“Mổ xẻ” tín dụng tại Hà Nội
Nếu chủ nợ nước ngoài gặp khó khăn và phải rút vốn về đột ngột thì sẽ có khả năng mất thanh khoản ngoại tệ ở một số đơn vị
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội từ 12 tổ chức tín dụng tại đây cho thấy, đến 31/8/2011, số dư huy động đạt 820.660 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 568.535 tỷ đồng, chiếm trên 1/3 tỷ trọng toàn ngành.
Đây là con số tương đối “đẹp” về hình thức nhưng ẩn trong đó vẫn còn một số vấn đề đáng lưu ý, nhất là những chỉ tiêu quy định tại Nghị quyết 11/NQ-CP.
Tập trung vốn cho sản xuất
Điểm nổi bật trong hoạt động tín dụng từ đầu năm đến nay là thực hiện Nghị quyết 11 nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, đểm nhấn là kiềm chế tăng trưởng tín dụng dưới 20% và đưa dư nợ phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng) xuống 22% đến 30/6 và 16% đến 31/12/2011.
Trong 8 tháng qua, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện nghiêm Nghị quyết 11 của Chính phủ mà đầu tiên là khống chế tăng trưởng tín dụng dưới 20%.
Tính đến hết 8 tháng, tăng trưởng tín dụng của 12 đơn vị đều dưới 20%: đơn vị cao nhất là 16,7% còn thấp nhất như Tienphongbank có mức tăng trưởng âm 4,4%; tỷ lệ nợ xấu của đơn vị cao nhất là 2,82% và thấp nhất là 1,19%.
Thứ hai, các đơn vị tích cực dồn vốn cho sản xuất, hạn chế vốn vay đối với phi sản xuất.
Theo đó, trong tổng số dư nợ đến 31/8 là 568.535 tỷ đồng (tăng 11,49% so với 31/12/2010) thì cho vay các lĩnh vực phi sản xuất đạt 104.238 tỷ đồng, chiếm 18,33% tổng dư nợ của Hà Nội. Trong đó, cho vay tiêu dùng là 61.287 tỷ đồng, chiếm 10,78%; cho vay bất động sản 37.826 tỷ đồng, chiếm 6,65%; cho vay chứng khoán 5.125 tỷ đồng, chiếm 0,9%.
Cũng do chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tích cực rà soát và đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu tín dụng phi sản xuất nên chỉ tính riêng trong 2 tháng (31/8/2011 so với 31/6/2011), dư nợ phi sản xuất giảm được 3.400 tỷ đồng, tương ứng giảm 0,87%.
Còn nếu so 31/8/2011 với 31/12/2010 thì tín dụng phi sản xuất giảm được 1.246 tỷ đồng; trong đó cho vay chứng khoán giảm 269 tỷ; cho vay bất động sản giảm 162 tỷ đồng, dư nợ cho vay tiêu dùng giảm 815 tỷ đồng.
Đặc biệt, sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 02 ngày 7/9/2011, hầu hết đều tích cực huỏng ứng: duy trì lãi suất tiền gửi 14% với VND.
Theo đó, nếu như tính chung 8 tháng, lãi suất huy động (bao gồm khuyến mãi) phổ biến ở khối ngân hàng thương mại nhà nước là 14,5% - 15,5%/năm, khối ngân hàng thương mại cổ phần là 15,5% - 18%/năm thì sau 7/9, hầu hết các đơn vị đã đưa về mức trần 14%/năm.
Ngoài ra, một số đơn vị còn dành hạn mức nhất định cho vay sản xuất, “tam nông”, doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất khẩu với mức 17% - 19%/năm.
Cụ thể, TienphongBank: 1 nghìn tỷ đồng; Habubank: 1.000 tỷ đồng; VPBank dành 3 nghìn tỷ đồng; Techcombank: 2 nghìn tỷ đồng; Bảo Việt: 1 nghìn tỷ đồng; MB: 2 nghìn tỷ đồng: Dầu khí Toàn cầu: 1 nghìn tỷ đồng; VIB: 4 nghìn tỷ đồng; PGBank: 1.600 tỷ đồng và cao nhất là SHB với 5.800 tỷ đồng.
Mối lo từ những con số
Trong bức tranh chung tương đối sáng sủa của tín dụng Hà Nội trong 8 tháng qua thì vẫn còn nổi lên một số vấn đề đáng lưu ý.
Thứ nhất là việc lách chỉ tiêu khống chế tăng trưởng tín dụng dưới 20% bằng hình thức đầu tư ủy thác, mua trái phiếu doanh nghiệp.
