Mở hướng xuất khẩu lao động sang Ba Lan
Hiện Ba Lan rất cần lao động nhập cư để xây dựng, nâng cấp hệ thống sân vận động phục vụ cho Euro 2012
Theo ông Nguyễn Văn Xương - Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan, nước này đang thiếu lao động và có thể tiếp nhận hàng nghìn lao động Việt Nam sang làm việc mỗi năm.
Các ngành nghề lao động mà nước này cần là cơ khí, kỹ thuật máy móc, xây dựng, đóng tàu và may mặc. Đặc biệt, Ba Lan đang cần số lượng lớn lao động làm các nghề thợ nề, hàn, ốp lát, thợ mộc có tay nghề cao để phục vụ việc xây dựng hạ tầng cơ sở cho Giải vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu sẽ diễn ra tại nước này vào năm 2012.
Ba Lan nằm trên lãnh thổ Đông Âu, biên giới phía đông của nước này đồng thời biên giới ngoài của Liên minh châu Âu, tiếp giáp với Ucraina và Belarus. 38 triệu cư dân Ba Lan sống trên diện tích 312.700 km2, dân số giảm dần hàng năm.
Về hành chính, Ba Lan có 16 tỉnh với những đặc điểm khá khác biệt nhau và dưới đó là 379 huyện. Năm 2006, trong số chỗ việc làm thông báo còn trống có đến gần một nửa cần thợ phụ việc và công nhân trong các ngành sản xuất thủ công và các nghề tương tự.
Theo Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, hiện Ba Lan rất cần lao động nhập cư để xây dựng, nâng cấp hệ thống sân vận động phục vụ cho Euro 2012. Cùng với Ucraina, Ba Lan đã được chọn là nước chủ nhà của Euro.
Do gia nhập EU từ năm 2004, hàng nghìn lao động Ba Lan đã đi tìm kiếm việc làm ở các nước Tây Âu, gây ra tình trạng khó khăn trong việc tìm đủ nguồn lao động phục vụ cho việc xây dựng hệ thống sân vận động cần thiết cho Euro 2012.
Ba Lan quyết định tìm nguồn lao động ở nước ngoài, gồm các nghề thợ xây, lợp mái, thợ điều hành cần cẩu, thợ lái máy xúc và một số ngành nghề khác. Ba Lan đang xem xét nghiêm túc việc nhận lao động châu Á để có thể khởi công các công trình. Chính phủ Ba Lan cho biết nước này hiện thiếu khoảng 200.000 lao động lành nghề.
Đối mặt với tình trạng thiếu lao động lành nghề, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và khách sạn, chính phủ Ba Lan đã phát động chiến dịch kêu gọi những lao động lành nghề đang làm việc ở nước ngoài, trong đó có Anh, quay trở về quê hương. Chính phủ Ba Lan sẽ phát tờ rơi tại các trung tâm văn hóa và trụ sở các báo phát hành bằng tiếng Ba Lan trên khắp nước Anh để giới thiệu các chế độ, chính sách ưu đãi giúp đỡ người Ba Lan hồi hương.
Tại Ba Lan thời gian làm việc không vượt quá 8 giờ/ngày; 40 giờ/tuần và 5 ngày một tuần. Sau một tháng làm việc người lao động có quyền nghỉ phép. Nếu thâm niên làm việc ít hơn 10 năm, thì số ngày được nghỉ hàng năm là 20 ngày; thâm niên làm việc tối thiểu từ 10 năm trở lên, số ngày nghỉ là 26 ngày. Chủ doanh nghiệp có trách hiệm bố trí kỳ nghỉ phép cho người lao động ngay trong năm làm việc của họ.
Phần phép còn lại của năm trước phải được thực hiện vào quý đầu tiên của năm tiếp theo. Trường hợp chấm dứt quan hệ lao động, số ngày nghỉ phép còn đọng lại người lao động được thanh toán bằng tiền mặt. Ngoài ra người lao động còn được nghỉ vì mất khả năng lao động do ốm đau, được bác sĩ chứng nhận; nghỉ đi khám bệnh; nghỉ việc riêng vì lý do hiếu, hỷ.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động và Thương binh xã hội Nguyễn Thanh Hòa, buổi làm việc mới đây giữa Bộ với Phó chủ tịch Công ty World Services, một công ty chuyên cung ứng lao động nước ngoài cho các doanh nghiệp của Ba Lan, đã mở ra khả năng hợp tác đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này.
Mở đường cho việc đưa lao động Việt Nam sang Ba Lan, đầu năm 2008 này, Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Hàng không (Airseco) đã mở văn phòng đại diện tại nước này, có nhiệm vụ phụ trách chung thị trường Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovakia. Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Airseco Nguyễn Xuân Vui, Công ty đã bắt đầu tiến hành tuyển và đưa lao động sang Ba Lan với mức phí vừa phải.
Người lao động có thể đi làm việc tại Ba Lan với thời hạn trung bình là 3 năm, với điều kiện tuyển chọn không quá khắt khe, và có mức lương khởi điểm khoảng 5,5 triệu đồng/tháng sau khi đã khấu trừ thuế và bảo hiểm.
Tuy nhiên, cái khó khăn nhất của thị trường này là việc xin visa. Thông thường, lao động nước ngoài khi vào Ba Lan phải xin giấy phép lao động mà các thủ tục xin giấy phép lao động làm việc tại Ba Lan rất rườm rà.
