Mời chào “chất xám” chất lượng cao
Việc thu hút lao động nhập cư có trình độ cao đang là một hiện tượng có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia
Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) là một quốc gia có tới 85% lao động là người nhập cư. Ở đó, có nữ giúp việc nhà người nước ngoài, thợ xây người nước ngoài, bồi bàn người nước ngoài, nhân viên đánh máy người nước ngoài… Những lao động như vậy làm các công việc tay chân và được trả mức lương khiêm tốn.
Tuy nhiên, trong số những lao động nhập cư vào UAE, còn có những người như Peter Mitias, một giáo sư kinh tế người Mỹ.
Với tấm bằng tiến sỹ, Mitias khiến cho bạn bè ông bị sốc khi từ bỏ công việc thường xuyên tại Mỹ để tới giảng dạy tại Đại học Sharjah, một trường đại học mới thành lập cách đây không lâu ở ngoại ô Dubai, UAE. Tuy nhiên, khi liệt kê những lợi ích mà ông có được khi tới làm việc ở đây, trên mặt Mitias lộ rõ vẻ hân hoan.
Ông được cấp nhà và đồ dùng miễn phí. Trong hồ sơ của ông có kinh nghiệm quốc tế. Ông có người giúp việc nhà với mức lương rẻ, có trường học tốt cho con cái của ông, và ông còn mua được một chiếc BMW và một chiếc Mercedes mà không phải trả thuế thu nhập. Chưa kể đến việc ông còn có rất nhiều đồ ăn nhanh của Mỹ được đưa đến tận nhà.
Việc thu hút lao động nhập cư có trình độ cao như trường hợp Mitias đang là một hiện tượng có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia. Trong khi một số lượng lớn lao động phổ thông trên khắp thế giới đang phải đối mặt với những rào cản nhập cư mới do những lo ngại về tội phạm và xung đột văn hóa, những người có bằng cấp cao như Mitias đang nhận được những lời chào mời hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Thậm chí cả những quốc gia có thái độ thận trọng với lao động nhập cư cũng đang hết sức hồ hởi trong việc thu hút nguồn chất xám từ nước ngoài. Hiện đã có rất nhiều nước và vùng lãnh thổ đưa ra những ưu đãi về thuế, xóa bỏ visa và mở ra cơ hội nhập tịch cho những lao động nhập cư đủ điều kiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh thu hút nhân tài trên thị trường toàn cầu. Trong số đó có Australia, New Zealand, Anh, Hồng Kông và Cộng hòa Czech…“Quốc gia nào cũng muốn có nhiều người tài,” Mitias nói.
Mặc dù phần lớn lao động nhập cư hiện nay vẫn là những người không có kỹ năng và nhiều người trong số họ rất nghèo khổ, đang diễn ra một sự chuyển biến lớn trong tình hình lao động nhập cư toàn cầu. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, số lượng người nhập cư có trình độ đại học tại các nước phương Tây đã tăng 69% trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2000. Trong khi đó, số lao động có trình độ thấp hơn chỉ tăng 31% trong thời gian này.
Nghiên cứu này của Ngân hàng Thế giới đã đánh giá tình hình lao động nhập cư vào 20 quốc gia, bao gồm Mỹ, Canada, Australia và phần lớn các nước Tây Âu. Trong số 52 triệu lao động nhập cư vào các nước này từ năm 1990 đến năm 2000, 36% có trình độ từ đại học trở lên, tăng so với mức 31% của thời điểm 1 thập kỷ trước đó.
Cũng theo nghiên cứu trên, trong số lao động nhập cư rời một nước giàu tới một nước giàu khác, số người có trình độ đại học trở lên tăng 30%, trong khi số người trình độ thấp hơn giảm 8%. Theo nhận định của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới thực hiện nghiên cứu này, lao động có trình độ hiện nay đang có xu hướng dịch chuyển nhiều hơn thời điểm năm 2000.
