có "tầm quan trọng kinh tế và chính trị vô cùng to lớn" này có lợi cho cả Mỹ và EU vì sau khi được thực hiện sẽ thu hút thêm 26 triệu lượt khách hàng đi máy bay trong 5 năm tới, mang lại lợi ích kinh tế trị giá 12 tỷ Euro (18 tỷ USD) và tạo thêm 80.000 việc làm cho cả hai phía.
Suốt 4 năm qua, EU và Mỹ đã thương lượng để ký thỏa thuận "bầu trời mở", tạo cơ hội cạnh tranh ngang bằng cho các hãng hàng không và giới kinh doanh của cả Mỹ và EU. Thỏa thuận "bầu trời mở" sẽ thay thế các thỏa thuận song phương về vận tải hàng không hiện nay giữa Mỹ và một số nước thành viên EU, trong đó có một số thỏa thuận bị Tòa án tư pháp châu Âu cho là không hợp pháp.
Những người ủng hộ cho rằng việc cải cách thoả thuận "bầu trời mở" sẽ làm tăng tính cạnh tranh giữa các hãng hàng không, dẫn đến giá vé máy bay rẻ hơn. Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng sẽ thách thức sự độc quyền của Hãng hàng không British Airways của Anh tại sân bay Heathrow, một trung tâm hàng không nhộn nhịp nhất châu Âu.
Đây cũng là lý do khiến Anh yêu cầu các bộ trưởng EU hoãn kế hoạch thực hiện thỏa thuận "bầu trời mở" với Mỹ từ ngày 28/10/2007 sang tháng 3/2008.
Các bộ trưởng giao thông của EU đã đồng ý yêu cầu này. Dự kiến Mỹ và EU sẽ chính thức ký thỏa thuận "bầu trời mở" song phương tại Washington, Mỹ vào ngày 30/4 tới.
Tranh chấp thương mại lại bùng lên
Tuy nhiên, cùng thời điểm EU và Mỹ đạt được bước đột phá trong hợp tác hàng không, với việc thông qua thoả thuận “bầu trời mở”, tranh chấp thương mại xung quanh vấn đề trợ cấp cho hai hãng chế tạo máy bay Boeing và Airbus giữa hai bên lại bùng lên trong phiên tranh luận tại WTO hai ngày vừa qua.
Ngày 21/3, EU tiếp tục tố cáo Mỹ cố tìm cách "viết lại lịch sử" khi bác bỏ một thoả thuận mà hai bên đã đạt được và thực hiện trong suốt 12 năm, trong khi phía Mỹ nói rằng việc EU trợ giá cho hãng Airbus đã làm suy yếu nghiêm trọng vị trí của Boeing trên thị trường thế giới.
Phía Mỹ thì cáo buộc hãng Airbus đã được nhận 15 tỷ USD trợ cấp Chính phủ của một số nước như Pháp, Đức, Anh và Tây Ban Nha để tung ra thị trường một loạt mẫu máy bay thương mại mới. Mỹ cho rằng chính nhờ có sự trợ cấp này nên Airbus đã giành được vị trí số một trong suốt các năm từ 2003 đến 2006, và điều này đã ảnh hưởng tới thị phần của hãng Boeing.
Trong khi đó, đơn kiện mới nhất mà EU gửi lên WTO cuối tuần trước cáo buộc việc Chính phủ Mỹ, Bộ Quốc phòng và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cùng trợ cấp cho hãng Boeing. Phía EU còn nhấn mạnh Mỹ không thể chứng minh được rằng trợ cấp cho hãng Airbus đã tác động đến kết quả kinh doanh của hãng Boeing.
Năm 1992, hai bên đã đạt được một thoả thuận giới hạn trợ cấp của mỗi bên cho hãng chế tạo máy bay của mình. Theo đó chính quyền các nước EU có thể cho Airbus vay đến 33% chi phí nghiên cứu và phát triển máy bay. Số tiền này sẽ được trả dần có lãi trong vòng 17 năm.
Thoả thuận trên cũng cho phép Mỹ hỗ trợ Boeing thông qua Cơ quan không gian NASA hoặc các chương trình quân sự với mức tối đa là 3% doanh thu của ngành công nghiệp máy bay thương mại Mỹ.
Nhưng, cuộc chiến giữa hai hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới này thời gian qua đã nhiều lần nóng lên, sau khi Mỹ chỉ trích EU hỗ trợ cho Airbus, bất chấp thoả thuận đã ký với họ từ năm 1992, khiến cho Boeing gặp bất lợi trên thị trường toàn cầu. Mỹ và EU cùng phát đơn kiện lên WTO tháng 10/2004.
Năm 2004, đồng thời với việc phát đơn kiện, Mỹ đơn phương bác bỏ thoả thuận này, nay Mỹ nhắc lại rằng thoả thuận không còn giá trị và không ràng buộc về pháp lý với các quy định của WTO. Trong khi đó, EU khẳng định Mỹ tìm cách xoá bỏ một thoả thuận vẫn còn hiệu lực để hành động như khi thoả thuận chưa từng tồn tại.
Để trả đũa, phía EU cũng cho rằng Mỹ đã trợ cấp cho Boeing thông qua vô số hợp đồng béo bở, các khoản giảm thuế, và bổng lộc nằm trong lĩnh vực quân sự nằm ngoài thoả thuận 1992.
Trong 12 năm qua, số tiền trợ cấp cho tập đoàn hàng không này lên tới 35 tỷ USD thông qua các hình thức gián tiếp.