“Mong doanh nghiệp Việt Nam đến tìm cơ hội”
Năm 2007, đầu tư của Việt Nam vào Campuchia đạt mức 115 triệu USD. Làn sóng đầu tư từ Việt Nam vào nước này ngày càng tăng
Năm 2007, đầu tư của Việt Nam vào Campuchia đạt mức 115 triệu USD. Làn sóng đầu tư từ Việt Nam vào nước này ngày càng tăng.
Đáng chú ý là nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã quan tâm đến thị trường Campuchia như: Công ty Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam...
Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Mao Thora, Quốc vụ khanh Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia xung quanh vấn đề này.
Xin ông cho biết, Chính phủ Campuchia có những chính sách ưu đãi đặc biệt gì đối với các nhà đầu tư Việt Nam, để thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đến Campuchia?
Đúng là trong năm qua, đầu tư của Việt Nam vào Campuchia tăng mạnh và đã có nhiều công ty lớn của Việt Nam quan tâm đến việc đầu tư tại Campuchia, thậm chí có rất nhiều công ty đã thành lập văn phòng đại diện tại Campuchia để triển khai các dự án đầu tư. Chúng tôi rất mong muốn các doanh nghiệp lớn của Việt Nam hay những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các tỉnh biên giới của Việt Nam đến Campuchia tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Khi các doanh nghiệp Việt Nam vào đầu tư ở Campuchia, nên đầu tư tập trung vào các khu kinh tế đặc biệt của Campuchia. Nếu vào được các đặc khu kinh tế này, chúng ta sẽ tận dụng lợi thế của nhau, ví dụ như ưu đãi thuế quan của Campuchia, và phía Campuchia cũng tận dụng được cơ sở hạ tầng của Việt Nam như bến cảng, đường sá...
Vậy các tỉnh biên giới của Campuchia đã thiết lập được mối liên hệ với Việt Nam để thu hút đầu tư hay chưa?
Hiện nay, theo chính sách của Nhà nước Campuchia, tại các tỉnh giáp biên giới đã thành lập một Uỷ ban đầu tư. Uỷ ban này có nhiệm vụ đi kêu gọi đầu tư ở các quốc gia lân cận đầu tư vào Campuchia.
Tại phía biên giới Việt Nam thì Uỷ ban các tỉnh sát biên giới có nhiệm vụ mời gọi để thu hút các doanh nghiệp Việt Nam, còn các tỉnh giáp Thái Lan thì Uỷ ban của nơi này có nhiệm vụ lôi kéo các doanh nghiệp của Thái Lan. Uỷ ban này được phép cấp giấy phép đầu tư cho những doanh nghiệp có dự án đầu tư từ 2 triệu USD trở xuống. Chính sách thì chúng ta có rồi, vấn đề là chúng ta triển khai thực hiện như thế nào cho có hiệu quả tốt nhất mà thôi.
Ông có nhận xét gì về hoạt động biên mậu giữa Việt Nam - Campuchia trong thời gian qua? Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 giữa hai nước đạt gần 1.200 triệu USD đã tương xứng với tiềm năng chưa, thưa ông?
Theo đánh giá kết quả biên mậu trong thời gian qua, tôi thấy có sự tăng trưởng tốt và kết quả của sự tăng trưởng này trước nhất là nhờ cơ sở hạ tầng mà Chính phủ hai nước đã đầu tư xây dựng ở khu vực biên giới.
Về cơ cấu mặt hàng, chúng ta cố gắng khắc phục tình trạng xuất, nhập khẩu những mặt hàng đơn điệu. Trong thời gian qua, các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Campuchia chỉ có quần áo, giầy dép. Tôi nghĩ chúng ta nên mở rộng và làm phong phú thêm các mặt hàng xuất, nhập khẩu giữa hai nước.
Có nhiều mặt hàng của Campuchia xuất khẩu vào thị trường bên ngoài thì vướng quy định về an toàn hoặc về kiểm dịch y tế của thế giới, chẳng hạn như để xuất vào thị trường các nước châu Âu, do các mặt hàng của Campuchia không đáp ứng đúng các yêu cầu về y tế và kiểm dịch nên chúng tôi khó vào được thị trường này, buộc phải xuất vào các nước láng giềng có quy định dễ dàng hơn như Việt Nam hay Thái Lan.
Nhưng khi hàng hóa của Campuchia xuất vào thị trường Thái Lan thì giá của Thái Lan rất thấp so với giá đưa về bán tại thị trường Việt Nam, nên hiện nay có tình trạng là hàng nông sản của Campuchia đang đổ vào thị trường Việt Nam.
