Môi trường đầu tư: “Chúng ta vẫn đang cải thiện liên tục”
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nói về một số vấn đề “nóng” đang được các nhà đầu tư quan tâm
Bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức tại Hà Nội ngày 4/12, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã có cuộc trao đổi với báo giới về một số vấn đề “nóng”, đang được các nhà đầu tư quan tâm thảo luận.
Thưa Bộ trưởng, các nhà đầu tư vẫn đề cập đến những vấn đề vướng mắc cũ tại Diễn đàn này, dường như chưa có gì thay đổi?
Chúng ta vẫn đang cải thiện liên tục. Từ chỗ môi trường đầu tư không tốt nay đã tốt dần lên. Những vấn đề cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đất đai không thể ngay một lúc có thể giải quyết được tất cả 100%. Năm nay là năm môi trường đầu tư tốt nhất, các nhà đầu tư đã ít phàn nàn.
Thực tế chỉ số cạnh tranh của Việt Nam qua điều tra của các tổ chức quốc tế đã khẳng định thực tế đó. Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong 10 nền kinh tế có triển vọng thu hút đầu tư nhất trên thế giới, theo đánh giá của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD).
Đâu là phương án giải quyết những vấn đề đang được các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm hiện nay?
Có 4 vấn đề lớn cần chú ý hoàn thiện trong môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Thứ nhất là vấn đề nguồn nhân lực. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của Việt Nam mới chỉ đạt 30%, đặc biệt một số cán bộ lành nghề, các kỹ sư phục vụ cho công nghệ cao hiện còn rất thiếu. Họ nói rất đúng, và Chính phủ cũng đã thấy. Trong quá trình phát triển chúng ta cần nâng dần tỉ lệ lao động được đào tạo ngày càng cao hơn.
Vấn đề thứ hai là cơ sở hạ tầng, đây là vấn đề các nhà đầu tư và Chính phủ cũng đã biết. Tuy nhiên, vấn đề này không phải một lúc chúng ta có thể giải quyết xong được. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có nhiều tiền vốn để chuẩn bị. Do đó, trong chương trình hành động của Chính phủ cũng như trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội cũng đã nhấn mạnh vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng. Coi đây là vấn đề ưu tiên trong thời gian tới để đảm bảo Việt Nam có một tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Vấn đề thứ ba được các nhà đầu tư quan tâm liên quan đến đất đai. Quả thực đất đai đang là vấn đề lớn khi thị trường bất động sản đang lên giá và chi phí để có được mặt bằng trong đầu tư phát triển vẫn cao. Chính phủ đã dùng nhiều biện pháp để đảm bảo có đủ đất cho các nhà đầu tư bằng cách xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp trên cơ sở đó đảm bảo cung cấp giá đất ổn định cho nhà đầu tư.
Vấn đề thứ tư liên quan đến thủ tục hành chính. Hiện nay, thủ tục hành chính đã được Chính phủ chú ý rất nhiều và Chính phủ đã ra các quyết định mạnh mẽ trong vấn đề phân cấp, như đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư, cấp phép đầu tư cũng đang phân cấp cho địa phương. Hiện nay, vấn đề cần chú ý thêm là thời gian nộp thuế và cấp phép trong xây dựng.
Đây là những vấn đề đã được các nhà đầu tư và doanh nghiệp nêu, Chính phủ đang có những biện pháp để giải quyết.
Nhà đầu tư vẫn “kêu khổ” vì cơ sở hạ tầng hạn chế. Rất nhiều nhà đầu tư muốn được tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng nhưng thực tế không phải nhà đầu tư nào cũng được tham gia?
Đúng là vấn đề cơ sở hạ tầng được các nhà đầu tư quan tâm nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng vào được. Cơ sở hạ tầng là những công trình đầu tư đòi hỏi thời gian thu hồi vốn lâu và để đảm bảo điều này lại đòi hỏi có nguồn vốn lớn cho nên không phải tất cả các nhà đầu tư đều có thể tham gia được vào tất cả các dự án.
Chính vì thế những dự án có khả năng thu hồi vốn sẽ khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia. Với những dự án không có khả năng thu hồi vốn thì Chính phủ phải sử dụng nguồn lực của mình để thực hiện.
Thưa Bộ trưởng, việc phân cấp trong quản lý như hiện nay đã giảm thiểu phiền hà về thủ tục đầu tư so với trước kia?
Phải nói đó là việc làm đúng đắn của Chính phủ, hợp với xu hướng cải cách hành chính của chúng ta. Chúng ta không nên tập trung quá nhiều vào trung ương mà nên phân cấp địa phương. Bởi vì địa phương sát người dân, doanh nghiệp hơn, họ lo giải quyết vấn đề cấp bách của địa phương mình.
