“Mobile, Internet sẽ là động lực thay đổi chính ở Việt Nam”
Theo Phó tổng giám đốc VNG Vương Quang Khải, ngành công nghệ Việt Nam hiện đang thiếu nhất niềm tin
Khi được đề nghị bình chọn ra 5 sản phẩm công nghệ tiêu biểu do người Việt làm ra trong năm 2014 vừa qua, với tư cách là một người làm và kinh doanh công nghệ, Phó tổng giám đốc VNG Vương Quang Khải cho biết sẽ chỉ chọn 3 sản phẩm.
Đó là Flappy Bird - sản phẩm công nghệ Việt Nam đầu tiên nổi tiếng thế giới, Zalo - được cộng đồng đón nhận với hơn 20 triệu người dùng, SmartHome - được Bkav đầu tư bài bản nhiều năm để chuẩn bị cho làn sóng Internet of Things.
Theo ông Khải, cả ba sản phẩm trên đều thành công trong việc bắt nhịp với các xu hướng mới nhất trên thế giới, nhưng lại là kết quả của những nỗ lực lâu dài, niềm tin lãng mạn hay thậm chí “gàn dở” của một vài người làm kỹ thuật.
Năm 2014 đối với cá nhân ông và VNG là thành công hay thất bại? Đề nghị ông chia sẻ những gì đã và chưa làm được năm vừa qua trên hành trình theo đuổi điều mà ông đã từng mô tả trong một phỏng vấn gần đây là “giấc mơ lãng mạn về một Việt Nam công nghệ”, sản xuất ra những sản phẩm công nghệ riêng cho người Việt?
Khi một sản phẩm công nghệ Việt Nam xuất hiện thì phản ứng đầu tiên của cộng đồng thường sẽ là sự nghi hoặc.
Vì thế, khó khăn lớn nhất với chúng tôi thời gian vừa qua có lẽ là áp lực hoàn thiện OTT để cạnh trông với các công ty nước ngoài trong bối cảnh xung quông không ai tin tưởng.
Xây dựng sản phẩm tốt đã khó, nhưng để nó thực sự được cộng đồng đón nhận đặt đội ngũ Zalo dưới những sức ép nặng nề. Chúng tôi chỉ bắt đầu tự tin khi Zalo đạt mốc 20 triệu người dùng, tăng trưởng gần gấp ba so với 2013. Thách thức tiếp theo sẽ là phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền OTT.
Trong khi đó, 2014 cũng là năm mà các ông lớn thế giới ào ạt chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Doanh thu 2014 của Google và Facebook tại Việt Nam lần lượt là 55 và 82 triệu USD. Hai đại công ty này chiếm hơn 70% thị trường quảng cáo online, bỏ xa các đối thủ nội. Ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam đang đứng trước một một thách thức lớn. Nếu mất nguồn doanh thu ổn định, các doanh nghiệp Việt sẽ khó có thể đầu tư cho cuộc chơi dài hạn.
VNG từng được biết đến một cách rộng rãi như là một công ty kinh doanh game trực tuyến. Nếu để mô tả một cách ngắn gọn về chiến lược phát triển của VNG tới đây, ông sẽ nói gì?
Cách đây đúng 8 năm, tôi từ Mỹ trở về Việt Nam, vì đồng cảm với một bài báo lúc đó của ông Lê Hồng Minh (CEO VNG) với câu kết: “Chúng tôi muốn đóng góp một phần trong sự thay đổi tích cực đang diễn ra từng ngày tại Việt Nam thông qua việc phát triển thị trường dịch vụ Internet. Những người trẻ tại VNG có một khát vọng muốn được tạo ra những sản phẩm mới với những giá trị tích cực, phục vụ cho thị trường Internet rộng lớn tại Việt Nam”.
VNG tin tưởng rằng Internet đã, đang và sẽ thay đổi sâu sắc cuộc sống con người, tạo ra những giá trị mới và mở ra những thị trường mới. Vì thế, chiến lược của chúng tôi là đầu tư vào các dịch vụ Intenet cơ bản nhất mà người dân sử dụng hàng ngày, dù đó là nghe nhạc, đọc báo, chơi game hay mạng xã hội, OTT...
