Mô hình tài chính Hồi giáo có phải là giải pháp?
Mô hình tài chính Hồi giáo không cho phép thực hiện phần lớn những hình thức đầu cơ như quỹ đầu cơ hay nghiệp vụ phái sinh
Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính Hồi giáo tin rằng, cách thức kinh doanh này đã che chắn người áp dụng khỏi những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng hiện nay.
Vậy tài chính Hồi giáo có điểm gì khác biệt so với tài chính phương Tây thông thường?
Những khác biệt chính
Tiến sỹ Abbas Mirakhor, nguyên Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, kinh tế học Hồi giáo dựa trên nền tảng là sự chỉ giáo của Chúa trời đã có lịch sử từ gần 1.400 trước. Theo ông Mirakhor, ở đây tồn tại “ý thức về đấng sáng tạo tối cao và một hệ thống mà Người đã đem tới”. Trong khi đó, kinh tế học phương Tây không có được điều này. “Đây chính là điểm khác biệt chính giữa hai bên”, ông Mirakhor khẳng định.
Xét trên thực tế, khác biệt quan trọng nhất giữa tài chính Hồi giáo và tài chính phương Tây là lãi suất không được phép áp dụng trong tài chính Hồi giáo. Ngoài ra, mô hình tài chính Hồi giáo cũng không cho phép thực hiện phần lớn những hình thức đầu cơ như quỹ đầu cơ hay nghiệp vụ phái sinh.
“Chúng tôi không công nhận ý tưởng về lãi suất để tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động buôn tiền”, Giáo sư Bambang Brodjonegoro thuộc Ngân hàng Phát triển Hồi giáo lý giải. “Theo quan niệm Hồi giáo, tiền chỉ dành cho các mục đích trao đổi hoặc lưu giữ giá trị, chứ không phải để giao dịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận”, vị giáo sư này nói.
Vậy một ngân hàng Hồi giáo và một khách hàng gửi tiền ở đó có đạt lợi nhuận hay không? Đây là một hệ thống dựa trên tài sản, với những tài sản hữu hình hoặc hàng hóa là trọng tâm. Ở đó có người mua và người bán, không phải là người đi vay và người cho vay. Dưới đây là một so sánh:
Ở Los Angeles, Mỹ, một khách hàng muốn vay tiền để mua xe tìm đến một ngân hàng thông thường và ký kết thỏa thuận vay. Ngân hàng đó giao tiền cho khách. Sau đó, người khách phải trả nợ theo định kỳ, bao gồm cả tiền lãi phát sinh trên khoản vay này.
Trong khi đó, Lahore, Pakistan, một khách hàng có nhu cầu tương tự có thể tới một ngân hàng Hồi giáo để ký hợp đồng mua xe từ ngân hàng. Thay vì giao tiền cho khách vay, ngân hàng Hồi giáo sẽ tự mình mua chiếc xe đó, rồi bán lại cho khách với một mức giá cao hơn. Khách sẽ chấp nhận trả lại số tiền mua xe này theo theo phương thức trả dần định kỳ.
Một trong những nguyên tắc cơ bản ở trọng tâm của kinh tế học Hồi giáo là chia sẻ rủi ro. Ngân hàng và người dân gửi tiền trong đó cùng chia sẻ bất kỳ khoản lợi nhuận nào có được, hay khoản thua lỗ nào phát sinh, từ hoạt động đầu tư.
“Trong thế giới Hồi giáo, chúng tôi đánh giá cao công lao, nên nếu một ai đó làm việc nhiều hơn trong một vụ kinh doanh, họ (ngân hàng) sẽ được chia sẻ lợi ích. Điều quan trọng nhất là sẽ không có ngân hàng nào được chỉ huy tất cả mọi thứ. Cả ngân hàng và người vay tiền đều bình đẳng và họ cùng chia sẻ rủi ro và lợi nhuận”, Tiến sỹ Brodjonegoro cho biết.
Tinh thần bình đẳng này có ý nghĩa quan trọng. Đây là một trong những đặc điểm mang tính quyết định mà những người ủng hộ cho rằng kinh tế học Hồi giáo khác biệt so với kinh tế học phương Tây thông thường. Kinh tế học Hồi giáo cũng nhấn mạnh niềm tin vào việc đem lại lợi ích cho cộng đồng Hồi giáo.
