“Mổ xẻ” yếu kém trong điều hành của Chính phủ
Trước Quốc hội, Thủ tướng đã thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém, bất cập trong quản lý, điều hành của Chính phủ
Ngày 6/5, phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đây là kỳ họp giữa năm nhưng có khối lượng công việc rất lớn, quyết định những vấn đề quan trọng, cấp bách liên quan chặt chẽ tới những biến động lớn trong đời sống kinh tế - xã hội đất nước thời gian qua.
Những vấn đề quan trọng, cấp bách đó được thể hiện cụ thể trong Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển năm 2007, 4 tháng đầu năm 2008.
Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém, bất cập trong quản lý, điều hành của Chính phủ, cùng với những yếu kém nội sinh của nền kinh tế đã làm cho kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động bất lợi từ bên ngoài.
Đó là sai lầm trong việc thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng trong nhiều năm, nhất là trong năm 2007, làm tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng tăng cao, gây áp lực trực tiếp đến lạm phát...
Chi đầu tư từ khu vực nhà nước còn lớn và hiệu quả thấp. Tình trạng này cũng diễn ra khá phổ biến trong việc đầu tư của nhiều doanh nghiệp Nhà nước và trong sử dụng tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
Trong khi đó, vai trò của Nhà nước trong quản lý thị trường và quản lý giá cả, quản lý xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập, yếu kém; chậm đề ra các chính sách thích hợp, có hiệu quả để quản lý và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các hoạt động này. Việc kiên trì thực hiện giá cả theo cơ chế thị trường là chủ trương đúng đắn và cần thiết, nhưng trong điều hành, có lúc, có việc chưa thật hợp lý, các giải pháp chống đầu cơ, buôn lậu hiệu quả chưa cao.
Công tác nghiên cứu dự báo và thông tin thị trường chưa được coi trọng đúng mức, năng lực tham mưu tổng hợp về kinh tế vĩ mô chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý điều hành.
Trước Quốc hội, Thủ tướng chính thức đề nghị xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng cả năm 2008 ở mức khoảng 7%; tích cực phấn đấu kiềm chế lạm phát và tốc độ tăng giá; bằng các giải pháp tổng hợp đưa tốc độ tăng giá tiêu dùng theo hướng giảm dần.
Hàng loạt những biện pháp rà soát, giảm trừ, điều chính, đình hoãn những khoản thu - chi, vốn đầu tư, chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng... được Thủ tướng đề cập trong 8 nhóm giải pháp lớn năm 2008.
Chính phủ chủ trương 8 tháng còn lại tiếp tục thực hiện chính sách tài chính chặt chẽ theo hướng hết sức tiết kiệm chi, giảm dần bội chi ngân sách, phấn đấu thu ngân sách Nhà nước vượt dự toán tối thiểu 5%. Các ngành, các cấp, doanh nghiệp Nhà nước thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên, cắt giảm các khoản chi cho các nhiệm vụ không thật cấp bách.
Không điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư ngân sách Nhà nước 2008 đã giao theo mặt bằng giá mới, chỉ bổ sung kinh phí ngoài dự toán đối với các nhiệm vụ cấp bách về an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
Rà soát, sắp xếp lại các dự án đầu tư theo hướng: đình hoãn khởi công các dự án không có trong quy hoạch hoặc chưa đủ thủ tục đầu tư xây dựng, giãn tiến độ các dự án được phê duyệt hoàn thành từ năm 2007 trở về trước, nhưng đã kéo dài thời gian thi công và đến hết 2007 mới bố trí được dưới 50% vốn, cắt giảm khoảng 25% nguồn vốn trái phiếu Chính phủ trong kế hoạch 2008... để tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm quốc gia và các công trình có khả năng đưa vào sử dụng trong năm nay và năm 2009.
Chính sách tiền tệ sẽ được thắt chặt theo hướng kiểm soát chặt chẽ việc tăng tổng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ tín dụng, nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động lành mạnh của các ngân hàng.
Đồng thời, Chính phủ sẽ quyết liệt hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh phát triển sản xuất, dịch vụ và thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu; bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá; tăng cường quản lý thị trường, giá cả; chống đầu cơ, buôn lậu.