Số liệu cho thấy, doanh số đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của đơn vị thấp nhất là 4.420 tỷ đồng, tăng 2.150 tỷ đồng và cao nhất lên tới 17.923 tỷ đồng, tăng 7.786 tỷ đồng so với 31/5/2011.
Đầu tư trái phiếu của tổ chức tín dụng cũng tương tự. Đơn vị đầu tư cao nhất là 23.450 tỷ đồng, giảm 222 tỷ đồng, còn đơn vị đầu tư thấp nhất cũng 6.849 tỷ đồng, tăng 2.695 tỷ đồng so với so với 31/5/2011.
Cùng đó, ủy thác đầu tư cũng khá phức tạp. Đơn vị cao nhất là 15.700 tỷ đồng, giảm 2.020 tỷ đồng và thấp nhất là 2.644 tỷ đồng, tăng 200 tỷ đồng so với 31/5/2011.
Thứ hai, việc chấp hành tỷ trọng cho vay phi sản xuất ở một số ngân hàng thương mại đối với chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước diễn biến phức tạp.
Cụ thể, nếu như tại thời điểm 30/6/2011, tỷ trọng dư nợ phi sản xuất của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng đang là 28,2% thì đến 30/8/2011, con số này được kéo về 20,4%, giảm 7,8% trong vòng 2 tháng. Ngược lại, VIB tỷ trọng đến 30/6 là 21,5% nhưng đến 31/8 đã tăng lên mức 25,3%.
Ngoài ra, một số tổ chức tín dụng đã rất khéo đưa tỷ trọng tín dụng phi sản xuất về dưới “vạch” 22% của thời hạn 30/6, như Dầu khí Toàn cầu 21,9%, Techcombank: 21,9%; Bảo Việt: 21,6%.
Qua số liệu trên cho thấy, một là, đáng lẽ Ngân hàng Nhà nước phải xử lý nghiêm túc với trường hợp có tỷ trọng dư nợ phi sản xuất vượt 22% đến 30/6 thì đến nay vẫn chưa.
Hai là, những trường hợp khéo léo đưa tỷ trọng tín dụng phi sản xuất về dưới 22% vào thời điểm 30/6 nhưng chỉ trong hai tháng sau đó, đã tăng lên rất nhanh hoặc giảm rất nhanh. Việc tăng giảm bất thường như vậy, không thể không làm rõ nguyên nhân để khẳng định có hay không việc hợp thức hóa số liệu để đối phó với hoạt động thanh kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ hai là vấn đề dư nợ cho vay ngoại tệ. Từ 31/8/2011 so với 31/12/2010, trong khi dư nợ VND chỉ tăng 6,94% thì dư nợ ngoại tệ tăng 21,79%. Liên quan đến vấn đề này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, tính đến 7/9/2011, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ toàn hệ thống khoảng 25% và với đà tăng đó, dự báo đến hết năm, sẽ lên tới 30%.
Sự nguy hiểm ở chỗ, hầu hết các ngân hàng đều sử dụng vượt nguồn 100% đã từ lâu và phần cho vay vượt nguồn chủ yếu từ vay nợ nước ngoài. Nếu xét góc độ thanh khoản toàn hệ thống thì hiện tại, cân đối giữa nguồn có và sử dụng nguồn vẫn dương trên 3 tỷ USD; vả lại, đến cuối năm, với tốc độ thu hồi nợ lên cao thì con số trên sẽ xấp xỉ khoảng 5 tỷ USD và nhờ đó, thanh khoản trước mắt chưa đáng lo ngại.
Tuy nhiên, tình hình tài chính thế giới đang diễn biến rất phức tạp: khủng hoảng nợ công ở châu Âu đang ở mức báo động; kinh tế Mỹ dự báo tiếp tục suy thoái. Vì thế, nếu chủ nợ nước ngoài gặp khó khăn và phải rút vốn về đột ngột thì sẽ có khả năng mất thanh khoản ngoại tệ ở một số đơn vị.
Hiện, Ngân hàng Nhà nước đang gấp rút hoàn chỉnh sửa đổi Thông tư 07 theo hướng khuyến khích cho vay đối tượng có nguồn thu ngoại tệ; còn đối tượng không có nguồn thu ngoại tệ thì hạn chế đến mức tối đa nếu như không nói là triệt để; để chuyển sang quan hệ mua bán, hỗ trợ cho chính sách đưa lãi suất ngoại tệ xuống thấp hơn mức hiện nay mà Ngân hàng Nhà nước đang nỗ lực thực hiện.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia ngân hàng khuyến cáo, các tổ chức tín dụng phải tích cực thu hồi nợ ngoại tệ; đồng thời không nên ỷ lại vào tuyên bố “giữ tỷ giá biến động thêm 1% từ nay đến hết năm” của Ngân hàng Nhà nước để cho vay tràn lan, nhằm giữ an toàn thanh khoản ngoại tệ cho mình và tránh tạo áp lực lên chính sách bình ổn tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước.