Nguyên Giám đốc điều hành IMF Mirakhor cho biết, quan điểm này hòa cùng “một phong trào hướng tới sự quan tâm nhiều hơn nữa dành cho người khác và lợi ích chung của cộng đồng”. Điều này đối lập với những gì mà ông mô tả là “nền tảng nhỏ hẹp giản đơn của lợi ích cá nhân là động cơ của những tác nhân kinh tế trong hệ thống kinh tế tự do”.
Một lựa chọn thay thế?
Một vài người xem mô hình kinh tế Hồi giáo là một sự lựa chọn thay thế. Một số khác xem đây là một sự bổ sung cho hệ thống đã và đang ngự trị ở thế giới phương Tây.
“Tôi không cho là hệ thống ngân hàng Hồi giáo là một lựa chọn thay thế, để chúng ta chọn bên này hay bên kia. Tôi cho rằng, đây là một loại hình dịch vụ bổ sung, một cách thức cung cấp dịch vụ”, Giáo sư Ekmeleddin Ihsanoglu, Tổng thư ký của Tổ chức Các nước Hồi giáo, nhận định. “Cần phải có một lựa chọn mà ở đó người ta có thể tìm ra những cách thức khác nhau để cùng làm một việc”, ông nói.
Kinh tế học Hồi giáo không chỉ tồn tại riêng ở những quốc gia Hồi giáo. London đang nổi lên là một trung tâm tài chính lớn cho tài chính Hồi giáo. Các sản phẩm ngân hàng Hồi giáo cũng được sử dụng rộng rãi bởi những người không theo đạo Hồi tại Malaysia. “Đây là một hệ thống thay thế có thể áp dụng cho mọi người. Ai cũng có thể sử dụng dù tôn giáo của họ là gì”, Tiến sỹ Brodjonegoro thuộc Ngân hàng Phát triển Hồi giáo nói.
Những ngân hàng lớn như HSBC của Anh hay Citibank của Mỹ đều đã thiết lập các chi nhánh ngân hàng Hồi giáo và những chi nhánh này đều ăn nên làm ra. Một số ngân hàng đã thành công với tài chính Hồi giáo còn muốn mở rộng phương thức kinh doanh này vượt xa khỏi thị trường tự nhiên ở những nước theo đạo Hồi. Họ tin rằng, hơn khi nào hết, lúc này đang có một thị trường cho những người thuộc các tôn giáo khác chia sẻ những giá trị mà kinh tế học Hồi giáo đem lại.
Nhưng không ít người lại đang lo ngại sự mở rộng này sẽ khiến kinh tế học Hồi giáo không còn giữ được bản sắc.
“Không may, ở một vài góc độ, tài chính Hồi giáo đang chuyển biến tới chỗ ngày càng giống tài chính thông thường. Nếu bạn nhìn vào sự phát triển trong mấy năm gần đây, sẽ thấy tài chính Hồi giáo giống như đang bắt chước phần lớn sản phẩm của tài chính thông thường”, Giáo sư Habib Ahmed, một nhà chức trách trong lĩnh vực tài chính tài chính Hồi giáo nói.
Theo Giáo sư Ahmed, từ trước tới giờ, chưa có thời điểm nào tốt hơn lúc này để đấu tranh cho một mô hình kinh tế khác biệt với mô hình đã dẫn tới sự đổ nát ở Phố Wall. Nhưng ông tin rằng, tài chính Hồi giáo đang dần bị pha loãng.
“Khi mà người ta đi tìm những giải pháp sau lần khủng hoảng này, tài chính Hồi giáo lại đang tiến tới hệ thống đã bị sứt mẻ đó. Tôi nghĩ đã đến lúc tài chính Hồi giáo nên dừng lại và cân nhắc về hướng đi hiện nay”, Giáo sư Ahmed nói thêm.
* Đặc điểm của kinh tế Hồi giáo:
- Luật Sharia của người Hồi giáo cấm áp dụng lãi suất, buôn bán rượu và thịt lợn, kinh doanh bài bạc và các sản phẩm, dịch vụ đồi trụy..
- Đạo Hồi cấm mọi dạng hoạt động kinh tế bị cho là có hại về mặt đạo đức và xã hội. Các cá nhân phải sử dụng thận trọng tài sản của mình, không găm giữ, để nhàn rỗi hay lãng phí tài sản.
