Moody’s: Ngân hàng Việt Nam dễ bị khủng hoảng nợ châu Âu tấn công
Moody's liệt hệ thống ngân hàng Việt Nam vào nhóm dễ bị tác động tiêu cực nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Hệ thống ngân hàng của Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam là nhóm dễ bị tác động tiêu cực nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong trường hợp khủng hoảng nợ công châu Âu tiếp tục xấu đi. Đây là nhận định mà hãng định mức tín nhiệm Moody’s Investors Service đưa ra trong một báo cáo vừa công bố.
“Hệ thống ngân hàng của các nước này hiện tại không còn ở thế rủi ro cao như ở thời điểm xảy ra cú sốc Lehman Brothers. Nhưng Moody’s cho rằng, các hệ thống này dễ chịu ảnh hưởng hơn so với các hệ thống ngân hàng khác ở châu Á - Thái Bình Dương trước những ảnh hưởng ban đầu nếu cuộc khủng hoảng nợ châu Âu diễn biến xấu thêm”, ông Stephen Long, Giám đốc phụ trách mảng định chế tài chính ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Moody’s, nhận định.
Theo hãng định mức tín nhiệm này, về cơ bản, các hệ thống ngân hàng ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ vững vàng trước cơn lốc nợ công của châu Âu, nhưng rủi ro vẫn đang có chiều hướng tăng.
“Kịch bản chính của chúng tôi về sự vững chãi của các ngân hàng tỏng khu vực vẫn được giữ nguyên về căn bản. Tuy nhiên, rủi ro đối với kịch bản này đã tăng lên, dẫn tới việc sẽ phải xem xét kỹ hơn xem các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng thế nào trong những kịch bản bất lợi hơn”, ông Long phát biểu.
Theo thông cáo báo chí của Moody’s, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đang đặt ra những nguy cơ đối với hoạt động tín dụng nhìn chung là cởi mở của các ngân hàng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ nửa cuối năm 2011 tới nay, xuất khẩu của châu Á đã giảm trên diện rộng, nhiều đồng tiền châu Á chuyển sang mất giá từ chỗ lên giá trước đó, đồng thời xuất hiện thêm nhiều bằng chứng rõ nét cho thấy các ngân hàng châu Âu đang bán lại danh mục cho vay ở thị trường này.
Báo cáo của Moody’s phân loại hệ thống ngân hàng của 16 quốc gia châu Á thành 3 nhóm xét về mức độ dễ chịu tác động từ sự chuyển xấu của khủng hoảng nợ châu Âu, gồm các cấp độ là dễ chịu ảnh hưởng hơn, dễ chịu ảnh hưởng, và ít có khả năng bị ảnh hưởng hơn. Trong đó, các ngân hàng của Việt Nam cùng Australia, New Zealand và Hàn Quốc cùng bị liệt vào nhóm thứ nhất.
Moody’s cho rằng, hệ thống ngân hàng của Australia và New Zeland đối mặt rủi ro cao về tái cấp vốn cũng như nguy cơ tiềm tàng về sự gia tăng mạnh trong chi phí vay vốn và phòng ngừa rủi ro. Trong khi đó, Hàn Quốc có tỷ lệ vốn vay/tiền gửi đối với ngoại tệ cao, lên tới 328%, và nguồn vốn từ thị trường bên ngoài chiếm tới 9% tổng nguồn vốn. Ngoài ra, kinh tế Hàn Quốc bị Moody’s đánh giá là phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu.
Đối với trường hợp Việt Nam, Moody’s cho rằng, yếu điểm nằm ở chỗ nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự đa dạng, hệ thống tài chính còn yếu kém, và các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn vay USD lãi suất thấp, đặt hệ thống ngân hàng vào thế rủi ro trước bất kỳ sự thắt chặt bất ngờ nào của nguồn thanh khoản ngoại tệ.
