“Mỗi chúng tôi là một viên gạch...”
Phỏng vấn ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Phỏng vấn ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Sacombank đang nung nấu kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán nước ngoài. Xin ông cho biết Sacombank đã và đang chuẩn bị gì cho kế hoạch này?
Theo tôi được biết thì Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Singapore đã có sự thảo luận về mặt nguyên tắc việc niêm yết của doanh nghiệp Việt Nam tại Singapore.
Đây là một cơ hội rất tốt cho doanh nghiệp Việt Nam khi được tiếp cận với kênh huy động vốn quốc tế này, không những có lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi cho thị trường vốn Việt Nam bởi nguồn vốn sẽ phong phú hơn; đặc biệt là giúp doanh nghiệp Việt Nam ý thức hơn nữa về công tác quản trị điều hành chuẩn mực theo thông lệ quốc tế.
Riêng Sacombank thì đã bán hết 30% theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng cho 3 cổ đông lớn: IFC, ANZ và Dragon Capital, nếu tương lai có sự thay đổi tăng tỉ lệ đầu tư cho cổ đông nước ngoài thì chúng tôi cũng không bỏ qua cơ hội này.
Nhắc lại chuyện cũ, xin ông cho biết kế hoạch phát hành 30 triệu cổ phiếu bổ sung của Sacombank trong năm 2006 tại sao không thành công? Việc phát hành thêm cổ phiếu có làm ảnh hưởng đến các cổ đông hiện hữu của Sacombank? Và kế hoạch tăng vốn của Sacombank năm 2007 như thế nào?
Việc Sacombank hoãn kế hoạch phát hành 30 triệu cổ phiếu bổ sung trong năm 2006 là hưởng ứng theo lời kêu gọi của các tổ chức niêm yết. Tuy nhiên, thời điểm phát hành đó rơi vào thời kỳ thị trường chứng khoán đang ảm đạm, không thuận lợi cho việc phát hành nên chúng tôi đã tạm hoãn và chờ đến cơ hội thích hợp nhất.
Về việc phát hành thêm cổ phiếu này, tôi xin nhấn mạnh: hoàn toàn không ảnh hưởng đến các cổ đông hiện hữu, vì đây là kế hoạch tăng vốn hoạt động của ngân hàng.
Riêng trong năm 2007, chúng tôi đã lên kế hoạch trình qua đại hội đồng cổ đông sắp tới: chi trả cổ tức năm 2006 bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 12%/vốn cổ phần để tăng vốn điều lệ; phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1 với giá bằng 1,5 lần mệnh giá; phát hành một phần quyền mua cho cán bộ quản trị cốt cán để thực hiện chính sách thu hút trọng dụng nhân tài với giá bằng 1,5 lần mệnh giá.
Như vậy trong năm 2007 này, vốn điều lệ của Sacombank sẽ nâng từ 2.089 tỉ đồng lên khoảng 3.540 tỉ đồng.
Sự phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2006, dự kiến cả trong năm 2007 và các năm tiếp theo đã và đang kéo theo nhiều thành phần các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường mà chưa lường hết rủi ro. Ông có lời khuyên nào dành cho những người đang tích lũy tài chính bằng đầu tư chứng khoán nhưng không am hiểu nhiều trong lĩnh vực này?
Phải nói là thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2006 rất thuận lợi, đặc biệt là những tháng cuối năm: thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển có phần nhanh, theo tôi đó là tín hiệu tốt.
Tuy nhiên hiện đang có phần chuyển dịch từ nguồn tiết kiệm sang đầu tư chứng khoán theo quy luật song hành, vì vậy, kế hoạch huy động của Sacombank năm 2007 đã có chiến lược bù đắp cho sự chuyển dịch này.
Về lâu dài, các nhà đầu tư nhỏ lẻ nên thận trọng khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư. Nếu đầu tư trực tiếp nên xem xét các yếu tố sau: danh mục đầu tư, chiến lược phát triển của công ty cho từng thời kỳ, tích sản hữu hình và vô hình, quan trọng nhất là kỹ năng quản trị điều hành của doanh nghiệp.
Còn đầu tư gián tiếp thì nên chọn các công ty quản lý quỹ vì các định chế tài chính này có đủ đội ngũ cán bộ cũng như điều kiện buộc các doanh nghiệp niêm yết tuân thủ các yêu cầu về quản lý theo chuẩn mực của luật chứng khoán và các quy định có liên quan.
Theo lộ trình gia nhập WTO, bắt đầu từ 1/4/2007, các ngân hàng nước ngoài sẽ đổ xô vào thị trường tài chính Việt Nam. Ông nhận định thế nào về xu hướng này và Sacombank đã chuẩn bị gì cho việc cạnh tranh với các ngân hàng ngoại, những ngân hàng vốn có kinh nghiệm cũng như năng lực tài chính khá mạnh này?