Trong thời điểm hiện tại thì smartphone với các ứng dụng di động đang là điểm nóng nhất của cuộc cách mạng Internet và VNG đang nỗ lực phát triển các dịch vụ cho nền tảng này.
Nhiều người nói rằng, cuộc cách mạng công nghệ Internet đã thậm chí thay đổi cách chúng ta tư duy. Theo ông, làn sóng mobile, smartphone sẽ tạo ra những thay đổi nào tới đây trên thị trường công nghệ, giải trí, thông tin nói riêng và các hoạt động kinh tế khác nói chung?
Khác với máy tính PC trước kia, smartphone là vật dụng mà chúng ta mang theo mình mọi nơi, mọi lúc. GPS cho phép định vị vị trí địa lý một cách chính xác. Việc kết nối với thẻ thanh toán giúp thực hiện dễ dàng các giao dịch thương mại.
Ba yếu tố nói trên cho phép tạo ra các ứng dụng mobile kết nối xuyên suốt từ online sang offline. Vai trò của Internet trở nên tự nhiên đến mức, online không còn là cuộc sống ảo, online chính là cuộc sống.
Có lẽ ví dụ sáng giá nhất của làn sóng mobile là ứng dụng Uber. Đây là sự kết hợp hoàn hảo của cả ba yếu tố: di động bên mình, xác định vị trí, thanh toán trực tuyến.
Uber được định giá lên tới 40 tỉ USD, cao hơn cả ngành công nghiệp taxi. Mọi thứ mới chỉ khởi đầu, và chúng ta sẽ sớm thấy xuất hiện nhiều ứng dụng cách mạng tương tự, thách thức các ngành công nghiệp truyền thống.
Ông dự báo về những xu hướng phát triển công nghệ điển hình nào sẽ có tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam trong năm 2015 này? Và vì sao?
Đi cùng xu hướng thế giới, mobile và Internet sẽ là động lực thay đổi chính ở Việt Nam trong thời gian tới.
Hiện nay, chúng ta đã bắt đầu vào Facebook thay cho đọc báo, xem Youtube thay cho TV. Các cửa hàng đã bán hàng thông qua mạng xã hội, liên lạc với khách sử dụng OTT.
Theo dự đoán của chúng tôi, số lượng smartphone ở Việt Nam sẽ đạt tới 40 triệu vào cuối năm nay. Chiếc điện thoại có thể sẽ là thiết bị đầu tiên mà nhiều người dân dùng để truy cập vào thế giới thông tin, tiện ích, giải trí vô tận của Internet.
Làn sóng thay đổi này sẽ là thách thức lớn cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, khi phải chạy đua cùng những người khổng lồ quốc tế hơn hẳn về kinh nghiệm, trình độ, cũng như tiềm lực tài chính.
Theo ông, những người làm công nghệ ở Việt Nam hiện nay đang thiếu gì? Thiếu ý tưởng, thiếu đào tạo, kinh nghiệm, mối quan hệ, tài chính, chính sách hỗ trợ, hay thiếu niềm tin?
Cái thiếu đáng tiếc nhất là có lẽ là thiếu niềm tin.
Bkav Smarthome vừa được giới thiệu đã bị “ném đá” không thương tiếc, dù hầu hết mọi người không hiểu về sản phẩm này và chưa có cơ hội trải nghiệm.
Flappy Bird nếu không nổi tiếng thế giới, thì chắc chắn không có cơ hội ở trong nước.
Còn cách đây 5 năm, khi Zing bày tỏ mong muốn cạnh tranh với Yahoo ở Việt Nam, thì cũng bị cho là viển vông, không tưởng.
Chúng ta đã tự ti đến độ, bất cứ ai, nếu bày tỏ ước mơ mong muốn làm ra những sản phẩm tốt, chất lượng quốc tế thì đều bị kỳ thị.
Nếu được ủng hộ, tạo điều kiện với những chính sách tốt, chắc chắn Việt Nam sẽ có những doanh nghiệp công nghệ lớn mạnh, bước đầu là để phục vụ thị trường trong nước, và tiến tới cung cấp ra nước ngoài.
Nếu có một lời chia sẻ đầu xuân cho những người Việt Nam trẻ tuổi đang cùng theo đuổi giấc mơ công nghệ, ông sẽ nói gì với họ?