Các hệ thống ngân hàng mà Moody’s liệt vào nhóm thứ hai bao gồm Cambodia, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Mông Cổ, Singapore, Đài Loan và Thái Lan. Nhóm ít khả năng bị ảnh hưởng hơn bao gồm hệ thống ngân hàng của Indonesia và Phlippines.
“Hệ thống ngân hàng của các nước này hiện tại không còn ở thế rủi ro cao như ở thời điểm xảy ra cú sốc Lehman Brothers. Nhưng Moody’s cho rằng, các hệ thống này dễ chịu ảnh hưởng hơn so với các hệ thống ngân hàng khác ở châu Á - Thái Bình Dương trước những ảnh hưởng ban đầu nếu cuộc khủng hoảng nợ châu Âu diễn biến xấu thêm”, ông Stephen Long, Giám đốc phụ trách mảng định chế tài chính ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Moody’s, nhận định.
Theo hãng định mức tín nhiệm này, về cơ bản, các hệ thống ngân hàng ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ vững vàng trước cơn lốc nợ công của châu Âu, nhưng rủi ro vẫn đang có chiều hướng tăng.
“Kịch bản chính của chúng tôi về sự vững chãi của các ngân hàng tỏng khu vực vẫn được giữ nguyên về căn bản. Tuy nhiên, rủi ro đối với kịch bản này đã tăng lên, dẫn tới việc sẽ phải xem xét kỹ hơn xem các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng thế nào trong những kịch bản bất lợi hơn”, ông Long phát biểu.
Theo thông cáo báo chí của Moody’s, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đang đặt ra những nguy cơ đối với hoạt động tín dụng nhìn chung là cởi mở của các ngân hàng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ nửa cuối năm 2011 tới nay, xuất khẩu của châu Á đã giảm trên diện rộng, nhiều đồng tiền châu Á chuyển sang mất giá từ chỗ lên giá trước đó, đồng thời xuất hiện thêm nhiều bằng chứng rõ nét cho thấy các ngân hàng châu Âu đang bán lại danh mục cho vay ở thị trường này.
Báo cáo của Moody’s phân loại hệ thống ngân hàng của 16 quốc gia châu Á thành 3 nhóm xét về mức độ dễ chịu tác động từ sự chuyển xấu của khủng hoảng nợ châu Âu, gồm các cấp độ là dễ chịu ảnh hưởng hơn, dễ chịu ảnh hưởng, và ít có khả năng bị ảnh hưởng hơn. Trong đó, các ngân hàng của Việt Nam cùng Australia, New Zealand và Hàn Quốc cùng bị liệt vào nhóm thứ nhất.
Moody’s cho rằng, hệ thống ngân hàng của Australia và New Zeland đối mặt rủi ro cao về tái cấp vốn cũng như nguy cơ tiềm tàng về sự gia tăng mạnh trong chi phí vay vốn và phòng ngừa rủi ro. Trong khi đó, Hàn Quốc có tỷ lệ vốn vay/tiền gửi đối với ngoại tệ cao, lên tới 328%, và nguồn vốn từ thị trường bên ngoài chiếm tới 9% tổng nguồn vốn. Ngoài ra, kinh tế Hàn Quốc bị Moody’s đánh giá là phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu.
Đối với trường hợp Việt Nam, Moody’s cho rằng, yếu điểm nằm ở chỗ nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự đa dạng, hệ thống tài chính còn yếu kém, và các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn vay USD lãi suất thấp, đặt hệ thống ngân hàng vào thế rủi ro trước bất kỳ sự thắt chặt bất ngờ nào của nguồn thanh khoản ngoại tệ.
Các hệ thống ngân hàng mà Moody’s liệt vào nhóm thứ hai bao gồm Cambodia, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Mông Cổ, Singapore, Đài Loan và Thái Lan. Nhóm ít khả năng bị ảnh hưởng hơn bao gồm hệ thống ngân hàng của Indonesia và Phlippines.