Đúng vậy, theo lộ trình WTO thì bắt đầu từ 01/4/2007 các ngân hàng nước ngoài được phép mở ngân hàng 100% vốn mang quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam, họ sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ như một ngân hàng nội địa.
Như quý vị đã biết, với một môi trường đầu tư tốt thì bệnh viện, trường học và ngân hàng là những lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu và Việt Nam trong những năm gần đây luôn được giới đầu tư nước ngoài đánh giá là môi trường đầu tư an toàn. Vì vậy, việc “đổ bộ” của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam là tất yếu.
Tuy nhiên, theo tôi “cạnh tranh là một quá trình đào thải tiến bộ” nên việc gia nhập vào thị trường Việt Nam của các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài chắc chắn sẽ tạo cho thị trường tài chính Việt Nam nhiều sắc thái cạnh tranh mới.
Xét tổng quan thì chúng ta có lợi thế hơn các ngân hàng nước ngoài về nhiều mặt: sự am hiểu về phong tục tập quán, vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào, thế mạnh về thị phần, tất cả sẽ tạo cho chúng ta cơ hội để phát triển.
Sự kiện đáng ghi nhớ nhất về Sacombank trong năm 2006 là ngân hàng chấp nhận thử thách trải nghiệm tiên phong đưa cổ phiếu STB lên sàn giao dịch chính thức. Xin cho biết cảm tưởng của ông đối với sự tiên phong của Sacombank?
Chúng tôi thực sự hạnh phúc khi được ghi tên 2 lần trong Sách kỷ lục Việt Nam do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam - VietBooks phối hợp cùng Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM tổ chức tìm kiếm kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực chứng khoán.
Theo đó, Sacombank là ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (mã chứng khoán STB) và là ngân hàng có công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư (VFM) đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Sacombank và Công ty VFM, tôi xin chân thành cảm ơn Ban tổ chức đã công nhận vai trò tiên phong của doanh nghiệp trong thời kỳ mà luật pháp của chúng ta còn chỉnh sửa rất nhiều cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế hội nhập.
Về phần mình thì chúng tôi cảm thấy thú vị khi được góp phần vào công cuộc đổi mới của Việt Nam lúc này, lúc mà đất nước rất cần những tập thể doanh nghiệp quả cảm. Điều mà Sacombank tâm đắc nhất là ở những giá trị cốt lõi mà mình làm được như tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội, cho cổ đông và cho đội ngũ cán bộ nhân viên thông qua vai trò tiên phong của mình.
Sacombank đang nung nấu kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán nước ngoài. Xin ông cho biết Sacombank đã và đang chuẩn bị gì cho kế hoạch này?
Theo tôi được biết thì Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Singapore đã có sự thảo luận về mặt nguyên tắc việc niêm yết của doanh nghiệp Việt Nam tại Singapore.
Đây là một cơ hội rất tốt cho doanh nghiệp Việt Nam khi được tiếp cận với kênh huy động vốn quốc tế này, không những có lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi cho thị trường vốn Việt Nam bởi nguồn vốn sẽ phong phú hơn; đặc biệt là giúp doanh nghiệp Việt Nam ý thức hơn nữa về công tác quản trị điều hành chuẩn mực theo thông lệ quốc tế.
Riêng Sacombank thì đã bán hết 30% theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng cho 3 cổ đông lớn: IFC, ANZ và Dragon Capital, nếu tương lai có sự thay đổi tăng tỉ lệ đầu tư cho cổ đông nước ngoài thì chúng tôi cũng không bỏ qua cơ hội này.
Nhắc lại chuyện cũ, xin ông cho biết kế hoạch phát hành 30 triệu cổ phiếu bổ sung của Sacombank trong năm 2006 tại sao không thành công? Việc phát hành thêm cổ phiếu có làm ảnh hưởng đến các cổ đông hiện hữu của Sacombank? Và kế hoạch tăng vốn của Sacombank năm 2007 như thế nào?
Việc Sacombank hoãn kế hoạch phát hành 30 triệu cổ phiếu bổ sung trong năm 2006 là hưởng ứng theo lời kêu gọi của các tổ chức niêm yết. Tuy nhiên, thời điểm phát hành đó rơi vào thời kỳ thị trường chứng khoán đang ảm đạm, không thuận lợi cho việc phát hành nên chúng tôi đã tạm hoãn và chờ đến cơ hội thích hợp nhất.
Về việc phát hành thêm cổ phiếu này, tôi xin nhấn mạnh: hoàn toàn không ảnh hưởng đến các cổ đông hiện hữu, vì đây là kế hoạch tăng vốn hoạt động của ngân hàng.