Theo số liệu báo cáo, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước trong năm 2007 là 1.200 triệu USD. Theo tôi, con số này có thể cao hơn nhiều vì chúng ta chỉ thống kê những số liệu xuất, nhập khẩu chính ngạch, còn những mặt hàng xuất tiểu ngạch thì lớn hơn rất nhiều mà chúng ta chưa thống kê được.
Tôi đề nghị Bộ Thương mại của hai nước làm sao giám sát và thống kê hết toàn bộ lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới chính ngạch lẫn tiểu ngạch để chúng ta có biện pháp thúc đẩy hoạt động biên mậu giữa hai nước ngày càng phát triển hơn nữa. Nếu có sự hợp tác và gắn bó giữa các tỉnh biên giới thì việc theo dõi lượng hàng hóa xuất tiểu ngạch có thể thực hiện được.
Hiện nay tình trạng buôn lậu qua biên giới giữa hai nước diễn ra rất phức tạp, vậy Chính phủ Campuchia có giải pháp gì để làm giảm bớt tệ nạn này, thưa ông?
Như tôi đã nêu lên tại Hội nghị biên mậu Việt Nam-Campuchia tổ chức ngày 15/1 vừa qua, Chỉ thị 02 của Chính phủ Campuchia là tập trung chủ yếu vào việc ngăn chặn và chống buôn lậu những mặt hàng quan trọng như xe ô tô và xăng dầu.
Về xe ô tô thì tập trung chống buôn lậu ở biên giới phía Tây từ Thái Lan qua, còn về xăng dầu thì buôn lậu từ Việt Nam sang Campuchia. Hiện nay Chỉ thị 02 đã được triển khai thực hiện rồi, vấn đề còn lại là do người thực hiện như thế nào, có nghiêm hay không.
Tôi thấy lâu lâu có bắt được một vài vụ buôn lậu nhưng các vụ này chủ yếu là ở tỉnh Tà Keo, còn các tỉnh khác thì chưa nghe. Tại Hội nghị cũng đã đưa ra một số biện pháp để ngăn chặn buôn lậu biên giới. Một là, chúng ta cần phải đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho các thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên.
Hai là, chúng ta sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng ở các tỉnh biên giới như ngài Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Cẩm Tú đã nêu tại Hội nghị để thúc đẩy hoạt động biên mậu phát triển hơn. Ba là, sẽ cố gắng phát triển thu hút đầu tư vào các tỉnh biên giới tạo việc làm cho cư dân nghèo vùng biên cũng là giải pháp hữu hiệu góp phần giảm dần buôn lậu qua biên giới.
Đáng chú ý là nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã quan tâm đến thị trường Campuchia như: Công ty Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam...
Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Mao Thora, Quốc vụ khanh Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia xung quanh vấn đề này.
Xin ông cho biết, Chính phủ Campuchia có những chính sách ưu đãi đặc biệt gì đối với các nhà đầu tư Việt Nam, để thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đến Campuchia?
Đúng là trong năm qua, đầu tư của Việt Nam vào Campuchia tăng mạnh và đã có nhiều công ty lớn của Việt Nam quan tâm đến việc đầu tư tại Campuchia, thậm chí có rất nhiều công ty đã thành lập văn phòng đại diện tại Campuchia để triển khai các dự án đầu tư. Chúng tôi rất mong muốn các doanh nghiệp lớn của Việt Nam hay những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các tỉnh biên giới của Việt Nam đến Campuchia tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Khi các doanh nghiệp Việt Nam vào đầu tư ở Campuchia, nên đầu tư tập trung vào các khu kinh tế đặc biệt của Campuchia. Nếu vào được các đặc khu kinh tế này, chúng ta sẽ tận dụng lợi thế của nhau, ví dụ như ưu đãi thuế quan của Campuchia, và phía Campuchia cũng tận dụng được cơ sở hạ tầng của Việt Nam như bến cảng, đường sá...
Vậy các tỉnh biên giới của Campuchia đã thiết lập được mối liên hệ với Việt Nam để thu hút đầu tư hay chưa?
Hiện nay, theo chính sách của Nhà nước Campuchia, tại các tỉnh giáp biên giới đã thành lập một Uỷ ban đầu tư. Uỷ ban này có nhiệm vụ đi kêu gọi đầu tư ở các quốc gia lân cận đầu tư vào Campuchia.
Tại phía biên giới Việt Nam thì Uỷ ban các tỉnh sát biên giới có nhiệm vụ mời gọi để thu hút các doanh nghiệp Việt Nam, còn các tỉnh giáp Thái Lan thì Uỷ ban của nơi này có nhiệm vụ lôi kéo các doanh nghiệp của Thái Lan. Uỷ ban này được phép cấp giấy phép đầu tư cho những doanh nghiệp có dự án đầu tư từ 2 triệu USD trở xuống. Chính sách thì chúng ta có rồi, vấn đề là chúng ta triển khai thực hiện như thế nào cho có hiệu quả tốt nhất mà thôi.
