“Một chút cổ phần có là bao!”
Nội dung cuộc trò chuyện với ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á
Cổ phiếu ngân hàng được xem là cổ phiếu “vua”, thế nhưng ngay trên sàn chứng khoán, giá của các “vua” lại thấp hơn một loạt cổ phiếu của các doanh nghiệp khác như FPT, Kinh Đô, Vinamilk, nhà Thủ Đức, SJS...
Vì sao lại có sự chênh lệch này? Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, nói: “Tôi cũng đang tìm hiểu lý do”.
20% = 150 triệu USD?
Giới đầu tư nói ngân hàng Đông Á rất chậm chân trong việc “đại chúng hóa” so với ACB hay Sacombank vì ông Trần Phương Bình và vợ (bà Cao Thị Ngọc Dung, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quí Phú Nhuận - PNJ - cổ đông lớn thứ hai trong Đông Á) rất “bảo thủ”. Ông thấy họ có lý không?
Tôi bảo thủ thì được gì cho mình? Tôi chỉ nắm 2,1% cổ phần trong Đông Á, số cổ phần sở hữu riêng của vợ con tôi còn ít hơn rất nhiều, vậy làm sao nói tôi bo bo giữ Đông Á cho mình được! Mà hội đồng quản trị cũng đã quyết sau khi bán đủ 30% cổ phần theo tỉ lệ được Chính phủ cho phép, Đông Á sẽ lên sàn. Tôi đâu thể cưỡng lại lộ trình này.
Nhưng nhắc tới tên lãnh đạo của Đông Á thì dường như chỉ có ông, trong khi ở các ngân hàng cổ phần khác quyền lực được chia sẻ cho nhiều người, mà như thế cũng đồng nghĩa với việc tập hợp được sức của nhiều người để phát triển ngân hàng?
Tôi đâu cần phải vừa điều hành ngân hàng hằng ngày vừa lo thảo chiến lược phát triển đến bạc cả tóc thế này! Nhưng cũng có cái khó là trong khi hội đồng quản trị của một số ngân hàng khác chỉ chú tâm lo cho ngân hàng thì hầu hết thành viên trong hội đồng quản trị của Đông Á là kiêm nhiệm (Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Đông Á là ông Phạm Văn Bự, Phó trưởng ban Tài chính - Quản trị Thành ủy, là cổ đông lớn nhất của Đông Á với 20% cổ phần - NV). Ngay cả khi ngồi vào bàn đàm phán bán cổ phần với Citigroup, tôi cũng gần như chỉ có một thân một mình.
Nhưng Đông Á đàm phán với Citigroup lâu hơn hẳn quá trình này ở các ngân hàng khác, có phải vì ông “treo” giá cao? Nghe nói các ngân hàng khác bán 10% cổ phần với giá chừng vài chục triệu USD, còn Đông Á thì “hét” đến 75 triệu?
Citigroup là một thương hiệu chúng tôi kỳ vọng được hợp tác. Nhưng nếu Citigroup không có hai chi nhánh ở Việt Nam thì mọi việc đàm phán sẽ dễ dàng hơn. Hai chi nhánh này đang tập trung vào bán sỉ (tài trợ cho các doanh nghiệp) và nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, điều đó có nghĩa Citigroup đầu tư vào Đông Á để tấn công thị trường bán lẻ.
Nhưng chúng tôi không cam tâm mãi làm ngân hàng bán lẻ, bởi hướng phát triển lâu dài của Đông Á là trở thành tập đoàn tài chính, được hỗ trợ bởi các công ty con như bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, thẻ... Làm sao để hài hòa con đường phát triển của cả hai bên, đấy là điều tôi còn băn khoăn chưa tìm được câu trả lời.
Còn giá cả hiện nay chúng tôi vẫn đang thỏa thuận nên chưa thể tiết lộ, nhưng có một điều chắc chắn là hai bên thương lượng trên thế cân bằng. Với lại, không thể so sánh giá chuyển nhượng cổ phần của Đông Á với các ngân hàng đi trước, vì VN-Index hiện nay so với năm 2005 cách nhau một trời một vực.
Đông Á sẽ bắt tay với Bệnh viện Bình Dân?
Cổ phiếu ngân hàng được đánh giá cao vì lợi nhuận của ngành này ngày càng tăng mạnh. Ba tháng đầu năm nay, lợi nhuận của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ngân hàng tăng thì gánh nặng chi phí vốn đè lên doanh nghiệp, ông nghĩ sao?
