Moody’s xếp tài sản Vietcombank tốt nhất các ngân hàng Việt Nam
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa công bố báo cáo xếp hạng đối với Vietcombank
Trong kỳ báo cáo vừa công bố, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s tiếp tục đưa ra những nhận xét tích cực về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Cụ thể, theo đánh giá của Moody’s, chất lượng tài sản của Vietcombank tốt nhất trong các ngân hàng tại Việt Nam; khả năng sinh lời được cải thiện do tỷ lệ lãi biên (NIM) được cải thiện và xu hướng đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi…
Moody’s hiện giữ nguyên kết quả xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank như tại kỳ đánh giá tháng 7/2016, trên các khía cạnh chính: định hạng nhà phát hành nội tệ/ngoại tệ dài hạn (B1); định hạng tiền gửi nội tệ dài hạn (B1); định hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn (B2); đánh giá rủi ro cơ sở (b2); đánh giá rủi ro cơ sở điều chỉnh (b2); triển vọng ổn định.
Mặc dù tiếp tục đánh giá triển vọng ổn định, nhưng Moody’s cũng chỉ ra thách thức lớn đối với Vietcombank là nhu cầu vốn cho tăng trưởng. Mức tín nhiệm của Vietcombank có thể được xem xét điều chỉnh tăng nếu ngân hàng thực hiện thành công kế hoạch tăng vốn điều lệ.
Năm 2016, lợi nhuận trước thuế trước dự phòng của Vietcombank đạt tới 14.605 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Dự phòng rủi ro đã trích 6.392 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế sau trích lập dự phòng theo đó đạt tới 8.212 tỷ đồng, tăng 23,4% so cùng kỳ, đạt 102,7% kế hoạch năm 2016.
Cuối năm 2016, Vietcombank đã phát hành thành công 8.000 tỷ đồng trái phiếu dài hạn, trong đó có 6.000 tỷ đồng được tính cho vốn cấp 2 để cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR). Theo đó, đến cuối 2016, CAR của ngân hàng đã ở mức 10,29%, cao hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước (tối thiểu 9%).
Cụ thể, theo đánh giá của Moody’s, chất lượng tài sản của Vietcombank tốt nhất trong các ngân hàng tại Việt Nam; khả năng sinh lời được cải thiện do tỷ lệ lãi biên (NIM) được cải thiện và xu hướng đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi…
Moody’s hiện giữ nguyên kết quả xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank như tại kỳ đánh giá tháng 7/2016, trên các khía cạnh chính: định hạng nhà phát hành nội tệ/ngoại tệ dài hạn (B1); định hạng tiền gửi nội tệ dài hạn (B1); định hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn (B2); đánh giá rủi ro cơ sở (b2); đánh giá rủi ro cơ sở điều chỉnh (b2); triển vọng ổn định.
Mặc dù tiếp tục đánh giá triển vọng ổn định, nhưng Moody’s cũng chỉ ra thách thức lớn đối với Vietcombank là nhu cầu vốn cho tăng trưởng. Mức tín nhiệm của Vietcombank có thể được xem xét điều chỉnh tăng nếu ngân hàng thực hiện thành công kế hoạch tăng vốn điều lệ.
Năm 2016, lợi nhuận trước thuế trước dự phòng của Vietcombank đạt tới 14.605 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Dự phòng rủi ro đã trích 6.392 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế sau trích lập dự phòng theo đó đạt tới 8.212 tỷ đồng, tăng 23,4% so cùng kỳ, đạt 102,7% kế hoạch năm 2016.
Cuối năm 2016, Vietcombank đã phát hành thành công 8.000 tỷ đồng trái phiếu dài hạn, trong đó có 6.000 tỷ đồng được tính cho vốn cấp 2 để cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR). Theo đó, đến cuối 2016, CAR của ngân hàng đã ở mức 10,29%, cao hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước (tối thiểu 9%).