Ông có nhận xét gì về hoạt động biên mậu giữa Việt Nam - Campuchia trong thời gian qua? Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 giữa hai nước đạt gần 1.200 triệu USD đã tương xứng với tiềm năng chưa, thưa ông?
Theo đánh giá kết quả biên mậu trong thời gian qua, tôi thấy có sự tăng trưởng tốt và kết quả của sự tăng trưởng này trước nhất là nhờ cơ sở hạ tầng mà Chính phủ hai nước đã đầu tư xây dựng ở khu vực biên giới.
Về cơ cấu mặt hàng, chúng ta cố gắng khắc phục tình trạng xuất, nhập khẩu những mặt hàng đơn điệu. Trong thời gian qua, các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Campuchia chỉ có quần áo, giầy dép. Tôi nghĩ chúng ta nên mở rộng và làm phong phú thêm các mặt hàng xuất, nhập khẩu giữa hai nước.
Có nhiều mặt hàng của Campuchia xuất khẩu vào thị trường bên ngoài thì vướng quy định về an toàn hoặc về kiểm dịch y tế của thế giới, chẳng hạn như để xuất vào thị trường các nước châu Âu, do các mặt hàng của Campuchia không đáp ứng đúng các yêu cầu về y tế và kiểm dịch nên chúng tôi khó vào được thị trường này, buộc phải xuất vào các nước láng giềng có quy định dễ dàng hơn như Việt Nam hay Thái Lan.
Nhưng khi hàng hóa của Campuchia xuất vào thị trường Thái Lan thì giá của Thái Lan rất thấp so với giá đưa về bán tại thị trường Việt Nam, nên hiện nay có tình trạng là hàng nông sản của Campuchia đang đổ vào thị trường Việt Nam.
Theo số liệu báo cáo, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước trong năm 2007 là 1.200 triệu USD. Theo tôi, con số này có thể cao hơn nhiều vì chúng ta chỉ thống kê những số liệu xuất, nhập khẩu chính ngạch, còn những mặt hàng xuất tiểu ngạch thì lớn hơn rất nhiều mà chúng ta chưa thống kê được.
Tôi đề nghị Bộ Thương mại của hai nước làm sao giám sát và thống kê hết toàn bộ lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới chính ngạch lẫn tiểu ngạch để chúng ta có biện pháp thúc đẩy hoạt động biên mậu giữa hai nước ngày càng phát triển hơn nữa. Nếu có sự hợp tác và gắn bó giữa các tỉnh biên giới thì việc theo dõi lượng hàng hóa xuất tiểu ngạch có thể thực hiện được.
Hiện nay tình trạng buôn lậu qua biên giới giữa hai nước diễn ra rất phức tạp, vậy Chính phủ Campuchia có giải pháp gì để làm giảm bớt tệ nạn này, thưa ông?
Như tôi đã nêu lên tại Hội nghị biên mậu Việt Nam-Campuchia tổ chức ngày 15/1 vừa qua, Chỉ thị 02 của Chính phủ Campuchia là tập trung chủ yếu vào việc ngăn chặn và chống buôn lậu những mặt hàng quan trọng như xe ô tô và xăng dầu.
Về xe ô tô thì tập trung chống buôn lậu ở biên giới phía Tây từ Thái Lan qua, còn về xăng dầu thì buôn lậu từ Việt Nam sang Campuchia. Hiện nay Chỉ thị 02 đã được triển khai thực hiện rồi, vấn đề còn lại là do người thực hiện như thế nào, có nghiêm hay không.
Tôi thấy lâu lâu có bắt được một vài vụ buôn lậu nhưng các vụ này chủ yếu là ở tỉnh Tà Keo, còn các tỉnh khác thì chưa nghe. Tại Hội nghị cũng đã đưa ra một số biện pháp để ngăn chặn buôn lậu biên giới. Một là, chúng ta cần phải đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho các thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên.
Hai là, chúng ta sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng ở các tỉnh biên giới như ngài Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Cẩm Tú đã nêu tại Hội nghị để thúc đẩy hoạt động biên mậu phát triển hơn. Ba là, sẽ cố gắng phát triển thu hút đầu tư vào các tỉnh biên giới tạo việc làm cho cư dân nghèo vùng biên cũng là giải pháp hữu hiệu góp phần giảm dần buôn lậu qua biên giới.