Morocco, thị trường lớn cho hàng bình dân
Thị trường Morocco rất giàu tiềm năng, có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm bình dân, chất lượng vừa phải và giá thành không cao
Thương vụ Việt Nam tại Morocco cho biết, theo số liệu thống kê của Hải quan Morocco, trong 6 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Morocco đạt 19,3 triệu USD, chiếm 0,14% tổng giá trị nhập khẩu của Morocco, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006.
Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Morocco đạt khoảng 538,4 ngàn USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều đã là trên 19,838 triệu USD.
Cũng tương tự như vậy, số liệu của Hải quan Việt Nam chỉ rõ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Morocco năm 2006 đạt khoảng 10,5 triệu USD (tăng 21% so với năm 2005, tương ứng khoảng 8,7 triệu USD).
Trong khi đó, riêng số liệu xuất khẩu của Việt Nam sang Morocco năm 2006, theo thống kê của Hải quan Morocco, đã lên tới 20,223 triệu USD, và con số này cao gấp đôi so với số liệu của Hải quan Việt Nam.
Theo số liệu của Hải quan Morocco, trong 6 tháng đầu năm 2007, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Morocco là cà phê đạt 8,76 triệu USD, tivi màu 5,14 triệu USD, thiết bị máy tính 1,39 triệu USD, giày dép 1,24 triệu USD, săm lốp cao su 686 ngàn USD, hàng dệt may 570 ngàn USD, và những hàng hoá khác trị giá khoảng 959 ngàn USD.
Còn các mặt hàng nhập khẩu từ Morocco chủ yếu là các mặt hàng sắt vụn (225 ngàn USD), giày thể thao nam (113,8 ngàn USD), sợi tổng hợp, đá xây dựng và một số hàng hoá khác.
Tuy nhiên, theo Thương vụ Việt Nam tại Morocco, số lượng và giá trị hàng Việt Nam xuất khẩu sang Morocco trong những năm qua còn thấp và thay đổi thất thường, chưa đa dạng. Việt Nam chỉ mới chủ yếu xuất khẩu cho Morocco các mặt hàng nông sản, hàng tiêu dùng.
Bên cạnh đó, số lượng hàng hoá do Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Morocco cũng còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 5 - 6% so với lượng hàng xuất khẩu.
Thống kê trong giai đoạn 1991 - 2001 cho thấy, từ năm 1995, Việt Nam mới bắt đầu xuất khẩu sang Morocco và từ năm 1996 mới nhập khẩu từ Morocco.
Tháng 6/2001, Việt Nam và Morocco đã ký Hiệp định Thương mại, quy định dành cho nhau quy chế MFN trong buôn bán song phương. Từ đó đến năm 2004, buôn bán hai chiều dao động trong khoảng 1-3 triệu USD/năm. Riêng năm 2005, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt trên 8,1 triệu USD (số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam).
Phần lớn thời gian qua, Việt Nam đã xuất siêu sang Morocco, ngoại trừ năm 1999, Việt Nam nhập siêu 1,47 triệu USD (nguyên nhân chủ yếu là do nhập khẩu phốt phát của Morocco).
Theo nhận định của các chuyên gia Bộ Thương mại, thị trường Morocco rất giàu tiềm năng, có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm bình dân, chất lượng vừa phải và giá thành không cao.
Còn Morocco có những thế mạnh riêng về một số sản phẩm, đặc biệt là phốt phát. Vì vậy, hai bên có nhiều cơ hội trao đổi các sản phẩm thế mạnh của nhau.
Riêng về phía Việt Nam, một số lĩnh vực và ngành hàng tiềm năng mà các doanh nghiệp có thể kinh doanh và đầu tư tại thị trường Morocco là sản xuất và chế biến sợi bông, đánh bắt và chế biến hải sản, sản xuất và lắp ráp ô tô, công nghiệp đóng tàu, đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng, du lịch, chế biến nông sản thực phẩm.
Theo kinh nghiệm của các doanh nhân đã từng hoạt động kinh doanh tại thị trường Morocco, các doanh nghiệp nước ngoài muốn xuất khẩu thành công vào thị trường này thường phải có văn phòng đại diện hoặc sử dụng các đại lý, các nhà phân phối bản địa. Bởi các đại lý và nhà phân phối địa phương có thể giúp đỡ đắc lực cho doanh nghiệp nước ngoài nhờ kiến thức ngôn ngữ tiếng Arab và vốn hiểu biết về tập quán kinh doanh tại Morocco.
Nếu không đặt trụ sở tại đây, các doanh nghiệp nước ngoài có thể lựa chọn hình thức trung gian là thông qua đại lý thương mại. Hoạt động của đại lý thương mại theo Bộ Luật thương mại Morocco gồm 3 loại hình đại lý tại Morocco là đại lý thương mại, người môi giới và người được uỷ thác.
Nhằm mục tiêu thúc đẩy quan hệ thương mại giữa 2 nước, hiện nay, Việt Nam và Morocco đang tiến hành đàm phán để ký các Hiệp định song phương về tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư... Đây sẽ là những cơ sở thuận lợi để tạo điều kiện đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Morocco trong thời gian tới.
Đồng thời, Morocco đang dự kiến sẽ giảm thuế hải quan trong năm 2007 và đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập khẩu để tránh tình trạng buôn lậu cũng như ghi hoá đơn dưới giá trị.
Như vậy, hàng hoá các nước, trong đó có Việt Nam, sẽ thâm nhập được vào thị trường này một cách dễ dàng hơn.
Với tình hình chính trị, xã hội khá ổn định, kết hợp với việc Morocco đang đẩy mạnh quá trình mở cửa thị trường, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế, tiến hành cắt giảm thuế quan theo cam kết với WTO thì vị trí chiến lược của Morocco còn là cửa ngõ để hàng hoá của Việt Nam thâm nhập vào một số khu vực thị trường rộng lớn như châu Phi và Tây Phi.
Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Morocco đạt khoảng 538,4 ngàn USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều đã là trên 19,838 triệu USD.
Cũng tương tự như vậy, số liệu của Hải quan Việt Nam chỉ rõ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Morocco năm 2006 đạt khoảng 10,5 triệu USD (tăng 21% so với năm 2005, tương ứng khoảng 8,7 triệu USD).
Trong khi đó, riêng số liệu xuất khẩu của Việt Nam sang Morocco năm 2006, theo thống kê của Hải quan Morocco, đã lên tới 20,223 triệu USD, và con số này cao gấp đôi so với số liệu của Hải quan Việt Nam.
Theo số liệu của Hải quan Morocco, trong 6 tháng đầu năm 2007, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Morocco là cà phê đạt 8,76 triệu USD, tivi màu 5,14 triệu USD, thiết bị máy tính 1,39 triệu USD, giày dép 1,24 triệu USD, săm lốp cao su 686 ngàn USD, hàng dệt may 570 ngàn USD, và những hàng hoá khác trị giá khoảng 959 ngàn USD.
Còn các mặt hàng nhập khẩu từ Morocco chủ yếu là các mặt hàng sắt vụn (225 ngàn USD), giày thể thao nam (113,8 ngàn USD), sợi tổng hợp, đá xây dựng và một số hàng hoá khác.
Tuy nhiên, theo Thương vụ Việt Nam tại Morocco, số lượng và giá trị hàng Việt Nam xuất khẩu sang Morocco trong những năm qua còn thấp và thay đổi thất thường, chưa đa dạng. Việt Nam chỉ mới chủ yếu xuất khẩu cho Morocco các mặt hàng nông sản, hàng tiêu dùng.
Bên cạnh đó, số lượng hàng hoá do Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Morocco cũng còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 5 - 6% so với lượng hàng xuất khẩu.
Thống kê trong giai đoạn 1991 - 2001 cho thấy, từ năm 1995, Việt Nam mới bắt đầu xuất khẩu sang Morocco và từ năm 1996 mới nhập khẩu từ Morocco.
Tháng 6/2001, Việt Nam và Morocco đã ký Hiệp định Thương mại, quy định dành cho nhau quy chế MFN trong buôn bán song phương. Từ đó đến năm 2004, buôn bán hai chiều dao động trong khoảng 1-3 triệu USD/năm. Riêng năm 2005, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt trên 8,1 triệu USD (số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam).
Phần lớn thời gian qua, Việt Nam đã xuất siêu sang Morocco, ngoại trừ năm 1999, Việt Nam nhập siêu 1,47 triệu USD (nguyên nhân chủ yếu là do nhập khẩu phốt phát của Morocco).
Theo nhận định của các chuyên gia Bộ Thương mại, thị trường Morocco rất giàu tiềm năng, có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm bình dân, chất lượng vừa phải và giá thành không cao.
Còn Morocco có những thế mạnh riêng về một số sản phẩm, đặc biệt là phốt phát. Vì vậy, hai bên có nhiều cơ hội trao đổi các sản phẩm thế mạnh của nhau.
Riêng về phía Việt Nam, một số lĩnh vực và ngành hàng tiềm năng mà các doanh nghiệp có thể kinh doanh và đầu tư tại thị trường Morocco là sản xuất và chế biến sợi bông, đánh bắt và chế biến hải sản, sản xuất và lắp ráp ô tô, công nghiệp đóng tàu, đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng, du lịch, chế biến nông sản thực phẩm.
Theo kinh nghiệm của các doanh nhân đã từng hoạt động kinh doanh tại thị trường Morocco, các doanh nghiệp nước ngoài muốn xuất khẩu thành công vào thị trường này thường phải có văn phòng đại diện hoặc sử dụng các đại lý, các nhà phân phối bản địa. Bởi các đại lý và nhà phân phối địa phương có thể giúp đỡ đắc lực cho doanh nghiệp nước ngoài nhờ kiến thức ngôn ngữ tiếng Arab và vốn hiểu biết về tập quán kinh doanh tại Morocco.
Nếu không đặt trụ sở tại đây, các doanh nghiệp nước ngoài có thể lựa chọn hình thức trung gian là thông qua đại lý thương mại. Hoạt động của đại lý thương mại theo Bộ Luật thương mại Morocco gồm 3 loại hình đại lý tại Morocco là đại lý thương mại, người môi giới và người được uỷ thác.
Nhằm mục tiêu thúc đẩy quan hệ thương mại giữa 2 nước, hiện nay, Việt Nam và Morocco đang tiến hành đàm phán để ký các Hiệp định song phương về tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư... Đây sẽ là những cơ sở thuận lợi để tạo điều kiện đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Morocco trong thời gian tới.
Đồng thời, Morocco đang dự kiến sẽ giảm thuế hải quan trong năm 2007 và đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập khẩu để tránh tình trạng buôn lậu cũng như ghi hoá đơn dưới giá trị.
Như vậy, hàng hoá các nước, trong đó có Việt Nam, sẽ thâm nhập được vào thị trường này một cách dễ dàng hơn.
Với tình hình chính trị, xã hội khá ổn định, kết hợp với việc Morocco đang đẩy mạnh quá trình mở cửa thị trường, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế, tiến hành cắt giảm thuế quan theo cam kết với WTO thì vị trí chiến lược của Morocco còn là cửa ngõ để hàng hoá của Việt Nam thâm nhập vào một số khu vực thị trường rộng lớn như châu Phi và Tây Phi.