Đây là con số tương đối “đẹp” về hình thức nhưng ẩn trong đó vẫn còn một số vấn đề đáng lưu ý, nhất là những chỉ tiêu quy định tại Nghị quyết 11/NQ-CP.
Tập trung vốn cho sản xuất
Điểm nổi bật trong hoạt động tín dụng từ đầu năm đến nay là thực hiện Nghị quyết 11 nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, đểm nhấn là kiềm chế tăng trưởng tín dụng dưới 20% và đưa dư nợ phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng) xuống 22% đến 30/6 và 16% đến 31/12/2011.
Trong 8 tháng qua, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện nghiêm Nghị quyết 11 của Chính phủ mà đầu tiên là khống chế tăng trưởng tín dụng dưới 20%.
Tính đến hết 8 tháng, tăng trưởng tín dụng của 12 đơn vị đều dưới 20%: đơn vị cao nhất là 16,7% còn thấp nhất như Tienphongbank có mức tăng trưởng âm 4,4%; tỷ lệ nợ xấu của đơn vị cao nhất là 2,82% và thấp nhất là 1,19%.
Thứ hai, các đơn vị tích cực dồn vốn cho sản xuất, hạn chế vốn vay đối với phi sản xuất.
Theo đó, trong tổng số dư nợ đến 31/8 là 568.535 tỷ đồng (tăng 11,49% so với 31/12/2010) thì cho vay các lĩnh vực phi sản xuất đạt 104.238 tỷ đồng, chiếm 18,33% tổng dư nợ của Hà Nội. Trong đó, cho vay tiêu dùng là 61.287 tỷ đồng, chiếm 10,78%; cho vay bất động sản 37.826 tỷ đồng, chiếm 6,65%; cho vay chứng khoán 5.125 tỷ đồng, chiếm 0,9%.
Cũng do chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tích cực rà soát và đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu tín dụng phi sản xuất nên chỉ tính riêng trong 2 tháng (31/8/2011 so với 31/6/2011), dư nợ phi sản xuất giảm được 3.400 tỷ đồng, tương ứng giảm 0,87%.
Còn nếu so 31/8/2011 với 31/12/2010 thì tín dụng phi sản xuất giảm được 1.246 tỷ đồng; trong đó cho vay chứng khoán giảm 269 tỷ; cho vay bất động sản giảm 162 tỷ đồng, dư nợ cho vay tiêu dùng giảm 815 tỷ đồng.
Đặc biệt, sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 02 ngày 7/9/2011, hầu hết đều tích cực huỏng ứng: duy trì lãi suất tiền gửi 14% với VND.
Theo đó, nếu như tính chung 8 tháng, lãi suất huy động (bao gồm khuyến mãi) phổ biến ở khối ngân hàng thương mại nhà nước là 14,5% - 15,5%/năm, khối ngân hàng thương mại cổ phần là 15,5% - 18%/năm thì sau 7/9, hầu hết các đơn vị đã đưa về mức trần 14%/năm.
Ngoài ra, một số đơn vị còn dành hạn mức nhất định cho vay sản xuất, “tam nông”, doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất khẩu với mức 17% - 19%/năm.
Cụ thể, TienphongBank: 1 nghìn tỷ đồng; Habubank: 1.000 tỷ đồng; VPBank dành 3 nghìn tỷ đồng; Techcombank: 2 nghìn tỷ đồng; Bảo Việt: 1 nghìn tỷ đồng; MB: 2 nghìn tỷ đồng: Dầu khí Toàn cầu: 1 nghìn tỷ đồng; VIB: 4 nghìn tỷ đồng; PGBank: 1.600 tỷ đồng và cao nhất là SHB với 5.800 tỷ đồng.
Mối lo từ những con số
Trong bức tranh chung tương đối sáng sủa của tín dụng Hà Nội trong 8 tháng qua thì vẫn còn nổi lên một số vấn đề đáng lưu ý.
Thứ nhất là việc lách chỉ tiêu khống chế tăng trưởng tín dụng dưới 20% bằng hình thức đầu tư ủy thác, mua trái phiếu doanh nghiệp.
Số liệu cho thấy, doanh số đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của đơn vị thấp nhất là 4.420 tỷ đồng, tăng 2.150 tỷ đồng và cao nhất lên tới 17.923 tỷ đồng, tăng 7.786 tỷ đồng so với 31/5/2011.