Hiện nay, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 70-80% tổng lợi nhuận của nhiều ngân hàng, Đông Á cũng không phải là một ngoại lệ. Nếu phân tích kỹ, hoạt động đầu tư tài chính sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng hơn đi cho vay, nhưng rủi ro thì cũng như nhau cả thôi. Nền kinh tế vẫn đang cần vốn do các ngân hàng cung cấp, vì thế chúng tôi cũng phải cân đối để làm tốt vai trò này.
Về đầu tư tài chính, hiện nay Đông Á không đầu tư trên sàn, chúng tôi chủ yếu tham gia đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện, nước, bưu điện... để trở thành cổ đông chiến lược của họ. Lúc trước, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn đấu giá một số công ty thành viên, Đông Á tham gia đủ, mỗi công ty mua 10% cổ phần. Đầu tư vào ngành nước không lỗ nhưng lời cũng chẳng là bao, nhưng cái đích tôi nhắm đến là sau này khuyến khích khách hàng thanh toán tiền nước qua ngân hàng.
Nghe nói Đông Á cũng được “tuyển chọn” làm cổ đông chiến lược của Bệnh viện Bình Dân khi bệnh viện này cổ phần hóa?
Chúng tôi cũng đã bàn đến nhưng vẫn chưa gút được phương thức hợp tác. Bình Dân từ một đơn vị sự nghiệp có thu chuyển sang làm kinh doanh chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức lại hệ thống tài chính. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trong vấn đề này, nhưng phải chờ đến khi đề án cổ phần hóa Bình Dân được thông qua mới nói tiếp câu chuyện này được.
Trong rổ VN-Index, đóng góp của ACB và Sacombank chẳng là bao bởi giá của hai ngân hàng này rất thấp so với các cổ phiếu khác. Trên sàn OTC, giá của Đông Á cũng chỉ ở mức tương đương với hai ngân hàng bạn. Theo ông, vì sao cổ phiếu “vua” lại không cạnh tranh nổi với các “đại gia” khác trên sàn?
Để giải thích lý do thì phải bàn nhiều, mà lý do cũng khó có thể rõ ràng trong tình hình giá chứng khoán biến động không biết đường nào mà lần thế này.
Thật ra, lên cao như cổ phiếu FPT tôi nghĩ sẽ là một áp lực rất lớn cho ban điều hành, bởi qui luật thị trường có lên thì có xuống, mà lên nhanh thì xuống cũng nhanh. Giá trị cổ phiếu lên nhanh xét về mặt tâm lý cán bộ công nhân viên cũng có ảnh hưởng không tốt. Có người ở một vị trí bình thường, sau một thời gian ngắn tự nhiên thấy mình có tiền tỉ trong tay thì tốc độ làm việc cũng chùng xuống.
Tôi cũng cho rằng biến động của Việt Nam-Index hiện nay chưa cho thấy rõ xu hướng của thị trường. Theo lẽ thường, nếu nhóm cổ phiếu của ngành nào lên giá liên tục thì hẳn ngành đó đang ăn nên làm ra, rất nên đầu tư, còn nhóm cổ phiếu của ngành nào đi xuống mãi thì phải xem lại. Có thể phải mất một thời gian nữa mới có thể phân định tiềm năng phát triển của ngành thông qua rổ VN-Index.
Còn hiện nay, vì sao FPT cao giá thì chỉ có thể giải thích vì công nghệ thông tin đang là ngành thời thượng.
Còn ngành kinh doanh ngân hàng thì sao, thưa ông?
Giới đầu tư vẫn đánh giá cao ngành ngân hàng, xét về mặt dư địa thị trường còn rộng lớn do chỉ có chưa đầy 10% dân số đang sử dụng dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài muốn tấn công vào thị trường bán lẻ cũng là để khai thác thị trường này. Cái thiếu của ngành ngân hàng hiện nay là nhân lực, bởi ai cũng thấy lãnh đạo các ngân hàng cứ chạy loanh quanh qua lại với nhau, tìm không ra gương mặt mới.
Tìm không ra, có nghĩa ông sẽ tiếp tục ở lại vị trí Tổng giám đốc của Ngân hàng Đông Á nhiều năm nữa?
Tôi không nói thế! Hiện nay, công việc tôi đã chia sẻ với cấp dưới nhưng trách nhiệm thì không thể. Tháng bảy này Đông Á sẽ bổ sung một số vị trí mới để chuẩn bị cho sự kế thừa.
