Môi trường lao động, chìa khóa thành công
Làm sao thu hút được nguồn nhân lực giỏi và khi có được người giỏi thì giữ chân bằng cách nào?
Một doanh nghiệp phát triển bền vững, bên cạnh “cái tâm, cái tầm” của người lãnh đạo cần có một đội quân lành nghề, nhiệt huyết.
Làm sao thu hút được nguồn nhân lực giỏi và khi có được người giỏi thì giữ chân bằng cách nào?
Đó là những câu hỏi mà lâu nay hầu hết các doanh nghiệp đang lúng túng. Trong khi ấy, các chuyên gia kinh tế đều nhận định rằng ổn định nguồn nhân lực là một trong các điều kiện then chốt quyết định sự cạnh tranh của doanh nghiệp.
Vấn đề môi trường lao động được ông Ian Spaulding, Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Sears Holdings xếp vào mối quan hệ của chuỗi kinh doanh bền vững. Lâu nay, vấn đề trách nhiệm xã hội luôn là những tiêu chuẩn các nhà nhập khẩu đưa ra đối với các hàng hoá.
Tiêu chuẩn của các nhà nhập khẩu quốc tế
Tập đoàn Sears luôn coi môi trường lao động là một trong những điều kiện tiêu chuẩn bắt buộc đối với các đối tác của tập đoàn. Hiện nay, tập đoàn đang có mối liên hệ với hơn 5.000 nhà máy gia công tại 35 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, đến nay, Sears cũng đang làm ăn với 116 nhà máy sản xuất.
Chỉ dựa vào kết quả đánh giá ban đầu của Sears tại hệ thống các nhà máy ở Việt Nam đang cung ứng hàng hoá cho tập đoàn trong thời gian qua có đến trên 90% thường xuyên có vấn đề về môi trường an toàn, vệ sinh lao động.
Ông Ian Spaulding đã khuyến cáo rằng, hiện nay, bên cạnh chất lượng hàng hoá, xu hướng trách nhiệm xã hội đang được các nhà nhập khẩu nước ngoài quan tâm hơn.
Các doanh nghiệp Việt Nam muốn đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hợp tác với khách hàng nước ngoài, đặc biệt, muốn tiếp cận với các nhà nhập khẩu lớn nhất thiết cần tạo được một môi trường lao động hài hoà ở nhà máy là đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn cho người tham gia lao động.
Chỉ riêng Tập đoàn Sears nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của mỗi năm đã rất lớn. Với 3.500 cửa hàng ở khu vực Bắc Mỹ, mỗi năm chi khoảng 100 triệu USD dành riêng cho các mặt hàng quần áo, giày dép, đồ nội thất và dụng cụ gia đình. Các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều cơ hội trở thành nhà cung ứng hàng hoá cho Tập đoàn nói riêng và các nhà nhập khẩu hàng hoá khác trên thế giới.
Theo như ý kiến của bà Anne Knowles, chuyên gia cao cấp phụ trách các hoạt động giới chủ của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm và xây dựng cho mình một chương trình cải tiến doanh nghiệp.
Hiện nay, ILO đang phối hợp với VCCI triển khai chương trình cải tiến doanh nghiệp (FIP) tại Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.
Một trong những vấn đề trọng tâm của chương trình này là đẩy mạnh các mối quan hệ về lao động, cải thiện môi trường nơi làm việc theo hướng đảm bảo về mặt an toàn, đảm bảo về sức khoẻ cho người lao động, nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực hướng đến nền sản xuất sạch hơn.
Đây là chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất từ đó sẽ nâng cao mức lợi nhuận. Trước Việt Nam, Chương trình FIP đã được triển khai tại một số nước trong khu vực.
Theo nhận xét của Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Sears Holdings, đối với những nhà máy sản xuất tại Campuchia, sau quá trình ứng dụng chương trình FIP đã khá hơn rất nhiều so với trước kia. Vì vậy, FIP có thể là một chương trình mà các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng để cải thiện môi trường trong sản xuất.
Ngoài ra, dựa vào tiêu chuẩn và kinh nghiệm đánh giá của bản thân là nhà nhập khẩu hàng hoá, Tập đoàn Sears luôn sẵn sàng hỗ trợ về xây dựng những tiêu chí cho mô hình sản xuất hài hoà nếu các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra một mô hình sản xuất mang tính khuôn mẫu.
Cạnh tranh từ việc giữ chân người lao động
Những năm gần đây, tình trạng thiếu hụt lao động diễn ra thường xuyên tại các doanh nghiệp. Trước kia, biến động về nguồn lao động chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định và trong từng khoảng thời gian nhất định.