Do đó mỗi địa phương họ có một trách nhiệm trong thu hút đầu tư, tạo khả năng cho các địa phương chủ động thu hút đầu tư và họ làm tốt việc này, thực tế đã đem lại kết quả như ngày hôm nay.
Thưa Bộ trưởng, các nhà đầu tư vẫn đề cập đến những vấn đề vướng mắc cũ tại Diễn đàn này, dường như chưa có gì thay đổi?
Chúng ta vẫn đang cải thiện liên tục. Từ chỗ môi trường đầu tư không tốt nay đã tốt dần lên. Những vấn đề cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đất đai không thể ngay một lúc có thể giải quyết được tất cả 100%. Năm nay là năm môi trường đầu tư tốt nhất, các nhà đầu tư đã ít phàn nàn.
Thực tế chỉ số cạnh tranh của Việt Nam qua điều tra của các tổ chức quốc tế đã khẳng định thực tế đó. Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong 10 nền kinh tế có triển vọng thu hút đầu tư nhất trên thế giới, theo đánh giá của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD).
Đâu là phương án giải quyết những vấn đề đang được các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm hiện nay?
Có 4 vấn đề lớn cần chú ý hoàn thiện trong môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Thứ nhất là vấn đề nguồn nhân lực. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của Việt Nam mới chỉ đạt 30%, đặc biệt một số cán bộ lành nghề, các kỹ sư phục vụ cho công nghệ cao hiện còn rất thiếu. Họ nói rất đúng, và Chính phủ cũng đã thấy. Trong quá trình phát triển chúng ta cần nâng dần tỉ lệ lao động được đào tạo ngày càng cao hơn.
Vấn đề thứ hai là cơ sở hạ tầng, đây là vấn đề các nhà đầu tư và Chính phủ cũng đã biết. Tuy nhiên, vấn đề này không phải một lúc chúng ta có thể giải quyết xong được. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có nhiều tiền vốn để chuẩn bị. Do đó, trong chương trình hành động của Chính phủ cũng như trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội cũng đã nhấn mạnh vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng. Coi đây là vấn đề ưu tiên trong thời gian tới để đảm bảo Việt Nam có một tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Vấn đề thứ ba được các nhà đầu tư quan tâm liên quan đến đất đai. Quả thực đất đai đang là vấn đề lớn khi thị trường bất động sản đang lên giá và chi phí để có được mặt bằng trong đầu tư phát triển vẫn cao. Chính phủ đã dùng nhiều biện pháp để đảm bảo có đủ đất cho các nhà đầu tư bằng cách xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp trên cơ sở đó đảm bảo cung cấp giá đất ổn định cho nhà đầu tư.
Vấn đề thứ tư liên quan đến thủ tục hành chính. Hiện nay, thủ tục hành chính đã được Chính phủ chú ý rất nhiều và Chính phủ đã ra các quyết định mạnh mẽ trong vấn đề phân cấp, như đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư, cấp phép đầu tư cũng đang phân cấp cho địa phương. Hiện nay, vấn đề cần chú ý thêm là thời gian nộp thuế và cấp phép trong xây dựng.
Đây là những vấn đề đã được các nhà đầu tư và doanh nghiệp nêu, Chính phủ đang có những biện pháp để giải quyết.
Nhà đầu tư vẫn “kêu khổ” vì cơ sở hạ tầng hạn chế. Rất nhiều nhà đầu tư muốn được tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng nhưng thực tế không phải nhà đầu tư nào cũng được tham gia?
Đúng là vấn đề cơ sở hạ tầng được các nhà đầu tư quan tâm nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng vào được. Cơ sở hạ tầng là những công trình đầu tư đòi hỏi thời gian thu hồi vốn lâu và để đảm bảo điều này lại đòi hỏi có nguồn vốn lớn cho nên không phải tất cả các nhà đầu tư đều có thể tham gia được vào tất cả các dự án.
Chính vì thế những dự án có khả năng thu hồi vốn sẽ khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia. Với những dự án không có khả năng thu hồi vốn thì Chính phủ phải sử dụng nguồn lực của mình để thực hiện.
Thưa Bộ trưởng, việc phân cấp trong quản lý như hiện nay đã giảm thiểu phiền hà về thủ tục đầu tư so với trước kia?
Phải nói đó là việc làm đúng đắn của Chính phủ, hợp với xu hướng cải cách hành chính của chúng ta. Chúng ta không nên tập trung quá nhiều vào trung ương mà nên phân cấp địa phương. Bởi vì địa phương sát người dân, doanh nghiệp hơn, họ lo giải quyết vấn đề cấp bách của địa phương mình.
Do đó mỗi địa phương họ có một trách nhiệm trong thu hút đầu tư, tạo khả năng cho các địa phương chủ động thu hút đầu tư và họ làm tốt việc này, thực tế đã đem lại kết quả như ngày hôm nay.