- Người theo đạo Hồi có nghĩa vụ đóng góp một phần tài sản của họ cho những bộ phận nghèo túng trong xã hội Hồi giáo.
(Theo BBC)
Vậy tài chính Hồi giáo có điểm gì khác biệt so với tài chính phương Tây thông thường?
Những khác biệt chính
Tiến sỹ Abbas Mirakhor, nguyên Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, kinh tế học Hồi giáo dựa trên nền tảng là sự chỉ giáo của Chúa trời đã có lịch sử từ gần 1.400 trước. Theo ông Mirakhor, ở đây tồn tại “ý thức về đấng sáng tạo tối cao và một hệ thống mà Người đã đem tới”. Trong khi đó, kinh tế học phương Tây không có được điều này. “Đây chính là điểm khác biệt chính giữa hai bên”, ông Mirakhor khẳng định.
Xét trên thực tế, khác biệt quan trọng nhất giữa tài chính Hồi giáo và tài chính phương Tây là lãi suất không được phép áp dụng trong tài chính Hồi giáo. Ngoài ra, mô hình tài chính Hồi giáo cũng không cho phép thực hiện phần lớn những hình thức đầu cơ như quỹ đầu cơ hay nghiệp vụ phái sinh.
“Chúng tôi không công nhận ý tưởng về lãi suất để tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động buôn tiền”, Giáo sư Bambang Brodjonegoro thuộc Ngân hàng Phát triển Hồi giáo lý giải. “Theo quan niệm Hồi giáo, tiền chỉ dành cho các mục đích trao đổi hoặc lưu giữ giá trị, chứ không phải để giao dịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận”, vị giáo sư này nói.
Vậy một ngân hàng Hồi giáo và một khách hàng gửi tiền ở đó có đạt lợi nhuận hay không? Đây là một hệ thống dựa trên tài sản, với những tài sản hữu hình hoặc hàng hóa là trọng tâm. Ở đó có người mua và người bán, không phải là người đi vay và người cho vay. Dưới đây là một so sánh:
Ở Los Angeles, Mỹ, một khách hàng muốn vay tiền để mua xe tìm đến một ngân hàng thông thường và ký kết thỏa thuận vay. Ngân hàng đó giao tiền cho khách. Sau đó, người khách phải trả nợ theo định kỳ, bao gồm cả tiền lãi phát sinh trên khoản vay này.
Trong khi đó, Lahore, Pakistan, một khách hàng có nhu cầu tương tự có thể tới một ngân hàng Hồi giáo để ký hợp đồng mua xe từ ngân hàng. Thay vì giao tiền cho khách vay, ngân hàng Hồi giáo sẽ tự mình mua chiếc xe đó, rồi bán lại cho khách với một mức giá cao hơn. Khách sẽ chấp nhận trả lại số tiền mua xe này theo theo phương thức trả dần định kỳ.
Một trong những nguyên tắc cơ bản ở trọng tâm của kinh tế học Hồi giáo là chia sẻ rủi ro. Ngân hàng và người dân gửi tiền trong đó cùng chia sẻ bất kỳ khoản lợi nhuận nào có được, hay khoản thua lỗ nào phát sinh, từ hoạt động đầu tư.
“Trong thế giới Hồi giáo, chúng tôi đánh giá cao công lao, nên nếu một ai đó làm việc nhiều hơn trong một vụ kinh doanh, họ (ngân hàng) sẽ được chia sẻ lợi ích. Điều quan trọng nhất là sẽ không có ngân hàng nào được chỉ huy tất cả mọi thứ. Cả ngân hàng và người vay tiền đều bình đẳng và họ cùng chia sẻ rủi ro và lợi nhuận”, Tiến sỹ Brodjonegoro cho biết.
Tinh thần bình đẳng này có ý nghĩa quan trọng. Đây là một trong những đặc điểm mang tính quyết định mà những người ủng hộ cho rằng kinh tế học Hồi giáo khác biệt so với kinh tế học phương Tây thông thường. Kinh tế học Hồi giáo cũng nhấn mạnh niềm tin vào việc đem lại lợi ích cho cộng đồng Hồi giáo.