Tôi đang làm việc với ông Richard Moore, giám đốc sáng tạo của Công ty Richard Moore Associates, để thay đổi toàn bộ hình ảnh thương hiệu của Đông Á. Tôi biết rằng điều quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo là phải học cách suy nghĩ của người đã từng làm việc với nhiều người khác.
Vì sao lại có sự chênh lệch này? Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, nói: “Tôi cũng đang tìm hiểu lý do”.
20% = 150 triệu USD?
Giới đầu tư nói ngân hàng Đông Á rất chậm chân trong việc “đại chúng hóa” so với ACB hay Sacombank vì ông Trần Phương Bình và vợ (bà Cao Thị Ngọc Dung, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quí Phú Nhuận - PNJ - cổ đông lớn thứ hai trong Đông Á) rất “bảo thủ”. Ông thấy họ có lý không?
Tôi bảo thủ thì được gì cho mình? Tôi chỉ nắm 2,1% cổ phần trong Đông Á, số cổ phần sở hữu riêng của vợ con tôi còn ít hơn rất nhiều, vậy làm sao nói tôi bo bo giữ Đông Á cho mình được! Mà hội đồng quản trị cũng đã quyết sau khi bán đủ 30% cổ phần theo tỉ lệ được Chính phủ cho phép, Đông Á sẽ lên sàn. Tôi đâu thể cưỡng lại lộ trình này.
Nhưng nhắc tới tên lãnh đạo của Đông Á thì dường như chỉ có ông, trong khi ở các ngân hàng cổ phần khác quyền lực được chia sẻ cho nhiều người, mà như thế cũng đồng nghĩa với việc tập hợp được sức của nhiều người để phát triển ngân hàng?
Tôi đâu cần phải vừa điều hành ngân hàng hằng ngày vừa lo thảo chiến lược phát triển đến bạc cả tóc thế này! Nhưng cũng có cái khó là trong khi hội đồng quản trị của một số ngân hàng khác chỉ chú tâm lo cho ngân hàng thì hầu hết thành viên trong hội đồng quản trị của Đông Á là kiêm nhiệm (Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Đông Á là ông Phạm Văn Bự, Phó trưởng ban Tài chính - Quản trị Thành ủy, là cổ đông lớn nhất của Đông Á với 20% cổ phần - NV). Ngay cả khi ngồi vào bàn đàm phán bán cổ phần với Citigroup, tôi cũng gần như chỉ có một thân một mình.
Nhưng Đông Á đàm phán với Citigroup lâu hơn hẳn quá trình này ở các ngân hàng khác, có phải vì ông “treo” giá cao? Nghe nói các ngân hàng khác bán 10% cổ phần với giá chừng vài chục triệu USD, còn Đông Á thì “hét” đến 75 triệu?
Citigroup là một thương hiệu chúng tôi kỳ vọng được hợp tác. Nhưng nếu Citigroup không có hai chi nhánh ở Việt Nam thì mọi việc đàm phán sẽ dễ dàng hơn. Hai chi nhánh này đang tập trung vào bán sỉ (tài trợ cho các doanh nghiệp) và nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, điều đó có nghĩa Citigroup đầu tư vào Đông Á để tấn công thị trường bán lẻ.
Nhưng chúng tôi không cam tâm mãi làm ngân hàng bán lẻ, bởi hướng phát triển lâu dài của Đông Á là trở thành tập đoàn tài chính, được hỗ trợ bởi các công ty con như bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, thẻ... Làm sao để hài hòa con đường phát triển của cả hai bên, đấy là điều tôi còn băn khoăn chưa tìm được câu trả lời.
Còn giá cả hiện nay chúng tôi vẫn đang thỏa thuận nên chưa thể tiết lộ, nhưng có một điều chắc chắn là hai bên thương lượng trên thế cân bằng. Với lại, không thể so sánh giá chuyển nhượng cổ phần của Đông Á với các ngân hàng đi trước, vì VN-Index hiện nay so với năm 2005 cách nhau một trời một vực.
Đông Á sẽ bắt tay với Bệnh viện Bình Dân?
Cổ phiếu ngân hàng được đánh giá cao vì lợi nhuận của ngành này ngày càng tăng mạnh. Ba tháng đầu năm nay, lợi nhuận của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ngân hàng tăng thì gánh nặng chi phí vốn đè lên doanh nghiệp, ông nghĩ sao?
Hiện nay, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 70-80% tổng lợi nhuận của nhiều ngân hàng, Đông Á cũng không phải là một ngoại lệ. Nếu phân tích kỹ, hoạt động đầu tư tài chính sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng hơn đi cho vay, nhưng rủi ro thì cũng như nhau cả thôi. Nền kinh tế vẫn đang cần vốn do các ngân hàng cung cấp, vì thế chúng tôi cũng phải cân đối để làm tốt vai trò này.