Đầu tư trái phiếu của tổ chức tín dụng cũng tương tự. Đơn vị đầu tư cao nhất là 23.450 tỷ đồng, giảm 222 tỷ đồng, còn đơn vị đầu tư thấp nhất cũng 6.849 tỷ đồng, tăng 2.695 tỷ đồng so với so với 31/5/2011.
Cùng đó, ủy thác đầu tư cũng khá phức tạp. Đơn vị cao nhất là 15.700 tỷ đồng, giảm 2.020 tỷ đồng và thấp nhất là 2.644 tỷ đồng, tăng 200 tỷ đồng so với 31/5/2011.
Thứ hai, việc chấp hành tỷ trọng cho vay phi sản xuất ở một số ngân hàng thương mại đối với chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước diễn biến phức tạp.
Cụ thể, nếu như tại thời điểm 30/6/2011, tỷ trọng dư nợ phi sản xuất của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng đang là 28,2% thì đến 30/8/2011, con số này được kéo về 20,4%, giảm 7,8% trong vòng 2 tháng. Ngược lại, VIB tỷ trọng đến 30/6 là 21,5% nhưng đến 31/8 đã tăng lên mức 25,3%.
Ngoài ra, một số tổ chức tín dụng đã rất khéo đưa tỷ trọng tín dụng phi sản xuất về dưới “vạch” 22% của thời hạn 30/6, như Dầu khí Toàn cầu 21,9%, Techcombank: 21,9%; Bảo Việt: 21,6%.
Qua số liệu trên cho thấy, một là, đáng lẽ Ngân hàng Nhà nước phải xử lý nghiêm túc với trường hợp có tỷ trọng dư nợ phi sản xuất vượt 22% đến 30/6 thì đến nay vẫn chưa.
Hai là, những trường hợp khéo léo đưa tỷ trọng tín dụng phi sản xuất về dưới 22% vào thời điểm 30/6 nhưng chỉ trong hai tháng sau đó, đã tăng lên rất nhanh hoặc giảm rất nhanh. Việc tăng giảm bất thường như vậy, không thể không làm rõ nguyên nhân để khẳng định có hay không việc hợp thức hóa số liệu để đối phó với hoạt động thanh kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ hai là vấn đề dư nợ cho vay ngoại tệ. Từ 31/8/2011 so với 31/12/2010, trong khi dư nợ VND chỉ tăng 6,94% thì dư nợ ngoại tệ tăng 21,79%. Liên quan đến vấn đề này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, tính đến 7/9/2011, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ toàn hệ thống khoảng 25% và với đà tăng đó, dự báo đến hết năm, sẽ lên tới 30%.
Sự nguy hiểm ở chỗ, hầu hết các ngân hàng đều sử dụng vượt nguồn 100% đã từ lâu và phần cho vay vượt nguồn chủ yếu từ vay nợ nước ngoài. Nếu xét góc độ thanh khoản toàn hệ thống thì hiện tại, cân đối giữa nguồn có và sử dụng nguồn vẫn dương trên 3 tỷ USD; vả lại, đến cuối năm, với tốc độ thu hồi nợ lên cao thì con số trên sẽ xấp xỉ khoảng 5 tỷ USD và nhờ đó, thanh khoản trước mắt chưa đáng lo ngại.
Tuy nhiên, tình hình tài chính thế giới đang diễn biến rất phức tạp: khủng hoảng nợ công ở châu Âu đang ở mức báo động; kinh tế Mỹ dự báo tiếp tục suy thoái. Vì thế, nếu chủ nợ nước ngoài gặp khó khăn và phải rút vốn về đột ngột thì sẽ có khả năng mất thanh khoản ngoại tệ ở một số đơn vị.
Hiện, Ngân hàng Nhà nước đang gấp rút hoàn chỉnh sửa đổi Thông tư 07 theo hướng khuyến khích cho vay đối tượng có nguồn thu ngoại tệ; còn đối tượng không có nguồn thu ngoại tệ thì hạn chế đến mức tối đa nếu như không nói là triệt để; để chuyển sang quan hệ mua bán, hỗ trợ cho chính sách đưa lãi suất ngoại tệ xuống thấp hơn mức hiện nay mà Ngân hàng Nhà nước đang nỗ lực thực hiện.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia ngân hàng khuyến cáo, các tổ chức tín dụng phải tích cực thu hồi nợ ngoại tệ; đồng thời không nên ỷ lại vào tuyên bố “giữ tỷ giá biến động thêm 1% từ nay đến hết năm” của Ngân hàng Nhà nước để cho vay tràn lan, nhằm giữ an toàn thanh khoản ngoại tệ cho mình và tránh tạo áp lực lên chính sách bình ổn tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước.