Mối quan hệ giữa chứng khoán và… Olympic
Các nhà đầu tư chứng khoán đã nghe nói nhiều về “hiệu ứng tháng Giêng”, vậy liệu sẽ có cái gọi là “hiệu ứng Olympic”?
Khi thị trường chứng khoán Trung Quốc lên điểm như bão cấp 12, với các chỉ số chính tăng gấp 4 lần trong năm 2006 và 2007, các nhà đầu tư chứng khoán nghiệp dư ở nước này đã cố gắng thuyết phục bản thân rằng, sẽ chẳng thể có chuyện gì xấu xảy ra vì Trung Quốc sẽ là nước chủ nhà của Thế vận hội mùa hè năm 2008.
Họ cho rằng, tâm lý lạc quan của thị trường về sự kiện này sẽ giúp nâng đỡ giá cổ phiếu khi đó đã ở mức quá cao so với giá trị thực, đồng thời giúp các công ty Trung Quốc có đủ thời gian để tăng trưởng tới mức tương ứng với giá cổ phiếu.
Khi thị trường chứng khoán Trung Quốc đạt đỉnh vào quý 3 năm ngoái, một số nhà đầu tư dự báo rằng, Chính phủ Trung Quốc sẽ có các biện pháp để giúp nền kinh tế nước này tăng trưởng mạnh trong suốt năm Olympics 2008. Và giả sử mục tiêu này không đạt được, Chính phủ sẽ có cách để chống đỡ thị trường chứng khoán nhằm tránh việc người dân ở đây phàn nàn với báo chí về việc mất sạch tiền tiết kiệm, đảm bảo cho một bầu không khí lễ hội vui vẻ.
Nhưng thực tế đã cho thấy, những giấc mơ ít khi thành sự thật. Tính đến ngày vừa qua, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải đã sụt mất 46% so với đỉnh điểm ngày 16/10 năm ngoái. Cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu, kinh tế Mỹ rệu rạo, và những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm kiềm chế lạm phát và hãm phanh nền kinh tế tăng trưởng quá nóng đã “hợp lực” khiến các nhà đầu tư chứng khoán ở Trung Quốc “nản lòng”, cho dù Olympic vẫn đang đến gần.
Mặc dù vậy, vẫn có khả năng Thế vận hội sẽ đem đến cho kinh tế Trung Quốc một “liều thuốc bổ” và đưa “mùa xuân” trở lại trên thị trường chứng khoán nước này trong năm nay. Các nhà đầu tư chứng khoán đã nghe nói nhiều về “hiệu ứng tháng Giêng”, vậy liệu sẽ có cái gọi là “hiệu ứng Olympic”?
Câu trả lời ở đây xem ra không quá khó tìm. Việc đăng cai Olympic có thể giúp lợi nhuận của các công ty xây dựng cũng như các công ty trong ngành du lịch của nước chủ nhà tăng vọt. Nhưng liệu có mối quan hệ qua lại giữa thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế với Thế vận hội?
Các số liệu lịch sử cho thấy, trong số các nước đăng cai 8 thế vận hội mùa hè vừa qua (trừ Liên Xô đăng cai Olympic 1980 là nước chưa có thị trường chứng khoán) đã cho thấy những điểm khá thú vị.
Tính bình quân, thị trường chứng khoán tại các nước chủ nhà tăng 16,3% vào năm đăng cai sự kiện Olympic. Trong số 8 kỳ thế vận hội, có 6 kỳ mà năm đó thị trường chứng khoán tại nước đăng cai lên điểm, trong đó phải kể tới thị trường Hàn Quốc với mức tăng điểm 73%. Hai nước chủ nhà mà thị trường chứng khoán mất điểm vào năm đăng cai là Mỹ (giảm 3,75%) vào năm 1984 và Tây Ban Nha (mất 10%) vào năm 1992.