Riêng trong năm 2007, chúng tôi đã lên kế hoạch trình qua đại hội đồng cổ đông sắp tới: chi trả cổ tức năm 2006 bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 12%/vốn cổ phần để tăng vốn điều lệ; phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1 với giá bằng 1,5 lần mệnh giá; phát hành một phần quyền mua cho cán bộ quản trị cốt cán để thực hiện chính sách thu hút trọng dụng nhân tài với giá bằng 1,5 lần mệnh giá.
Như vậy trong năm 2007 này, vốn điều lệ của Sacombank sẽ nâng từ 2.089 tỉ đồng lên khoảng 3.540 tỉ đồng.
Sự phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2006, dự kiến cả trong năm 2007 và các năm tiếp theo đã và đang kéo theo nhiều thành phần các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường mà chưa lường hết rủi ro. Ông có lời khuyên nào dành cho những người đang tích lũy tài chính bằng đầu tư chứng khoán nhưng không am hiểu nhiều trong lĩnh vực này?
Phải nói là thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2006 rất thuận lợi, đặc biệt là những tháng cuối năm: thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển có phần nhanh, theo tôi đó là tín hiệu tốt.
Tuy nhiên hiện đang có phần chuyển dịch từ nguồn tiết kiệm sang đầu tư chứng khoán theo quy luật song hành, vì vậy, kế hoạch huy động của Sacombank năm 2007 đã có chiến lược bù đắp cho sự chuyển dịch này.
Về lâu dài, các nhà đầu tư nhỏ lẻ nên thận trọng khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư. Nếu đầu tư trực tiếp nên xem xét các yếu tố sau: danh mục đầu tư, chiến lược phát triển của công ty cho từng thời kỳ, tích sản hữu hình và vô hình, quan trọng nhất là kỹ năng quản trị điều hành của doanh nghiệp.
Còn đầu tư gián tiếp thì nên chọn các công ty quản lý quỹ vì các định chế tài chính này có đủ đội ngũ cán bộ cũng như điều kiện buộc các doanh nghiệp niêm yết tuân thủ các yêu cầu về quản lý theo chuẩn mực của luật chứng khoán và các quy định có liên quan.
Theo lộ trình gia nhập WTO, bắt đầu từ 1/4/2007, các ngân hàng nước ngoài sẽ đổ xô vào thị trường tài chính Việt Nam. Ông nhận định thế nào về xu hướng này và Sacombank đã chuẩn bị gì cho việc cạnh tranh với các ngân hàng ngoại, những ngân hàng vốn có kinh nghiệm cũng như năng lực tài chính khá mạnh này?
Đúng vậy, theo lộ trình WTO thì bắt đầu từ 01/4/2007 các ngân hàng nước ngoài được phép mở ngân hàng 100% vốn mang quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam, họ sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ như một ngân hàng nội địa.
Như quý vị đã biết, với một môi trường đầu tư tốt thì bệnh viện, trường học và ngân hàng là những lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu và Việt Nam trong những năm gần đây luôn được giới đầu tư nước ngoài đánh giá là môi trường đầu tư an toàn. Vì vậy, việc “đổ bộ” của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam là tất yếu.
Tuy nhiên, theo tôi “cạnh tranh là một quá trình đào thải tiến bộ” nên việc gia nhập vào thị trường Việt Nam của các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài chắc chắn sẽ tạo cho thị trường tài chính Việt Nam nhiều sắc thái cạnh tranh mới.
Xét tổng quan thì chúng ta có lợi thế hơn các ngân hàng nước ngoài về nhiều mặt: sự am hiểu về phong tục tập quán, vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào, thế mạnh về thị phần, tất cả sẽ tạo cho chúng ta cơ hội để phát triển.
Sự kiện đáng ghi nhớ nhất về Sacombank trong năm 2006 là ngân hàng chấp nhận thử thách trải nghiệm tiên phong đưa cổ phiếu STB lên sàn giao dịch chính thức. Xin cho biết cảm tưởng của ông đối với sự tiên phong của Sacombank?
Chúng tôi thực sự hạnh phúc khi được ghi tên 2 lần trong Sách kỷ lục Việt Nam do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam - VietBooks phối hợp cùng Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM tổ chức tìm kiếm kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực chứng khoán.
Theo đó, Sacombank là ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (mã chứng khoán STB) và là ngân hàng có công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư (VFM) đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Sacombank và Công ty VFM, tôi xin chân thành cảm ơn Ban tổ chức đã công nhận vai trò tiên phong của doanh nghiệp trong thời kỳ mà luật pháp của chúng ta còn chỉnh sửa rất nhiều cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế hội nhập.
Về phần mình thì chúng tôi cảm thấy thú vị khi được góp phần vào công cuộc đổi mới của Việt Nam lúc này, lúc mà đất nước rất cần những tập thể doanh nghiệp quả cảm. Điều mà Sacombank tâm đắc nhất là ở những giá trị cốt lõi mà mình làm được như tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội, cho cổ đông và cho đội ngũ cán bộ nhân viên thông qua vai trò tiên phong của mình.