Ở UAE hiện có một số lượng lớn các công nhân lao động tới từ Ấn Độ và nữ giúp việc nhà tới từ các nước Đông Nam Á. Phần lớn những người lao động như vậy phải làm việc nhiều năm ở nước ngoài mà không được gặp mặt con cái của họ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có không ít những lao động nhập cư là người có học thức cao, giàu có được đem theo gia đình. Đó là những người Anh làm trong ngành ngân hàng, những luật sư người Mỹ, những bác sỹ người Ấn Độ…
Đại học Sharjah nơi Mitias làm việc chỉ là một trong rất nhiều địa chỉ cho lao động nước ngoài trình độ cao ở UAE. Đây là ngôi trường do Tiểu vương Mohammed al-Qassimi của vùng Sharjah bỏ một khoản tiền lớn xây dựng vào năm 1997 với hy vọng thắt chặt mối quan hệ Đông-Tây. Hiện nay, trường này có tới 4.000 sinh viên nước ngoài và 300 giảng viên, trong số đó, một nửa đến từ Mỹ.
Những giảng viên của trường đại học này đến đây làm việc theo hợp đồng dài hạn, với nhà ở miễn phí và thu nhập lên tới 82.400 USD/năm mà không phải nộp bất kỳ khoản thuế nào. Một số người đến đây vì lý do tài chính, một số đến để phiêu lưu, một số đến để thúc đẩy sự nghiệp ít tiến triển…
“Chúng ta vẫn quan niệm rằng, nhập cư đồng nghĩa với việc những người nghèo di chuyển tới những nước giàu. Nhưng có rất nhiều người di chuyển từ quốc gia giàu có này sang quốc gia giàu có khác. Người lao động ở những nước giàu ngày càng có xu hướng di chuyển nhiều hơn trên thế giới.” Dhananjayan Sriskandarajah, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu chính sách công ở London nhận định. “Nhập cư là một con đường hai chiều,” ông nói thêm.
Những lao động nhập cư có trình độ cao thường được gọi là “những người ưu tú.” Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, “những người ưu tú” này cũng phải đối mặt với không ít vấn đề. Những người mang theo gia đình thường gặp khó khăn trong việc tìm chỗ ở, dịch vụ y tế và trường học cho con cái ở một đất nước xa lạ. Ngoài ra, họ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử ở nơi làm việc, vợ hoặc chồng của họ thì chán nản vì không có việc làm. “Có những chi phí không thể tính hết được,” Adrian Favell, một nhà xã hội họ ở Đại học California nói.
(Theo NYT)
Tuy nhiên, trong số những lao động nhập cư vào UAE, còn có những người như Peter Mitias, một giáo sư kinh tế người Mỹ.
Với tấm bằng tiến sỹ, Mitias khiến cho bạn bè ông bị sốc khi từ bỏ công việc thường xuyên tại Mỹ để tới giảng dạy tại Đại học Sharjah, một trường đại học mới thành lập cách đây không lâu ở ngoại ô Dubai, UAE. Tuy nhiên, khi liệt kê những lợi ích mà ông có được khi tới làm việc ở đây, trên mặt Mitias lộ rõ vẻ hân hoan.
Ông được cấp nhà và đồ dùng miễn phí. Trong hồ sơ của ông có kinh nghiệm quốc tế. Ông có người giúp việc nhà với mức lương rẻ, có trường học tốt cho con cái của ông, và ông còn mua được một chiếc BMW và một chiếc Mercedes mà không phải trả thuế thu nhập. Chưa kể đến việc ông còn có rất nhiều đồ ăn nhanh của Mỹ được đưa đến tận nhà.
Việc thu hút lao động nhập cư có trình độ cao như trường hợp Mitias đang là một hiện tượng có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia. Trong khi một số lượng lớn lao động phổ thông trên khắp thế giới đang phải đối mặt với những rào cản nhập cư mới do những lo ngại về tội phạm và xung đột văn hóa, những người có bằng cấp cao như Mitias đang nhận được những lời chào mời hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Thậm chí cả những quốc gia có thái độ thận trọng với lao động nhập cư cũng đang hết sức hồ hởi trong việc thu hút nguồn chất xám từ nước ngoài. Hiện đã có rất nhiều nước và vùng lãnh thổ đưa ra những ưu đãi về thuế, xóa bỏ visa và mở ra cơ hội nhập tịch cho những lao động nhập cư đủ điều kiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh thu hút nhân tài trên thị trường toàn cầu. Trong số đó có Australia, New Zealand, Anh, Hồng Kông và Cộng hòa Czech…“Quốc gia nào cũng muốn có nhiều người tài,” Mitias nói.