Đặc biệt, Chính phủ cũng chú trọng hơn trong việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nhất là với các đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng từ đột biến giá cả và thiên tai, dịch bệnh...
Những vấn đề quan trọng, cấp bách đó được thể hiện cụ thể trong Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển năm 2007, 4 tháng đầu năm 2008.
Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém, bất cập trong quản lý, điều hành của Chính phủ, cùng với những yếu kém nội sinh của nền kinh tế đã làm cho kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động bất lợi từ bên ngoài.
Đó là sai lầm trong việc thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng trong nhiều năm, nhất là trong năm 2007, làm tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng tăng cao, gây áp lực trực tiếp đến lạm phát...
Chi đầu tư từ khu vực nhà nước còn lớn và hiệu quả thấp. Tình trạng này cũng diễn ra khá phổ biến trong việc đầu tư của nhiều doanh nghiệp Nhà nước và trong sử dụng tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
Trong khi đó, vai trò của Nhà nước trong quản lý thị trường và quản lý giá cả, quản lý xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập, yếu kém; chậm đề ra các chính sách thích hợp, có hiệu quả để quản lý và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các hoạt động này. Việc kiên trì thực hiện giá cả theo cơ chế thị trường là chủ trương đúng đắn và cần thiết, nhưng trong điều hành, có lúc, có việc chưa thật hợp lý, các giải pháp chống đầu cơ, buôn lậu hiệu quả chưa cao.
Công tác nghiên cứu dự báo và thông tin thị trường chưa được coi trọng đúng mức, năng lực tham mưu tổng hợp về kinh tế vĩ mô chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý điều hành.
Trước Quốc hội, Thủ tướng chính thức đề nghị xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng cả năm 2008 ở mức khoảng 7%; tích cực phấn đấu kiềm chế lạm phát và tốc độ tăng giá; bằng các giải pháp tổng hợp đưa tốc độ tăng giá tiêu dùng theo hướng giảm dần.
Hàng loạt những biện pháp rà soát, giảm trừ, điều chính, đình hoãn những khoản thu - chi, vốn đầu tư, chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng... được Thủ tướng đề cập trong 8 nhóm giải pháp lớn năm 2008.
Chính phủ chủ trương 8 tháng còn lại tiếp tục thực hiện chính sách tài chính chặt chẽ theo hướng hết sức tiết kiệm chi, giảm dần bội chi ngân sách, phấn đấu thu ngân sách Nhà nước vượt dự toán tối thiểu 5%. Các ngành, các cấp, doanh nghiệp Nhà nước thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên, cắt giảm các khoản chi cho các nhiệm vụ không thật cấp bách.
Không điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư ngân sách Nhà nước 2008 đã giao theo mặt bằng giá mới, chỉ bổ sung kinh phí ngoài dự toán đối với các nhiệm vụ cấp bách về an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
Rà soát, sắp xếp lại các dự án đầu tư theo hướng: đình hoãn khởi công các dự án không có trong quy hoạch hoặc chưa đủ thủ tục đầu tư xây dựng, giãn tiến độ các dự án được phê duyệt hoàn thành từ năm 2007 trở về trước, nhưng đã kéo dài thời gian thi công và đến hết 2007 mới bố trí được dưới 50% vốn, cắt giảm khoảng 25% nguồn vốn trái phiếu Chính phủ trong kế hoạch 2008... để tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm quốc gia và các công trình có khả năng đưa vào sử dụng trong năm nay và năm 2009.
Chính sách tiền tệ sẽ được thắt chặt theo hướng kiểm soát chặt chẽ việc tăng tổng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ tín dụng, nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động lành mạnh của các ngân hàng.
Đồng thời, Chính phủ sẽ quyết liệt hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh phát triển sản xuất, dịch vụ và thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu; bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá; tăng cường quản lý thị trường, giá cả; chống đầu cơ, buôn lậu.
Đặc biệt, Chính phủ cũng chú trọng hơn trong việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nhất là với các đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng từ đột biến giá cả và thiên tai, dịch bệnh...