Tuy nhiên, thông tin này chưa đủ sức thuyết phục để làm cơ sở cho những dự báo về thị trường Trung Quốc năm nay. Trên thực tế, sau khi đã gần như “rơi tự do” thời gian vừa qua, thị trường chứng khoán Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ gia nhập “câu lạc bộ” những thị trường tệ nhất của năm. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại có thể sẽ là một rào cản lớn đối với nỗ lực tăng lợi nhuận của các công ty Trung Quốc ít nhất đến hết năm nay. “Hiệu ứng Olympic”, nếu có, cũng sẽ ít phát huy tác dụng.
Mặt khác, lịch sử cho thấy, những nước có thị trường chứng khoán được lợi từ Olympic thường là những nước nhỏ hơn, như Hàn Quốc, nơi Thế vận hội có ý nghĩa lớn hơn đối với các hoạt động kinh tế nói chung. Trong khi đó, Trung Quốc lại là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới.
Theo một nghiên cứu mới đây, Olympic sẽ chỉ giúp tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc tăng thêm 0,25% trong năm 2008 này. Mặt khác, Bắc Kinh - nơi đăng cai sự kiện lớn này - chỉ đóng góp một phần rất khiêm tốn là 4,4% vào GDP của Trung Quốc. Trong khi đó, mức đóng góp của Seoul, nơi diễn ra Olympics mùa Hè 1988, đóng góp tới 27,7% vào GDP của Hàn Quốc.
Điều này xem ra không mấy dễ chịu đối với những ai đang “ôm” cổ phiếu của Trung Quốc. Tuy nhiên, các số liệu lịch sử cũng chứng minh, có 7 trong số 8 quốc gia chủ nhà Olympic có thị trường chứng khoán lên điểm trong năm ngay sau năm diễn ra sự kiện Thế vận hội. Trong đó, thị trường Đức mất điểm tới 26%, còn thị trường Hàn Quốc chỉ lên điểm chưa đầy 1%.
Giới phân tích cho rằng, điều quan trọng để giúp chứng khoán Trung Quốc phục hồi lúc này là niềm tin được cải thiện. Nhưng điều này sẽ không phụ thuộc vào sự thành công của các vận động viên Trung Quốc, mà phụ thuộc nhiều vào những vấn đề khác, chẳng hạn lạm phát có được cải thiện hay không.
Vài năm nữa, rất có thể người ta sẽ kháo nhau mua cổ phiếu ở London vì Anh sẽ là nước đăng cai Olympic mùa hè 2012. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Olympic đến chứng khoán lớn tới mức nào hoàn toàn tùy thuộc vào những gì mà nhà đầu tư suy nghĩ.
(Theo Time)
Họ cho rằng, tâm lý lạc quan của thị trường về sự kiện này sẽ giúp nâng đỡ giá cổ phiếu khi đó đã ở mức quá cao so với giá trị thực, đồng thời giúp các công ty Trung Quốc có đủ thời gian để tăng trưởng tới mức tương ứng với giá cổ phiếu.
Khi thị trường chứng khoán Trung Quốc đạt đỉnh vào quý 3 năm ngoái, một số nhà đầu tư dự báo rằng, Chính phủ Trung Quốc sẽ có các biện pháp để giúp nền kinh tế nước này tăng trưởng mạnh trong suốt năm Olympics 2008. Và giả sử mục tiêu này không đạt được, Chính phủ sẽ có cách để chống đỡ thị trường chứng khoán nhằm tránh việc người dân ở đây phàn nàn với báo chí về việc mất sạch tiền tiết kiệm, đảm bảo cho một bầu không khí lễ hội vui vẻ.
Nhưng thực tế đã cho thấy, những giấc mơ ít khi thành sự thật. Tính đến ngày vừa qua, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải đã sụt mất 46% so với đỉnh điểm ngày 16/10 năm ngoái. Cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu, kinh tế Mỹ rệu rạo, và những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm kiềm chế lạm phát và hãm phanh nền kinh tế tăng trưởng quá nóng đã “hợp lực” khiến các nhà đầu tư chứng khoán ở Trung Quốc “nản lòng”, cho dù Olympic vẫn đang đến gần.