Tôi nghĩ rằng niềm tin và sự lãng mạn là hai yếu tố rất cần thiết để theo đuổi giấc mơ công nghệ cho Việt Nam.
Niềm tin vào sức mạnh của Internet để thay đổi cuộc sống, và sự lãng mạn để kiên trì đi đến cùng con đường đã chọn.
Đó là Flappy Bird - sản phẩm công nghệ Việt Nam đầu tiên nổi tiếng thế giới, Zalo - được cộng đồng đón nhận với hơn 20 triệu người dùng, SmartHome - được Bkav đầu tư bài bản nhiều năm để chuẩn bị cho làn sóng Internet of Things.
Theo ông Khải, cả ba sản phẩm trên đều thành công trong việc bắt nhịp với các xu hướng mới nhất trên thế giới, nhưng lại là kết quả của những nỗ lực lâu dài, niềm tin lãng mạn hay thậm chí “gàn dở” của một vài người làm kỹ thuật.
Năm 2014 đối với cá nhân ông và VNG là thành công hay thất bại? Đề nghị ông chia sẻ những gì đã và chưa làm được năm vừa qua trên hành trình theo đuổi điều mà ông đã từng mô tả trong một phỏng vấn gần đây là “giấc mơ lãng mạn về một Việt Nam công nghệ”, sản xuất ra những sản phẩm công nghệ riêng cho người Việt?
Khi một sản phẩm công nghệ Việt Nam xuất hiện thì phản ứng đầu tiên của cộng đồng thường sẽ là sự nghi hoặc.
Vì thế, khó khăn lớn nhất với chúng tôi thời gian vừa qua có lẽ là áp lực hoàn thiện OTT để cạnh trông với các công ty nước ngoài trong bối cảnh xung quông không ai tin tưởng.
Xây dựng sản phẩm tốt đã khó, nhưng để nó thực sự được cộng đồng đón nhận đặt đội ngũ Zalo dưới những sức ép nặng nề. Chúng tôi chỉ bắt đầu tự tin khi Zalo đạt mốc 20 triệu người dùng, tăng trưởng gần gấp ba so với 2013. Thách thức tiếp theo sẽ là phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền OTT.
Trong khi đó, 2014 cũng là năm mà các ông lớn thế giới ào ạt chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Doanh thu 2014 của Google và Facebook tại Việt Nam lần lượt là 55 và 82 triệu USD. Hai đại công ty này chiếm hơn 70% thị trường quảng cáo online, bỏ xa các đối thủ nội. Ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam đang đứng trước một một thách thức lớn. Nếu mất nguồn doanh thu ổn định, các doanh nghiệp Việt sẽ khó có thể đầu tư cho cuộc chơi dài hạn.
VNG từng được biết đến một cách rộng rãi như là một công ty kinh doanh game trực tuyến. Nếu để mô tả một cách ngắn gọn về chiến lược phát triển của VNG tới đây, ông sẽ nói gì?
Cách đây đúng 8 năm, tôi từ Mỹ trở về Việt Nam, vì đồng cảm với một bài báo lúc đó của ông Lê Hồng Minh (CEO VNG) với câu kết: “Chúng tôi muốn đóng góp một phần trong sự thay đổi tích cực đang diễn ra từng ngày tại Việt Nam thông qua việc phát triển thị trường dịch vụ Internet. Những người trẻ tại VNG có một khát vọng muốn được tạo ra những sản phẩm mới với những giá trị tích cực, phục vụ cho thị trường Internet rộng lớn tại Việt Nam”.
VNG tin tưởng rằng Internet đã, đang và sẽ thay đổi sâu sắc cuộc sống con người, tạo ra những giá trị mới và mở ra những thị trường mới. Vì thế, chiến lược của chúng tôi là đầu tư vào các dịch vụ Intenet cơ bản nhất mà người dân sử dụng hàng ngày, dù đó là nghe nhạc, đọc báo, chơi game hay mạng xã hội, OTT...
Trong thời điểm hiện tại thì smartphone với các ứng dụng di động đang là điểm nóng nhất của cuộc cách mạng Internet và VNG đang nỗ lực phát triển các dịch vụ cho nền tảng này.