Nay, tình trạng này đang diễn ra ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, quanh năm và xảy ra ở tất cả các ngành nghề lĩnh vực. Tình hình này cũng là điều đương nhiên khi nhu cầu cao và tăng nhanh hơn cả mức cung.
Hiện nay, hoạt động sản xuất công nghiệp đang phát triển rộng tại các địa phương trên cả nước. Do đó, ngày nay, người lao động đã có nhiều sự lựa chọn hơn trước.
Ngoài mức lương bổng, chính sách phúc lợi, người lao động còn chú ý đến ngành nghề, đối tượng doanh nghiệp, mối quan hệ ở nơi làm việc, điều kiện làm việc.
Trước những biến động bất thường của thị trường lao động trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, gỗ... thì sức ép về nguồn lao động ngày càng tăng cao hơn.
Mất đi một người thợ giỏi, năng suất lao động sẽ giảm theo, trong khi các chi phí sản xuất lại không thay đổi mà có chiều hướng tăng lên. Do áp lực về kì hạn gian giao hàng không thay đổi, để theo kịp, doanh nghiệp buộc phải tăng ca kéo dài giờ làm. Khi tìm được người mới lại phải tiếp tục mất thêm một khoảng thời gian để người lao động thích nghi.
Ông Phạm Xuân Hồng, Phó chủ tịch Vitas cho biết, theo khảo sát của hội dệt may thêu đan Tp.HCM (Vitas ) và Trung tâm Đào tạo dệt may quốc tế, đối với ngành may mặc, để đào tạo được 1 người thợ mới lành nghề thay thế cho người cũ thì doanh nghiệp phải mất ít nhất là 1.000 USD/người.
Tình trạng thiếu hụt lao động như hiện nay khiến cho tình trạng sản xuất của các doanh nghiệp luôn trong thế bị động, do đó khó tạo được cho mình điểm nổi bật để thuyết phục khách hàng.
Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp rất cần áp dụng và đẩy mạnh các chương trình để có một môi trường lao động thân thiện để giữ chân người lao động giúp ổn định sản xuất, đồng thời nâng cao mặt tiêu chuẩn quốc tế cho hàng hoá là trách nhiệm xã hội.
Gia nhập WTO, cánh cửa kinh tế Việt Nam vươn ra nền kinh tế toàn cầu được mở rộng hơn. Cơ hội không ít, nhưng để nắm bắt được cơ hội các doanh nghiệp rất cần trang bị một chìa khoá thật vững chắc.
Làm sao thu hút được nguồn nhân lực giỏi và khi có được người giỏi thì giữ chân bằng cách nào?
Đó là những câu hỏi mà lâu nay hầu hết các doanh nghiệp đang lúng túng. Trong khi ấy, các chuyên gia kinh tế đều nhận định rằng ổn định nguồn nhân lực là một trong các điều kiện then chốt quyết định sự cạnh tranh của doanh nghiệp.
Vấn đề môi trường lao động được ông Ian Spaulding, Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Sears Holdings xếp vào mối quan hệ của chuỗi kinh doanh bền vững. Lâu nay, vấn đề trách nhiệm xã hội luôn là những tiêu chuẩn các nhà nhập khẩu đưa ra đối với các hàng hoá.
Tiêu chuẩn của các nhà nhập khẩu quốc tế
Tập đoàn Sears luôn coi môi trường lao động là một trong những điều kiện tiêu chuẩn bắt buộc đối với các đối tác của tập đoàn. Hiện nay, tập đoàn đang có mối liên hệ với hơn 5.000 nhà máy gia công tại 35 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, đến nay, Sears cũng đang làm ăn với 116 nhà máy sản xuất.
Chỉ dựa vào kết quả đánh giá ban đầu của Sears tại hệ thống các nhà máy ở Việt Nam đang cung ứng hàng hoá cho tập đoàn trong thời gian qua có đến trên 90% thường xuyên có vấn đề về môi trường an toàn, vệ sinh lao động.
Ông Ian Spaulding đã khuyến cáo rằng, hiện nay, bên cạnh chất lượng hàng hoá, xu hướng trách nhiệm xã hội đang được các nhà nhập khẩu nước ngoài quan tâm hơn.
Các doanh nghiệp Việt Nam muốn đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hợp tác với khách hàng nước ngoài, đặc biệt, muốn tiếp cận với các nhà nhập khẩu lớn nhất thiết cần tạo được một môi trường lao động hài hoà ở nhà máy là đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn cho người tham gia lao động.