Mặc dù phần lớn lao động nhập cư hiện nay vẫn là những người không có kỹ năng và nhiều người trong số họ rất nghèo khổ, đang diễn ra một sự chuyển biến lớn trong tình hình lao động nhập cư toàn cầu. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, số lượng người nhập cư có trình độ đại học tại các nước phương Tây đã tăng 69% trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2000. Trong khi đó, số lao động có trình độ thấp hơn chỉ tăng 31% trong thời gian này.
Nghiên cứu này của Ngân hàng Thế giới đã đánh giá tình hình lao động nhập cư vào 20 quốc gia, bao gồm Mỹ, Canada, Australia và phần lớn các nước Tây Âu. Trong số 52 triệu lao động nhập cư vào các nước này từ năm 1990 đến năm 2000, 36% có trình độ từ đại học trở lên, tăng so với mức 31% của thời điểm 1 thập kỷ trước đó.
Cũng theo nghiên cứu trên, trong số lao động nhập cư rời một nước giàu tới một nước giàu khác, số người có trình độ đại học trở lên tăng 30%, trong khi số người trình độ thấp hơn giảm 8%. Theo nhận định của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới thực hiện nghiên cứu này, lao động có trình độ hiện nay đang có xu hướng dịch chuyển nhiều hơn thời điểm năm 2000.
Ở UAE hiện có một số lượng lớn các công nhân lao động tới từ Ấn Độ và nữ giúp việc nhà tới từ các nước Đông Nam Á. Phần lớn những người lao động như vậy phải làm việc nhiều năm ở nước ngoài mà không được gặp mặt con cái của họ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có không ít những lao động nhập cư là người có học thức cao, giàu có được đem theo gia đình. Đó là những người Anh làm trong ngành ngân hàng, những luật sư người Mỹ, những bác sỹ người Ấn Độ…
Đại học Sharjah nơi Mitias làm việc chỉ là một trong rất nhiều địa chỉ cho lao động nước ngoài trình độ cao ở UAE. Đây là ngôi trường do Tiểu vương Mohammed al-Qassimi của vùng Sharjah bỏ một khoản tiền lớn xây dựng vào năm 1997 với hy vọng thắt chặt mối quan hệ Đông-Tây. Hiện nay, trường này có tới 4.000 sinh viên nước ngoài và 300 giảng viên, trong số đó, một nửa đến từ Mỹ.
Những giảng viên của trường đại học này đến đây làm việc theo hợp đồng dài hạn, với nhà ở miễn phí và thu nhập lên tới 82.400 USD/năm mà không phải nộp bất kỳ khoản thuế nào. Một số người đến đây vì lý do tài chính, một số đến để phiêu lưu, một số đến để thúc đẩy sự nghiệp ít tiến triển…
“Chúng ta vẫn quan niệm rằng, nhập cư đồng nghĩa với việc những người nghèo di chuyển tới những nước giàu. Nhưng có rất nhiều người di chuyển từ quốc gia giàu có này sang quốc gia giàu có khác. Người lao động ở những nước giàu ngày càng có xu hướng di chuyển nhiều hơn trên thế giới.” Dhananjayan Sriskandarajah, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu chính sách công ở London nhận định. “Nhập cư là một con đường hai chiều,” ông nói thêm.
Những lao động nhập cư có trình độ cao thường được gọi là “những người ưu tú.” Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, “những người ưu tú” này cũng phải đối mặt với không ít vấn đề. Những người mang theo gia đình thường gặp khó khăn trong việc tìm chỗ ở, dịch vụ y tế và trường học cho con cái ở một đất nước xa lạ. Ngoài ra, họ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử ở nơi làm việc, vợ hoặc chồng của họ thì chán nản vì không có việc làm. “Có những chi phí không thể tính hết được,” Adrian Favell, một nhà xã hội họ ở Đại học California nói.
(Theo NYT)