“Một làng, một sản phẩm”: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?
Phong trào “Một làng, một sản phẩm” (OVOP) hình thành và phát triển đầu tiên tại Nhật Bản
Phong trào “Một làng, một sản phẩm” (OVOP) hình thành và phát triển đầu tiên tại Nhật Bản.
Qua gần 25 năm, sự thành công và kinh nghiệm của phong trào đã lôi cuốn không chỉ các địa phương trên khắp Nhật Bản mà còn lôi cuốn rất nhiều các quốc gia khác quan tâm tìm hiểu và áp dụng.
Thái Lan, Campuchia... đã thu được những kết quả to lớn trong công cuộc phát triển nông thôn nhờ áp dụng kinh nghiệm của phong trào OVOP. Việt Nam đã và triển khai áp dụng OVOP ở một số địa phương, bước đầu đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Theo ông Tadashi Ando, Giám đốc điều hành, Ủy ban Xúc tiến phát triển quốc tế phong trào OVOP, Tổ chức năng suất châu Á (APO), trong các nước ASEAN thì Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam được đặc biệt ưu tiên từ Chính phủ Nhật Bản cho việc quảng bá phát triển kinh tế. Các quốc gia này khá tương đồng về kinh tế, văn hoá, điều kiện tự nhiên với Thái Lan - nước rất thành công trong việc thực hiện, phát triển dự án “Một làng, một sản phẩm”.
Ba nguyên tắc phát triển OVOP
Có 3 nguyên tắc cơ bản để phát triển phong trào OVOP: hành động địa phương nhưng suy nghĩ toàn cầu; tự tin sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực. Mỗi địa phương, tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình, lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của địa phương để phát triển. Yếu tố thành công chủ yếu của phong trào OVOP là việc nhận biết những nguồn lực chưa được sử dụng tại địa phương trước khi vận dụng nguồn lực một cách sáng tạo để cung cấp trên thị trường.
Ông Fumihiro Kabuta, Chuyên gia phát triển cộng đồng APO, cho biết, phong trào OVOP được một nhóm nông dân ở thị trấn Oyama, quận Oita, Nhật Bản khởi xướng từ những năm 60 thế kỷ trước. “Hãy trồng mận và hạt để đi nghỉ ở Hawaii” là khẩu hiệu thôi thúc người dân Oita hành động. Sau mấy năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi sản phẩm đã tạo nên sự thành công lớn của Hợp tác xã Oyama.
Năm 1979, phong trào OVOP được quận Oyama coi là chính sách phát triển nông thôn chủ yếu của quận. Chính quyền quận Oita đã có những hỗ trợ về kỹ thuật, xúc tiến bán hàng và hệ thống giải thưởng cho những thực hành tốt nhất. Quận đã thành lập viện nghiên cứu và thử nghiệm quận phục vụ OVOP; hỗ trợ cho việc cải tiến và phát triển các sản phẩm; tổ chức triển lãm, hội chợ Oita; phát động cuộc vận động sản xuất và tiêu dùng địa phương; thành lập công ty “Một làng, một sản phẩm” Oita; xây dựng trạm nghỉ dọc đường (Michi -no - Eki)...
Một làng ở Việt Nam chưa đạt hiệu quả
Phong trào phát triển các làng nghề truyền thống cũng đã được phát động. Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có đề án phát triển một số làng điểm, một số trung tâm với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế cũng tạo điều kiện để người dân học hỏi cách tổ chức các làng nghề, phát triển thương hiệu, thị trường, ở các làng nghề của các nước khác.
Phong trào phát triển làng nghề đã được đề cập đến trong một số chương trình như mỗi làng một nghề, một sản phẩm, một thương hiệu... của một số cơ quan chức năng khác. Hiện các cơ quan quản lý cũng đã có những hỗ trợ nhất định, trước hết nhằm giúp các địa phương phát hiện được những thế mạnh của mình và tìm cách bán sản phẩm đó ra thị trường.
Việc phát triển các làng nghề đã được triển khai rộng rãi ở nhiều địa phương như Hoà Bình, Tp.HCM, Hà Nội... và mang lại những hiệu quả thiết thực như nâng cao đời sống người dân, nâng cao hình ảnh văn hoá của Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển các làng nghề truyền thống như mây tre đan, bánh... có từ rất lâu đời nhưng lâu nay mới chỉ phát triển trong nước là chính, xuất khẩu còn rất hạn chế so với tiềm năng.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc VPC, Phó giám đốc thường trực OVOP, khó khăn đầu tiên của việc phát triển phong trào OVOP là nhận thức của người dân. Họ chưa nắm bắt các vấn đề thị trường, chưa có cách quản lý khoa học để có sản phẩm chất lượng tốt, thậm chí chưa nhận thức được những thế mạnh của mình. Trong khi đó, sản phẩm của các nước có chất lượng rất tốt nên nhiều sản phẩm của Việt Nam chưa cạnh tranh được, nhiều khi phải xuất sản phẩm thô nên không gia tăng được giá trị cho sản phẩm.
Mặt khác, trong nội bộ mỗi làng, do tập quán giữ bí quyết làng nghề còn nặng nề, nên chưa có sự chia sẻ giữa các gia đình về kỹ thuật sản xuất. Vì vậy, việc phát triển mỗi làng một nghề cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Đồng thời, việc tuyên truyền, quảng bá cho phong trào này ở các địa phương còn có nhiều hạn chế.