Về đầu tư tài chính, hiện nay Đông Á không đầu tư trên sàn, chúng tôi chủ yếu tham gia đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện, nước, bưu điện... để trở thành cổ đông chiến lược của họ. Lúc trước, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn đấu giá một số công ty thành viên, Đông Á tham gia đủ, mỗi công ty mua 10% cổ phần. Đầu tư vào ngành nước không lỗ nhưng lời cũng chẳng là bao, nhưng cái đích tôi nhắm đến là sau này khuyến khích khách hàng thanh toán tiền nước qua ngân hàng.
Nghe nói Đông Á cũng được “tuyển chọn” làm cổ đông chiến lược của Bệnh viện Bình Dân khi bệnh viện này cổ phần hóa?
Chúng tôi cũng đã bàn đến nhưng vẫn chưa gút được phương thức hợp tác. Bình Dân từ một đơn vị sự nghiệp có thu chuyển sang làm kinh doanh chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức lại hệ thống tài chính. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trong vấn đề này, nhưng phải chờ đến khi đề án cổ phần hóa Bình Dân được thông qua mới nói tiếp câu chuyện này được.
Trong rổ VN-Index, đóng góp của ACB và Sacombank chẳng là bao bởi giá của hai ngân hàng này rất thấp so với các cổ phiếu khác. Trên sàn OTC, giá của Đông Á cũng chỉ ở mức tương đương với hai ngân hàng bạn. Theo ông, vì sao cổ phiếu “vua” lại không cạnh tranh nổi với các “đại gia” khác trên sàn?
Để giải thích lý do thì phải bàn nhiều, mà lý do cũng khó có thể rõ ràng trong tình hình giá chứng khoán biến động không biết đường nào mà lần thế này.
Thật ra, lên cao như cổ phiếu FPT tôi nghĩ sẽ là một áp lực rất lớn cho ban điều hành, bởi qui luật thị trường có lên thì có xuống, mà lên nhanh thì xuống cũng nhanh. Giá trị cổ phiếu lên nhanh xét về mặt tâm lý cán bộ công nhân viên cũng có ảnh hưởng không tốt. Có người ở một vị trí bình thường, sau một thời gian ngắn tự nhiên thấy mình có tiền tỉ trong tay thì tốc độ làm việc cũng chùng xuống.
Tôi cũng cho rằng biến động của Việt Nam-Index hiện nay chưa cho thấy rõ xu hướng của thị trường. Theo lẽ thường, nếu nhóm cổ phiếu của ngành nào lên giá liên tục thì hẳn ngành đó đang ăn nên làm ra, rất nên đầu tư, còn nhóm cổ phiếu của ngành nào đi xuống mãi thì phải xem lại. Có thể phải mất một thời gian nữa mới có thể phân định tiềm năng phát triển của ngành thông qua rổ VN-Index.
Còn hiện nay, vì sao FPT cao giá thì chỉ có thể giải thích vì công nghệ thông tin đang là ngành thời thượng.
Còn ngành kinh doanh ngân hàng thì sao, thưa ông?
Giới đầu tư vẫn đánh giá cao ngành ngân hàng, xét về mặt dư địa thị trường còn rộng lớn do chỉ có chưa đầy 10% dân số đang sử dụng dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài muốn tấn công vào thị trường bán lẻ cũng là để khai thác thị trường này. Cái thiếu của ngành ngân hàng hiện nay là nhân lực, bởi ai cũng thấy lãnh đạo các ngân hàng cứ chạy loanh quanh qua lại với nhau, tìm không ra gương mặt mới.
Tìm không ra, có nghĩa ông sẽ tiếp tục ở lại vị trí Tổng giám đốc của Ngân hàng Đông Á nhiều năm nữa?
Tôi không nói thế! Hiện nay, công việc tôi đã chia sẻ với cấp dưới nhưng trách nhiệm thì không thể. Tháng bảy này Đông Á sẽ bổ sung một số vị trí mới để chuẩn bị cho sự kế thừa.
Tôi đang làm việc với ông Richard Moore, giám đốc sáng tạo của Công ty Richard Moore Associates, để thay đổi toàn bộ hình ảnh thương hiệu của Đông Á. Tôi biết rằng điều quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo là phải học cách suy nghĩ của người đã từng làm việc với nhiều người khác.