Nguyên Giám đốc điều hành IMF Mirakhor cho biết, quan điểm này hòa cùng “một phong trào hướng tới sự quan tâm nhiều hơn nữa dành cho người khác và lợi ích chung của cộng đồng”. Điều này đối lập với những gì mà ông mô tả là “nền tảng nhỏ hẹp giản đơn của lợi ích cá nhân là động cơ của những tác nhân kinh tế trong hệ thống kinh tế tự do”.
Một lựa chọn thay thế?
Một vài người xem mô hình kinh tế Hồi giáo là một sự lựa chọn thay thế. Một số khác xem đây là một sự bổ sung cho hệ thống đã và đang ngự trị ở thế giới phương Tây.
“Tôi không cho là hệ thống ngân hàng Hồi giáo là một lựa chọn thay thế, để chúng ta chọn bên này hay bên kia. Tôi cho rằng, đây là một loại hình dịch vụ bổ sung, một cách thức cung cấp dịch vụ”, Giáo sư Ekmeleddin Ihsanoglu, Tổng thư ký của Tổ chức Các nước Hồi giáo, nhận định. “Cần phải có một lựa chọn mà ở đó người ta có thể tìm ra những cách thức khác nhau để cùng làm một việc”, ông nói.
Kinh tế học Hồi giáo không chỉ tồn tại riêng ở những quốc gia Hồi giáo. London đang nổi lên là một trung tâm tài chính lớn cho tài chính Hồi giáo. Các sản phẩm ngân hàng Hồi giáo cũng được sử dụng rộng rãi bởi những người không theo đạo Hồi tại Malaysia. “Đây là một hệ thống thay thế có thể áp dụng cho mọi người. Ai cũng có thể sử dụng dù tôn giáo của họ là gì”, Tiến sỹ Brodjonegoro thuộc Ngân hàng Phát triển Hồi giáo nói.
Những ngân hàng lớn như HSBC của Anh hay Citibank của Mỹ đều đã thiết lập các chi nhánh ngân hàng Hồi giáo và những chi nhánh này đều ăn nên làm ra. Một số ngân hàng đã thành công với tài chính Hồi giáo còn muốn mở rộng phương thức kinh doanh này vượt xa khỏi thị trường tự nhiên ở những nước theo đạo Hồi. Họ tin rằng, hơn khi nào hết, lúc này đang có một thị trường cho những người thuộc các tôn giáo khác chia sẻ những giá trị mà kinh tế học Hồi giáo đem lại.
Nhưng không ít người lại đang lo ngại sự mở rộng này sẽ khiến kinh tế học Hồi giáo không còn giữ được bản sắc.
“Không may, ở một vài góc độ, tài chính Hồi giáo đang chuyển biến tới chỗ ngày càng giống tài chính thông thường. Nếu bạn nhìn vào sự phát triển trong mấy năm gần đây, sẽ thấy tài chính Hồi giáo giống như đang bắt chước phần lớn sản phẩm của tài chính thông thường”, Giáo sư Habib Ahmed, một nhà chức trách trong lĩnh vực tài chính tài chính Hồi giáo nói.
Theo Giáo sư Ahmed, từ trước tới giờ, chưa có thời điểm nào tốt hơn lúc này để đấu tranh cho một mô hình kinh tế khác biệt với mô hình đã dẫn tới sự đổ nát ở Phố Wall. Nhưng ông tin rằng, tài chính Hồi giáo đang dần bị pha loãng.
“Khi mà người ta đi tìm những giải pháp sau lần khủng hoảng này, tài chính Hồi giáo lại đang tiến tới hệ thống đã bị sứt mẻ đó. Tôi nghĩ đã đến lúc tài chính Hồi giáo nên dừng lại và cân nhắc về hướng đi hiện nay”, Giáo sư Ahmed nói thêm.
* Đặc điểm của kinh tế Hồi giáo:
- Luật Sharia của người Hồi giáo cấm áp dụng lãi suất, buôn bán rượu và thịt lợn, kinh doanh bài bạc và các sản phẩm, dịch vụ đồi trụy..
- Đạo Hồi cấm mọi dạng hoạt động kinh tế bị cho là có hại về mặt đạo đức và xã hội. Các cá nhân phải sử dụng thận trọng tài sản của mình, không găm giữ, để nhàn rỗi hay lãng phí tài sản.
- Người theo đạo Hồi có nghĩa vụ đóng góp một phần tài sản của họ cho những bộ phận nghèo túng trong xã hội Hồi giáo.
(Theo BBC)