Mở đại học đẳng cấp quốc tế: “Phải trông cậy nhiều từ phía nước ngoài”
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói về một số vấn đề chính của ngành giáo dục và đào tạo trong năm tới
Theo dự thảo chiến lược giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020, có ít nhất có 5 trường đại học Việt Nam được xếp hạng trong số 50 trường đại học hàng đầu của khu vực ASEAN và một số trường được xếp hạng trong số 200 trường đại học hàng đầu của thế giới.
Về tiêu chí xây dựng các trường đại học này, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân nói:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là có làm, phải làm, còn làm như thế nào sẽ gỡ dần sau.
Về mục tiêu xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế cũng vậy, chúng ta phải xác định được cái đích để phấn đấu. Định hướng trước mắt của ngành giáo dục trong việc xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế là phải trông cậy nhiều từ phía nước ngoài, chứ ngành chỉ tự xây dựng thì chưa thể làm được.
Bộ sẽ hợp tác ở cấp chính phủ với các đối tác Mỹ, Pháp, Nga, Nhật... xây dựng một số trường đại học đẳng cấp quốc tế theo các mô hình tương tự như Đại học Việt - Đức.
Như vậy, mục tiêu đặt ra trong dự thảo chiến lược mới là đích để phấn đấu. Nhưng thực hiện đến đâu còn tuỳ điều kiện thời điểm và hoàn cảnh cụ thể của ngành giáo dục.
Nhưng, một câu hỏi đặt ra là mức thu học phí của các trường đại học đẳng cấp quốc tế sẽ là bao nhiêu để tránh tình trạng người có tài nhưng không đủ sức theo học và ngược lại, người có khả năng chi trả lại không đủ chuẩn đầu vào?
Đề án xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế không đặt mục tiêu phải thu đủ chi phí đào tạo.
Một số trường đẳng cấp ở các nước có nền giáo dục tiên tiến cũng không nước nào thu học phí bằng chi phí, nhưng người nước ngoài sẽ phải đóng học phí cao hơn so với sinh viên bản địa. đại học đẳng cấp quốc tế sẽ là trường công lập, nhà nước tài trợ.
Nếu coi là trường đào tạo nhân tài sẽ có hệ thống cho vay, học bổng cao hơn.
Những mục tiêu cụ thể về phổ cập giáo dục mà dự thảo chiến lược giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020 đặt ra liệu có gây áp lực đối với các địa phương và đẩy các địa phương vào tình trạng chạy theo bệnh thành tích. Vì điều này đã xảy ra với Chiến lược giáo dục 2001-2010, thưa Phó thủ tướng?
Bản chất của mục tiêu phổ cập là tốt. Để đạt tiểu học phổ cập năm 2000 chúng ta phải trải qua một chặng đường 25 năm kể từ khi thống nhất đất nước năm 1975. Sau đó chúng ta thực hiện phổ cập trung học cơ sở.
Tuy nhiên thời gian qua, việc đặt ra mục tiêu phổ cập trung học cơ sở có thể làm phát sinh bệnh thành tích ở một vài địa phương. Mục tiêu năm 2010 cả nước sẽ hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, nhưng phải đảm bảo chất lượng. Nếu địa phương nào không thể đạt được chất lượng thì địa phương đó có thể xin lùi lại, nhưng các địa phương sẽ không phải “tự bơi”.
Sắp tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ làm việc với 7 tỉnh có nhiều nguy cơ không đạt mục tiêu phổ cập trung học cơ sở năm 2010 để bàn các biện pháp hỗ trợ và tháo gỡ, cùng đưa ra các giải pháp cụ thể.
Tuy nhiên, nếu đã nỗ lực rồi mà năm 2010 vẫn không đạt được thì chấp nhận thực tế đó, không bất chấp chất lượng để chạy theo thành tích.
Giải pháp được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá có tính đột phá là giải pháp tuyển mới giáo viên sẽ ký hợp đồng thay vì biên chế để tạo sự cạnh tranh trong đội ngũ. Vậy còn với lực lượng trong biên chế hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo sử dụng hình thức nào để tạo sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu?
Sắp xếp, sàng lọc lại đội ngũ trong biên chế là việc làm mà tất cả các ngành phải làm, không chỉ ngành giáo dục và đào tạo. Trong thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo sắp xếp lại theo 3 hướng.
Hướng thứ nhất, với giáo viên năng lực không đáp ứng nhu cầu mà tuổi đời còn trẻ, có khả năng học thì cho đi học.
Hướng thứ hai, với những người không đi học vì nhiều lý do thì vẫn giữ lại trong ngành nhưng chuyển sang công việc khác phù hợp với năng lực, trình độ. Hướng thứ ba là cho ra khỏi ngành và đảm bảo các chế độ chính sách hợp pháp cho họ. Tinh thần chỉ đạo của ngành là vẫn sắp xếp lại đội ngũ hiện đang trong biên chế chứ không chỉ chờ đổi mới ở lực lượng tuyển mới.
Năm 2009 sẽ thí điểm hiệu trưởng trả lương cho giáo viên. Vấn đề này đã đặt ra đầu năm 2008 và được thí điểm ở Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, nhưng đến cuối năm vẫn không thực hiện được?
Theo Nghị định 43 thì hiệu trưởng đã có quyền trả lương cho giáo viên. Nhưng nguồn thu hiện nay ít, do đó học phí đại học phải tăng lên đáng kể thì việc trả lương cao cho giảng viên mới có cơ sở. Lương là một yếu tố của đề án về tài chính nhưng Bộ Chính trị chưa thông qua.
