Một giả thiết phía sau biến động lãi suất USD
Phải là người nằm trong chăn để nắm cụ thể mục đích cốt yếu của các quyết định tăng lãi suất huy động USD vừa qua
Phải là người nằm trong chăn để nắm cụ thể mục đích cốt yếu của quyết định tăng lãi suất, nhưng cũng có thể tính đến một giả thiết trong bối cảnh hoạt động hiện nay.
“Mình cũng đang tìm hiểu nguyên nhân đây!” - câu trả lời đầu tiên của một lãnh đạo ngân hàng thương mại với phóng viên VnEconomy, trước diễn biến của lãi suất huy động USD những ngày gần đây.
“Điểm nóng” cục bộ
Chốt năm 2010, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) công bố biểu lãi suất huy động mới, trong đó lãi suất huy động USD tăng nhẹ. 7 ngày sau, đến lượt Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có điều chỉnh. Và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã có điểm đến 5%/năm…
Đó là những ngân hàng lớn tăng lãi suất huy động USD trong khoảng thời gian cuối 2010 đầu 2011. Tuy nhiên, mức điều chỉnh là khá thấp, phổ biến vẫn giữ tối đa ở mức 5%/năm, riêng Eximbank cao nhất là 5,2%/năm; thậm chí tại ACB để có được lãi suất cao nhất 4,95%/năm cần phải có số dư tiền gửi lớn.
Qua sự điều chỉnh của những “ông lớn” trên, về cơ bản mặt bằng chung tương đối lãi suất huy động USD trước đó không bị phá vỡ. Mức áp dụng phổ biến vẫn từ 3,5% - 5,3%/năm tùy từng ngân hàng và các kỳ hạn. Ngay cả tại thành viên có lần tăng thứ hai liên tiếp trong vòng 10 ngày là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (Western Bank), mức cao nhất cũng chỉ mới ở 5,5%/năm.
Nhưng những biến động vừa qua ghi nhận ở một số “điểm nóng” cục bộ, như tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt (Navibank), mức cao nhất ghi nhận tới 6%/năm, đặc biệt tại Navibank lên tới 6,24%/năm.
Cho đến thời điểm này, những biến động của lãi suất USD có xu hướng mở rộng ở sự nhập cuộc của các thành viên, nhưng những mức tăng mạnh lại chỉ mang tính cục bộ.
Có một giả thiết…
Thông thường, nhu cầu vốn tăng cao, lãi suất điều chỉnh để tăng cường năng lực huy động. Điều này không có gì bất ngờ khi hoạt động ngân hàng vừa đón một năm bùng nổ của tín dụng ngoại tệ (tăng tới 37,7%). Xu hướng đó được cho là sẽ tiếp tục thể hiện khi chênh lệch lãi suất giữa vay bằng VND với USD rất lớn.
Tuy nhiên, khi hỏi một lãnh đạo ngân hàng thương mại, câu trả lời là chính ông cũng đang tìm hiểu nguyên nhân, bởi thực tế nhu cầu vay ngoại tệ và hoạt động giải ngân thời điểm này của các ngân hàng theo ông là không có nhiều đột biến.
Trong khi đó, thông tin giải đáp từ một thành viên vừa tăng lãi suất huy động USD lại cho rằng đơn giản chỉ là ngân hàng cần vốn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp. Và khi một thành viên tăng, thành viên khác cũng xem xét điều chỉnh để giữ chân người gửi và cạnh tranh…
Đặt trong bối cảnh hoạt động của các ngân hàng hiện nay, có một giả thiết khác về nguyên nhân tăng lãi suất huy động USD được đặt ra.
Từ trung tuần tháng 12/2010, “trần” lãi suất huy động VND đã được chốt ở 14%/năm, cộng với yêu cầu không được dùng các chính sách khuyến mại, cộng thưởng để gián tiếp đẩy lãi suất lên cao. Trên thực tế, không loại trừ vẫn có những sự mặc cả lãi suất cao hơn “trần”, nhưng rõ ràng đã có Ngân hàng Nhà nước tăng cường giám sát việc thực hiện.
Với giới hạn 14%/năm, “lãi suất như nhau”, các ngân hàng nhỏ sẽ khó cạnh tranh huy động vốn với các thành viên lớn. Vậy, để đảm bảo yêu cầu vốn huy động, đặc biệt là đảm bảo thanh khoản trong mùa cao điểm chi trả hiện nay, “mượn” vốn ngoại tệ là một giả thiết đang được tính đến.
Theo quy định hiện hành, tổng trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có thể được âm tới 30% vốn tự có. Khó khăn khi huy động VND, ngân hàng có thể tranh thủ giới hạn này để tăng cường huy động USD (qua cạnh tranh lãi suất) và thực hiện chuyển đổi thành vốn VND để kinh doanh. Một ngân hàng vốn tự có 3.000 tỷ đồng có thể tranh thủ được gần 45 triệu USD quy đổi với khoảng 900 tỷ đồng theo giả thiết và giới hạn này - một con số mà không dễ huy động theo đường thẳng (trong bối cảnh nói trên).
Một sự trùng hợp có thể là ngẫu nhiên trong giả thiết trên là những ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động USD vừa qua là những thành viên quy mô còn nhỏ, hoặc còn những khó khăn ở sức cạnh tranh huy động trên thị trường.