Theo Đại sứ Nguyễn Văn Xương, để tạo bước đột phá trên thị trường xuất khẩu lao động tại Ba Lan, các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu và tiến hành các thủ tục để hỗ trợ người lao động trong việc xin visa sang Ba Lan và mở đường bay thẳng từ Việt Nam sang nước này.
Các ngành nghề lao động mà nước này cần là cơ khí, kỹ thuật máy móc, xây dựng, đóng tàu và may mặc. Đặc biệt, Ba Lan đang cần số lượng lớn lao động làm các nghề thợ nề, hàn, ốp lát, thợ mộc có tay nghề cao để phục vụ việc xây dựng hạ tầng cơ sở cho Giải vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu sẽ diễn ra tại nước này vào năm 2012.
Ba Lan nằm trên lãnh thổ Đông Âu, biên giới phía đông của nước này đồng thời biên giới ngoài của Liên minh châu Âu, tiếp giáp với Ucraina và Belarus. 38 triệu cư dân Ba Lan sống trên diện tích 312.700 km2, dân số giảm dần hàng năm.
Về hành chính, Ba Lan có 16 tỉnh với những đặc điểm khá khác biệt nhau và dưới đó là 379 huyện. Năm 2006, trong số chỗ việc làm thông báo còn trống có đến gần một nửa cần thợ phụ việc và công nhân trong các ngành sản xuất thủ công và các nghề tương tự.
Theo Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, hiện Ba Lan rất cần lao động nhập cư để xây dựng, nâng cấp hệ thống sân vận động phục vụ cho Euro 2012. Cùng với Ucraina, Ba Lan đã được chọn là nước chủ nhà của Euro.
Do gia nhập EU từ năm 2004, hàng nghìn lao động Ba Lan đã đi tìm kiếm việc làm ở các nước Tây Âu, gây ra tình trạng khó khăn trong việc tìm đủ nguồn lao động phục vụ cho việc xây dựng hệ thống sân vận động cần thiết cho Euro 2012.
Ba Lan quyết định tìm nguồn lao động ở nước ngoài, gồm các nghề thợ xây, lợp mái, thợ điều hành cần cẩu, thợ lái máy xúc và một số ngành nghề khác. Ba Lan đang xem xét nghiêm túc việc nhận lao động châu Á để có thể khởi công các công trình. Chính phủ Ba Lan cho biết nước này hiện thiếu khoảng 200.000 lao động lành nghề.
Đối mặt với tình trạng thiếu lao động lành nghề, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và khách sạn, chính phủ Ba Lan đã phát động chiến dịch kêu gọi những lao động lành nghề đang làm việc ở nước ngoài, trong đó có Anh, quay trở về quê hương. Chính phủ Ba Lan sẽ phát tờ rơi tại các trung tâm văn hóa và trụ sở các báo phát hành bằng tiếng Ba Lan trên khắp nước Anh để giới thiệu các chế độ, chính sách ưu đãi giúp đỡ người Ba Lan hồi hương.
Tại Ba Lan thời gian làm việc không vượt quá 8 giờ/ngày; 40 giờ/tuần và 5 ngày một tuần. Sau một tháng làm việc người lao động có quyền nghỉ phép. Nếu thâm niên làm việc ít hơn 10 năm, thì số ngày được nghỉ hàng năm là 20 ngày; thâm niên làm việc tối thiểu từ 10 năm trở lên, số ngày nghỉ là 26 ngày. Chủ doanh nghiệp có trách hiệm bố trí kỳ nghỉ phép cho người lao động ngay trong năm làm việc của họ.
Phần phép còn lại của năm trước phải được thực hiện vào quý đầu tiên của năm tiếp theo. Trường hợp chấm dứt quan hệ lao động, số ngày nghỉ phép còn đọng lại người lao động được thanh toán bằng tiền mặt. Ngoài ra người lao động còn được nghỉ vì mất khả năng lao động do ốm đau, được bác sĩ chứng nhận; nghỉ đi khám bệnh; nghỉ việc riêng vì lý do hiếu, hỷ.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động và Thương binh xã hội Nguyễn Thanh Hòa, buổi làm việc mới đây giữa Bộ với Phó chủ tịch Công ty World Services, một công ty chuyên cung ứng lao động nước ngoài cho các doanh nghiệp của Ba Lan, đã mở ra khả năng hợp tác đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này.
Mở đường cho việc đưa lao động Việt Nam sang Ba Lan, đầu năm 2008 này, Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Hàng không (Airseco) đã mở văn phòng đại diện tại nước này, có nhiệm vụ phụ trách chung thị trường Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovakia. Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Airseco Nguyễn Xuân Vui, Công ty đã bắt đầu tiến hành tuyển và đưa lao động sang Ba Lan với mức phí vừa phải.
Người lao động có thể đi làm việc tại Ba Lan với thời hạn trung bình là 3 năm, với điều kiện tuyển chọn không quá khắt khe, và có mức lương khởi điểm khoảng 5,5 triệu đồng/tháng sau khi đã khấu trừ thuế và bảo hiểm.
Tuy nhiên, cái khó khăn nhất của thị trường này là việc xin visa. Thông thường, lao động nước ngoài khi vào Ba Lan phải xin giấy phép lao động mà các thủ tục xin giấy phép lao động làm việc tại Ba Lan rất rườm rà.
Theo Đại sứ Nguyễn Văn Xương, để tạo bước đột phá trên thị trường xuất khẩu lao động tại Ba Lan, các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu và tiến hành các thủ tục để hỗ trợ người lao động trong việc xin visa sang Ba Lan và mở đường bay thẳng từ Việt Nam sang nước này.