Nhiều người nói rằng, cuộc cách mạng công nghệ Internet đã thậm chí thay đổi cách chúng ta tư duy. Theo ông, làn sóng mobile, smartphone sẽ tạo ra những thay đổi nào tới đây trên thị trường công nghệ, giải trí, thông tin nói riêng và các hoạt động kinh tế khác nói chung?
Khác với máy tính PC trước kia, smartphone là vật dụng mà chúng ta mang theo mình mọi nơi, mọi lúc. GPS cho phép định vị vị trí địa lý một cách chính xác. Việc kết nối với thẻ thanh toán giúp thực hiện dễ dàng các giao dịch thương mại.
Ba yếu tố nói trên cho phép tạo ra các ứng dụng mobile kết nối xuyên suốt từ online sang offline. Vai trò của Internet trở nên tự nhiên đến mức, online không còn là cuộc sống ảo, online chính là cuộc sống.
Có lẽ ví dụ sáng giá nhất của làn sóng mobile là ứng dụng Uber. Đây là sự kết hợp hoàn hảo của cả ba yếu tố: di động bên mình, xác định vị trí, thanh toán trực tuyến.
Uber được định giá lên tới 40 tỉ USD, cao hơn cả ngành công nghiệp taxi. Mọi thứ mới chỉ khởi đầu, và chúng ta sẽ sớm thấy xuất hiện nhiều ứng dụng cách mạng tương tự, thách thức các ngành công nghiệp truyền thống.
Ông dự báo về những xu hướng phát triển công nghệ điển hình nào sẽ có tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam trong năm 2015 này? Và vì sao?
Đi cùng xu hướng thế giới, mobile và Internet sẽ là động lực thay đổi chính ở Việt Nam trong thời gian tới.
Hiện nay, chúng ta đã bắt đầu vào Facebook thay cho đọc báo, xem Youtube thay cho TV. Các cửa hàng đã bán hàng thông qua mạng xã hội, liên lạc với khách sử dụng OTT.
Theo dự đoán của chúng tôi, số lượng smartphone ở Việt Nam sẽ đạt tới 40 triệu vào cuối năm nay. Chiếc điện thoại có thể sẽ là thiết bị đầu tiên mà nhiều người dân dùng để truy cập vào thế giới thông tin, tiện ích, giải trí vô tận của Internet.
Làn sóng thay đổi này sẽ là thách thức lớn cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, khi phải chạy đua cùng những người khổng lồ quốc tế hơn hẳn về kinh nghiệm, trình độ, cũng như tiềm lực tài chính.
Theo ông, những người làm công nghệ ở Việt Nam hiện nay đang thiếu gì? Thiếu ý tưởng, thiếu đào tạo, kinh nghiệm, mối quan hệ, tài chính, chính sách hỗ trợ, hay thiếu niềm tin?
Cái thiếu đáng tiếc nhất là có lẽ là thiếu niềm tin.
Bkav Smarthome vừa được giới thiệu đã bị “ném đá” không thương tiếc, dù hầu hết mọi người không hiểu về sản phẩm này và chưa có cơ hội trải nghiệm.
Flappy Bird nếu không nổi tiếng thế giới, thì chắc chắn không có cơ hội ở trong nước.
Còn cách đây 5 năm, khi Zing bày tỏ mong muốn cạnh tranh với Yahoo ở Việt Nam, thì cũng bị cho là viển vông, không tưởng.
Chúng ta đã tự ti đến độ, bất cứ ai, nếu bày tỏ ước mơ mong muốn làm ra những sản phẩm tốt, chất lượng quốc tế thì đều bị kỳ thị.
Nếu được ủng hộ, tạo điều kiện với những chính sách tốt, chắc chắn Việt Nam sẽ có những doanh nghiệp công nghệ lớn mạnh, bước đầu là để phục vụ thị trường trong nước, và tiến tới cung cấp ra nước ngoài.
Nếu có một lời chia sẻ đầu xuân cho những người Việt Nam trẻ tuổi đang cùng theo đuổi giấc mơ công nghệ, ông sẽ nói gì với họ?
Tôi nghĩ rằng niềm tin và sự lãng mạn là hai yếu tố rất cần thiết để theo đuổi giấc mơ công nghệ cho Việt Nam.
Niềm tin vào sức mạnh của Internet để thay đổi cuộc sống, và sự lãng mạn để kiên trì đi đến cùng con đường đã chọn.