Chỉ riêng Tập đoàn Sears nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của mỗi năm đã rất lớn. Với 3.500 cửa hàng ở khu vực Bắc Mỹ, mỗi năm chi khoảng 100 triệu USD dành riêng cho các mặt hàng quần áo, giày dép, đồ nội thất và dụng cụ gia đình. Các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều cơ hội trở thành nhà cung ứng hàng hoá cho Tập đoàn nói riêng và các nhà nhập khẩu hàng hoá khác trên thế giới.
Theo như ý kiến của bà Anne Knowles, chuyên gia cao cấp phụ trách các hoạt động giới chủ của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm và xây dựng cho mình một chương trình cải tiến doanh nghiệp.
Hiện nay, ILO đang phối hợp với VCCI triển khai chương trình cải tiến doanh nghiệp (FIP) tại Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.
Một trong những vấn đề trọng tâm của chương trình này là đẩy mạnh các mối quan hệ về lao động, cải thiện môi trường nơi làm việc theo hướng đảm bảo về mặt an toàn, đảm bảo về sức khoẻ cho người lao động, nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực hướng đến nền sản xuất sạch hơn.
Đây là chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất từ đó sẽ nâng cao mức lợi nhuận. Trước Việt Nam, Chương trình FIP đã được triển khai tại một số nước trong khu vực.
Theo nhận xét của Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Sears Holdings, đối với những nhà máy sản xuất tại Campuchia, sau quá trình ứng dụng chương trình FIP đã khá hơn rất nhiều so với trước kia. Vì vậy, FIP có thể là một chương trình mà các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng để cải thiện môi trường trong sản xuất.
Ngoài ra, dựa vào tiêu chuẩn và kinh nghiệm đánh giá của bản thân là nhà nhập khẩu hàng hoá, Tập đoàn Sears luôn sẵn sàng hỗ trợ về xây dựng những tiêu chí cho mô hình sản xuất hài hoà nếu các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra một mô hình sản xuất mang tính khuôn mẫu.
Cạnh tranh từ việc giữ chân người lao động
Những năm gần đây, tình trạng thiếu hụt lao động diễn ra thường xuyên tại các doanh nghiệp. Trước kia, biến động về nguồn lao động chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định và trong từng khoảng thời gian nhất định.
Nay, tình trạng này đang diễn ra ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, quanh năm và xảy ra ở tất cả các ngành nghề lĩnh vực. Tình hình này cũng là điều đương nhiên khi nhu cầu cao và tăng nhanh hơn cả mức cung.
Hiện nay, hoạt động sản xuất công nghiệp đang phát triển rộng tại các địa phương trên cả nước. Do đó, ngày nay, người lao động đã có nhiều sự lựa chọn hơn trước.
Ngoài mức lương bổng, chính sách phúc lợi, người lao động còn chú ý đến ngành nghề, đối tượng doanh nghiệp, mối quan hệ ở nơi làm việc, điều kiện làm việc.
Trước những biến động bất thường của thị trường lao động trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, gỗ... thì sức ép về nguồn lao động ngày càng tăng cao hơn.
Mất đi một người thợ giỏi, năng suất lao động sẽ giảm theo, trong khi các chi phí sản xuất lại không thay đổi mà có chiều hướng tăng lên. Do áp lực về kì hạn gian giao hàng không thay đổi, để theo kịp, doanh nghiệp buộc phải tăng ca kéo dài giờ làm. Khi tìm được người mới lại phải tiếp tục mất thêm một khoảng thời gian để người lao động thích nghi.
Ông Phạm Xuân Hồng, Phó chủ tịch Vitas cho biết, theo khảo sát của hội dệt may thêu đan Tp.HCM (Vitas ) và Trung tâm Đào tạo dệt may quốc tế, đối với ngành may mặc, để đào tạo được 1 người thợ mới lành nghề thay thế cho người cũ thì doanh nghiệp phải mất ít nhất là 1.000 USD/người.
Tình trạng thiếu hụt lao động như hiện nay khiến cho tình trạng sản xuất của các doanh nghiệp luôn trong thế bị động, do đó khó tạo được cho mình điểm nổi bật để thuyết phục khách hàng.
Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp rất cần áp dụng và đẩy mạnh các chương trình để có một môi trường lao động thân thiện để giữ chân người lao động giúp ổn định sản xuất, đồng thời nâng cao mặt tiêu chuẩn quốc tế cho hàng hoá là trách nhiệm xã hội.
Gia nhập WTO, cánh cửa kinh tế Việt Nam vươn ra nền kinh tế toàn cầu được mở rộng hơn. Cơ hội không ít, nhưng để nắm bắt được cơ hội các doanh nghiệp rất cần trang bị một chìa khoá thật vững chắc.