Qua gần 25 năm, sự thành công và kinh nghiệm của phong trào đã lôi cuốn không chỉ các địa phương trên khắp Nhật Bản mà còn lôi cuốn rất nhiều các quốc gia khác quan tâm tìm hiểu và áp dụng.
Thái Lan, Campuchia... đã thu được những kết quả to lớn trong công cuộc phát triển nông thôn nhờ áp dụng kinh nghiệm của phong trào OVOP. Việt Nam đã và triển khai áp dụng OVOP ở một số địa phương, bước đầu đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Theo ông Tadashi Ando, Giám đốc điều hành, Ủy ban Xúc tiến phát triển quốc tế phong trào OVOP, Tổ chức năng suất châu Á (APO), trong các nước ASEAN thì Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam được đặc biệt ưu tiên từ Chính phủ Nhật Bản cho việc quảng bá phát triển kinh tế. Các quốc gia này khá tương đồng về kinh tế, văn hoá, điều kiện tự nhiên với Thái Lan - nước rất thành công trong việc thực hiện, phát triển dự án “Một làng, một sản phẩm”.
Ba nguyên tắc phát triển OVOP
Có 3 nguyên tắc cơ bản để phát triển phong trào OVOP: hành động địa phương nhưng suy nghĩ toàn cầu; tự tin sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực. Mỗi địa phương, tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình, lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của địa phương để phát triển. Yếu tố thành công chủ yếu của phong trào OVOP là việc nhận biết những nguồn lực chưa được sử dụng tại địa phương trước khi vận dụng nguồn lực một cách sáng tạo để cung cấp trên thị trường.
Ông Fumihiro Kabuta, Chuyên gia phát triển cộng đồng APO, cho biết, phong trào OVOP được một nhóm nông dân ở thị trấn Oyama, quận Oita, Nhật Bản khởi xướng từ những năm 60 thế kỷ trước. “Hãy trồng mận và hạt để đi nghỉ ở Hawaii” là khẩu hiệu thôi thúc người dân Oita hành động. Sau mấy năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi sản phẩm đã tạo nên sự thành công lớn của Hợp tác xã Oyama.
Năm 1979, phong trào OVOP được quận Oyama coi là chính sách phát triển nông thôn chủ yếu của quận. Chính quyền quận Oita đã có những hỗ trợ về kỹ thuật, xúc tiến bán hàng và hệ thống giải thưởng cho những thực hành tốt nhất. Quận đã thành lập viện nghiên cứu và thử nghiệm quận phục vụ OVOP; hỗ trợ cho việc cải tiến và phát triển các sản phẩm; tổ chức triển lãm, hội chợ Oita; phát động cuộc vận động sản xuất và tiêu dùng địa phương; thành lập công ty “Một làng, một sản phẩm” Oita; xây dựng trạm nghỉ dọc đường (Michi -no - Eki)...
Một làng ở Việt Nam chưa đạt hiệu quả
Phong trào phát triển các làng nghề truyền thống cũng đã được phát động. Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có đề án phát triển một số làng điểm, một số trung tâm với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế cũng tạo điều kiện để người dân học hỏi cách tổ chức các làng nghề, phát triển thương hiệu, thị trường, ở các làng nghề của các nước khác.
Phong trào phát triển làng nghề đã được đề cập đến trong một số chương trình như mỗi làng một nghề, một sản phẩm, một thương hiệu... của một số cơ quan chức năng khác. Hiện các cơ quan quản lý cũng đã có những hỗ trợ nhất định, trước hết nhằm giúp các địa phương phát hiện được những thế mạnh của mình và tìm cách bán sản phẩm đó ra thị trường.
Việc phát triển các làng nghề đã được triển khai rộng rãi ở nhiều địa phương như Hoà Bình, Tp.HCM, Hà Nội... và mang lại những hiệu quả thiết thực như nâng cao đời sống người dân, nâng cao hình ảnh văn hoá của Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển các làng nghề truyền thống như mây tre đan, bánh... có từ rất lâu đời nhưng lâu nay mới chỉ phát triển trong nước là chính, xuất khẩu còn rất hạn chế so với tiềm năng.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc VPC, Phó giám đốc thường trực OVOP, khó khăn đầu tiên của việc phát triển phong trào OVOP là nhận thức của người dân. Họ chưa nắm bắt các vấn đề thị trường, chưa có cách quản lý khoa học để có sản phẩm chất lượng tốt, thậm chí chưa nhận thức được những thế mạnh của mình. Trong khi đó, sản phẩm của các nước có chất lượng rất tốt nên nhiều sản phẩm của Việt Nam chưa cạnh tranh được, nhiều khi phải xuất sản phẩm thô nên không gia tăng được giá trị cho sản phẩm.
Mặt khác, trong nội bộ mỗi làng, do tập quán giữ bí quyết làng nghề còn nặng nề, nên chưa có sự chia sẻ giữa các gia đình về kỹ thuật sản xuất. Vì vậy, việc phát triển mỗi làng một nghề cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Đồng thời, việc tuyên truyền, quảng bá cho phong trào này ở các địa phương còn có nhiều hạn chế.