Mặc dù vậy, vẫn có khả năng Thế vận hội sẽ đem đến cho kinh tế Trung Quốc một “liều thuốc bổ” và đưa “mùa xuân” trở lại trên thị trường chứng khoán nước này trong năm nay. Các nhà đầu tư chứng khoán đã nghe nói nhiều về “hiệu ứng tháng Giêng”, vậy liệu sẽ có cái gọi là “hiệu ứng Olympic”?
Câu trả lời ở đây xem ra không quá khó tìm. Việc đăng cai Olympic có thể giúp lợi nhuận của các công ty xây dựng cũng như các công ty trong ngành du lịch của nước chủ nhà tăng vọt. Nhưng liệu có mối quan hệ qua lại giữa thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế với Thế vận hội?
Các số liệu lịch sử cho thấy, trong số các nước đăng cai 8 thế vận hội mùa hè vừa qua (trừ Liên Xô đăng cai Olympic 1980 là nước chưa có thị trường chứng khoán) đã cho thấy những điểm khá thú vị.
Tính bình quân, thị trường chứng khoán tại các nước chủ nhà tăng 16,3% vào năm đăng cai sự kiện Olympic. Trong số 8 kỳ thế vận hội, có 6 kỳ mà năm đó thị trường chứng khoán tại nước đăng cai lên điểm, trong đó phải kể tới thị trường Hàn Quốc với mức tăng điểm 73%. Hai nước chủ nhà mà thị trường chứng khoán mất điểm vào năm đăng cai là Mỹ (giảm 3,75%) vào năm 1984 và Tây Ban Nha (mất 10%) vào năm 1992.
Tuy nhiên, thông tin này chưa đủ sức thuyết phục để làm cơ sở cho những dự báo về thị trường Trung Quốc năm nay. Trên thực tế, sau khi đã gần như “rơi tự do” thời gian vừa qua, thị trường chứng khoán Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ gia nhập “câu lạc bộ” những thị trường tệ nhất của năm. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại có thể sẽ là một rào cản lớn đối với nỗ lực tăng lợi nhuận của các công ty Trung Quốc ít nhất đến hết năm nay. “Hiệu ứng Olympic”, nếu có, cũng sẽ ít phát huy tác dụng.
Mặt khác, lịch sử cho thấy, những nước có thị trường chứng khoán được lợi từ Olympic thường là những nước nhỏ hơn, như Hàn Quốc, nơi Thế vận hội có ý nghĩa lớn hơn đối với các hoạt động kinh tế nói chung. Trong khi đó, Trung Quốc lại là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới.
Theo một nghiên cứu mới đây, Olympic sẽ chỉ giúp tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc tăng thêm 0,25% trong năm 2008 này. Mặt khác, Bắc Kinh - nơi đăng cai sự kiện lớn này - chỉ đóng góp một phần rất khiêm tốn là 4,4% vào GDP của Trung Quốc. Trong khi đó, mức đóng góp của Seoul, nơi diễn ra Olympics mùa Hè 1988, đóng góp tới 27,7% vào GDP của Hàn Quốc.
Điều này xem ra không mấy dễ chịu đối với những ai đang “ôm” cổ phiếu của Trung Quốc. Tuy nhiên, các số liệu lịch sử cũng chứng minh, có 7 trong số 8 quốc gia chủ nhà Olympic có thị trường chứng khoán lên điểm trong năm ngay sau năm diễn ra sự kiện Thế vận hội. Trong đó, thị trường Đức mất điểm tới 26%, còn thị trường Hàn Quốc chỉ lên điểm chưa đầy 1%.
Giới phân tích cho rằng, điều quan trọng để giúp chứng khoán Trung Quốc phục hồi lúc này là niềm tin được cải thiện. Nhưng điều này sẽ không phụ thuộc vào sự thành công của các vận động viên Trung Quốc, mà phụ thuộc nhiều vào những vấn đề khác, chẳng hạn lạm phát có được cải thiện hay không.
Vài năm nữa, rất có thể người ta sẽ kháo nhau mua cổ phiếu ở London vì Anh sẽ là nước đăng cai Olympic mùa hè 2012. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Olympic đến chứng khoán lớn tới mức nào hoàn toàn tùy thuộc vào những gì mà nhà đầu tư suy nghĩ.
(Theo Time)