Chỉ là một giả thiết. Để khẳng định là một nguyên nhân chủ yếu của biến động lãi suất huy động USD hiện nay, có lẽ phải nhờ cây đũa bạc của Ngân hàng Nhà nước để “thử” trạng thái ngoại tệ ở những trường hợp cụ thể.
“Mình cũng đang tìm hiểu nguyên nhân đây!” - câu trả lời đầu tiên của một lãnh đạo ngân hàng thương mại với phóng viên VnEconomy, trước diễn biến của lãi suất huy động USD những ngày gần đây.
“Điểm nóng” cục bộ
Chốt năm 2010, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) công bố biểu lãi suất huy động mới, trong đó lãi suất huy động USD tăng nhẹ. 7 ngày sau, đến lượt Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có điều chỉnh. Và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã có điểm đến 5%/năm…
Đó là những ngân hàng lớn tăng lãi suất huy động USD trong khoảng thời gian cuối 2010 đầu 2011. Tuy nhiên, mức điều chỉnh là khá thấp, phổ biến vẫn giữ tối đa ở mức 5%/năm, riêng Eximbank cao nhất là 5,2%/năm; thậm chí tại ACB để có được lãi suất cao nhất 4,95%/năm cần phải có số dư tiền gửi lớn.
Qua sự điều chỉnh của những “ông lớn” trên, về cơ bản mặt bằng chung tương đối lãi suất huy động USD trước đó không bị phá vỡ. Mức áp dụng phổ biến vẫn từ 3,5% - 5,3%/năm tùy từng ngân hàng và các kỳ hạn. Ngay cả tại thành viên có lần tăng thứ hai liên tiếp trong vòng 10 ngày là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (Western Bank), mức cao nhất cũng chỉ mới ở 5,5%/năm.
Nhưng những biến động vừa qua ghi nhận ở một số “điểm nóng” cục bộ, như tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt (Navibank), mức cao nhất ghi nhận tới 6%/năm, đặc biệt tại Navibank lên tới 6,24%/năm.
Cho đến thời điểm này, những biến động của lãi suất USD có xu hướng mở rộng ở sự nhập cuộc của các thành viên, nhưng những mức tăng mạnh lại chỉ mang tính cục bộ.
Có một giả thiết…
Thông thường, nhu cầu vốn tăng cao, lãi suất điều chỉnh để tăng cường năng lực huy động. Điều này không có gì bất ngờ khi hoạt động ngân hàng vừa đón một năm bùng nổ của tín dụng ngoại tệ (tăng tới 37,7%). Xu hướng đó được cho là sẽ tiếp tục thể hiện khi chênh lệch lãi suất giữa vay bằng VND với USD rất lớn.
Tuy nhiên, khi hỏi một lãnh đạo ngân hàng thương mại, câu trả lời là chính ông cũng đang tìm hiểu nguyên nhân, bởi thực tế nhu cầu vay ngoại tệ và hoạt động giải ngân thời điểm này của các ngân hàng theo ông là không có nhiều đột biến.
Trong khi đó, thông tin giải đáp từ một thành viên vừa tăng lãi suất huy động USD lại cho rằng đơn giản chỉ là ngân hàng cần vốn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp. Và khi một thành viên tăng, thành viên khác cũng xem xét điều chỉnh để giữ chân người gửi và cạnh tranh…
Đặt trong bối cảnh hoạt động của các ngân hàng hiện nay, có một giả thiết khác về nguyên nhân tăng lãi suất huy động USD được đặt ra.
Từ trung tuần tháng 12/2010, “trần” lãi suất huy động VND đã được chốt ở 14%/năm, cộng với yêu cầu không được dùng các chính sách khuyến mại, cộng thưởng để gián tiếp đẩy lãi suất lên cao. Trên thực tế, không loại trừ vẫn có những sự mặc cả lãi suất cao hơn “trần”, nhưng rõ ràng đã có Ngân hàng Nhà nước tăng cường giám sát việc thực hiện.
Với giới hạn 14%/năm, “lãi suất như nhau”, các ngân hàng nhỏ sẽ khó cạnh tranh huy động vốn với các thành viên lớn. Vậy, để đảm bảo yêu cầu vốn huy động, đặc biệt là đảm bảo thanh khoản trong mùa cao điểm chi trả hiện nay, “mượn” vốn ngoại tệ là một giả thiết đang được tính đến.
Theo quy định hiện hành, tổng trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có thể được âm tới 30% vốn tự có. Khó khăn khi huy động VND, ngân hàng có thể tranh thủ giới hạn này để tăng cường huy động USD (qua cạnh tranh lãi suất) và thực hiện chuyển đổi thành vốn VND để kinh doanh. Một ngân hàng vốn tự có 3.000 tỷ đồng có thể tranh thủ được gần 45 triệu USD quy đổi với khoảng 900 tỷ đồng theo giả thiết và giới hạn này - một con số mà không dễ huy động theo đường thẳng (trong bối cảnh nói trên).
Một sự trùng hợp có thể là ngẫu nhiên trong giả thiết trên là những ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động USD vừa qua là những thành viên quy mô còn nhỏ, hoặc còn những khó khăn ở sức cạnh tranh huy động trên thị trường.
Chỉ là một giả thiết. Để khẳng định là một nguyên nhân chủ yếu của biến động lãi suất huy động USD hiện nay, có lẽ phải nhờ cây đũa bạc của Ngân hàng Nhà nước để “thử” trạng thái ngoại tệ ở những trường hợp cụ thể.