Khi nào được thông qua thì Bộ sẽ hướng dẫn thực hiện cụ thể. Trả lương theo hiệu quả không là vấn đề mới. Vấn đề là chúng ta vận dụng trong ngành giáo dục như thế nào? Bộ không thể làm thay cơ sở.
Về tiêu chí xây dựng các trường đại học này, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân nói:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là có làm, phải làm, còn làm như thế nào sẽ gỡ dần sau.
Về mục tiêu xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế cũng vậy, chúng ta phải xác định được cái đích để phấn đấu. Định hướng trước mắt của ngành giáo dục trong việc xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế là phải trông cậy nhiều từ phía nước ngoài, chứ ngành chỉ tự xây dựng thì chưa thể làm được.
Bộ sẽ hợp tác ở cấp chính phủ với các đối tác Mỹ, Pháp, Nga, Nhật... xây dựng một số trường đại học đẳng cấp quốc tế theo các mô hình tương tự như Đại học Việt - Đức.
Như vậy, mục tiêu đặt ra trong dự thảo chiến lược mới là đích để phấn đấu. Nhưng thực hiện đến đâu còn tuỳ điều kiện thời điểm và hoàn cảnh cụ thể của ngành giáo dục.
Nhưng, một câu hỏi đặt ra là mức thu học phí của các trường đại học đẳng cấp quốc tế sẽ là bao nhiêu để tránh tình trạng người có tài nhưng không đủ sức theo học và ngược lại, người có khả năng chi trả lại không đủ chuẩn đầu vào?
Đề án xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế không đặt mục tiêu phải thu đủ chi phí đào tạo.
Một số trường đẳng cấp ở các nước có nền giáo dục tiên tiến cũng không nước nào thu học phí bằng chi phí, nhưng người nước ngoài sẽ phải đóng học phí cao hơn so với sinh viên bản địa. đại học đẳng cấp quốc tế sẽ là trường công lập, nhà nước tài trợ.
Nếu coi là trường đào tạo nhân tài sẽ có hệ thống cho vay, học bổng cao hơn.
Những mục tiêu cụ thể về phổ cập giáo dục mà dự thảo chiến lược giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020 đặt ra liệu có gây áp lực đối với các địa phương và đẩy các địa phương vào tình trạng chạy theo bệnh thành tích. Vì điều này đã xảy ra với Chiến lược giáo dục 2001-2010, thưa Phó thủ tướng?
Bản chất của mục tiêu phổ cập là tốt. Để đạt tiểu học phổ cập năm 2000 chúng ta phải trải qua một chặng đường 25 năm kể từ khi thống nhất đất nước năm 1975. Sau đó chúng ta thực hiện phổ cập trung học cơ sở.
Tuy nhiên thời gian qua, việc đặt ra mục tiêu phổ cập trung học cơ sở có thể làm phát sinh bệnh thành tích ở một vài địa phương. Mục tiêu năm 2010 cả nước sẽ hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, nhưng phải đảm bảo chất lượng. Nếu địa phương nào không thể đạt được chất lượng thì địa phương đó có thể xin lùi lại, nhưng các địa phương sẽ không phải “tự bơi”.
Sắp tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ làm việc với 7 tỉnh có nhiều nguy cơ không đạt mục tiêu phổ cập trung học cơ sở năm 2010 để bàn các biện pháp hỗ trợ và tháo gỡ, cùng đưa ra các giải pháp cụ thể.
Tuy nhiên, nếu đã nỗ lực rồi mà năm 2010 vẫn không đạt được thì chấp nhận thực tế đó, không bất chấp chất lượng để chạy theo thành tích.
Giải pháp được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá có tính đột phá là giải pháp tuyển mới giáo viên sẽ ký hợp đồng thay vì biên chế để tạo sự cạnh tranh trong đội ngũ. Vậy còn với lực lượng trong biên chế hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo sử dụng hình thức nào để tạo sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu?
Sắp xếp, sàng lọc lại đội ngũ trong biên chế là việc làm mà tất cả các ngành phải làm, không chỉ ngành giáo dục và đào tạo. Trong thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo sắp xếp lại theo 3 hướng.
Hướng thứ nhất, với giáo viên năng lực không đáp ứng nhu cầu mà tuổi đời còn trẻ, có khả năng học thì cho đi học.
Hướng thứ hai, với những người không đi học vì nhiều lý do thì vẫn giữ lại trong ngành nhưng chuyển sang công việc khác phù hợp với năng lực, trình độ. Hướng thứ ba là cho ra khỏi ngành và đảm bảo các chế độ chính sách hợp pháp cho họ. Tinh thần chỉ đạo của ngành là vẫn sắp xếp lại đội ngũ hiện đang trong biên chế chứ không chỉ chờ đổi mới ở lực lượng tuyển mới.
Năm 2009 sẽ thí điểm hiệu trưởng trả lương cho giáo viên. Vấn đề này đã đặt ra đầu năm 2008 và được thí điểm ở Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, nhưng đến cuối năm vẫn không thực hiện được?
Theo Nghị định 43 thì hiệu trưởng đã có quyền trả lương cho giáo viên. Nhưng nguồn thu hiện nay ít, do đó học phí đại học phải tăng lên đáng kể thì việc trả lương cao cho giảng viên mới có cơ sở. Lương là một yếu tố của đề án về tài chính nhưng Bộ Chính trị chưa thông qua.
Khi nào được thông qua thì Bộ sẽ hướng dẫn thực hiện cụ thể. Trả lương theo hiệu quả không là vấn đề mới. Vấn đề là chúng ta vận dụng trong ngành giáo dục như thế nào? Bộ không thể làm thay cơ sở.