“Một năm ấn tượng về FDI và ODA”
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nhìn lại và dự báo những chuyển động lớn của Việt Nam trong thu hút đầu tư
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nhìn lại và dự báo những chuyển động lớn của Việt Nam trong thu hút đầu tư.
Thưa Bộ trưởng, chúng ta nhìn lại năm 2006 với con số 10,2 tỷ USD thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong năm qua, có lúc nào ông nghĩ tới con số ấn tượng đó không?
Phải nói rằng trong kế hoạch năm 2006 chúng tôi chưa tính đến con số này.
Tuy nhiên, sau hàng loạt những thành công trong hoạt động đối ngoại mang lại vị thế lớn cho Việt Nam: Hội nghị APEC, các chuyến thăm nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ, các diễn đàn hợp tác đầu tư, đặc biệt là việc kết thúc quá trình đàm phán, đưa Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO, Mỹ thông qua PNTR đối với Việt Nam, chúng tôi cũng dự tính thu hút FDI của Việt Nam sẽ tăng lên, nhưng chắc chỉ tăng đến 8,5 đến 9 tỷ USD.
Vì thế, con số 10,2 tỷ USD thật gây ấn tượng trong năm 2006.
Nói vậy có nghĩa là bản thân Bộ trưởng cũng bất ngờ với con số này?
Không, không phải bất ngờ mà là chúng tôi có tính nhưng tính chưa đến mức như thế, ít hơn 1 tỷ USD. Sau khi chúng ta thành công trong một số lĩnh vực thì điều này cũng dễ hiểu.
Trong bức tranh FDI năm nay, ngoài vấn đề số lượng, Bộ trưởng còn thấy một điểm mới khác nào so với mọi năm?
Cơ cấu đầu tư đã có sự thay đổi rõ nét. Trước đây nhà đầu tư thường chú ý lĩnh vực dịch vụ, bất động sản, còn nay, dòng vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (chiếm 67%). Trong công nghiệp, nhà đầu tư đi vào những công trình chiến lược lớn, sản xuất các sản phẩm thiết yếu, công nghệ cao như Nhà máy thép POSCO trị giá 1 tỷ USD, Intel, Canon,...
Có ý kiến cho rằng kết quả như vậy là do thị trường dịch vụ của Việt Nam đã chững lại?
Dịch vụ là lĩnh vực “ăn ngay”, nhưng hiện nay do số tổng vốn cao nên tỷ trọng của dịch vụ dù vẫn tăng trưởng đều đã thấp lại. Lĩnh vực dịch vụ có FDI thường là nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,... thời gian qua ở mức độ nào đó đã đáp ứng đủ. Lĩnh vực này lại không xuất khẩu được. Và nhìn chung như vậy là hợp lý.
Xét dưới góc độ một cơ quan hoạch định chính sách cho lĩnh vực đầu tư, năm 2006 nhìn lại, Bộ trưởng cảm thấy còn việc gì mà cá nhân còn chưa hài lòng?
Nếu có, thì đó là những việc có thể tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Thủ tục đầu tư vẫn còn phải cố gắng làm tốt hơn nữa từ vấn đề cấp đất, hành chính, thành lập doanh nghiệp,... Nếu làm tốt hơn, khả năng thu hút còn được nâng cao hơn nữa.
Năm ngoái, và những năm trước nữa chúng ta đều nói đến vấn đề thủ tục. Vậy đến bao giờ sẽ chấm dứt vấn đề này?
Tôi nghĩ đây là việc cần làm từng bước, không thể một lúc là chuyển được ngay. Mặt khác, giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhân dân bao giờ cũng tồn tại một khoảng cách, vấn đề là phải thu hẹp tối đa khoảng cách đó với thời gian sớm nhất có thể.
Quay sang vấn đề thu hút đầu tư ở các địa phương. Dưới khía cạnh phân vùng, đâu là “điểm sáng” và đâu là “điểm tối” trong những năm qua?
Năng lực thu hút đầu tư ở các địa phương nói chung là tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi - tôi xin miễn nêu tên - vẫn còn làm cho nhà đầu tư không hài lòng. Họ có điều kiện thuận lợi: gần cảng biển, có đội ngũ cán bộ đầu tư tốt nhưng đã không tận dụng được và thụt lùi.
Bộ trưởng có nhận xét gì khi có một số địa phương dẫn đầu trong thu hút đầu tư như Bình Dương, Đồng Nai,... năm vừa qua đã có sự chững lại?
Có những địa phương có thể gọi là đã bão hòa đầu tư, khả năng thu hút đầu tư đã đủ. Các nhà đầu tư cũng thấy rằng cần chuyển đi địa phương khác để khai thác những lợi thế, nguồn lực tốt hơn. Đây là điều hợp lý.
Nhưng xin nhấn mạnh là sự “bão hòa” ở đây được hiểu trong điều kiện Việt Nam, so sánh tương quan vùng miền của Việt Nam, chứ còn so với sự phát triển chung thì chưa. Bên cạnh đó, vẫn có những địa phương đã có những điểm thụt lùi, đâm ra mất hấp dẫn dần trong con mắt các nhà đầu tư.
Trong Hội nghị Hội nghị Nhóm tư vấn các Nhà tài trợ (CG) vừa rồi, một điều được chúng ta nhấn mạnh là đầu tư vào Việt Nam đã đến lúc cần tập trung cho những cơ sở hạ tầng quy mô lớn, tạo cho Việt Nam một chiến lược kinh tế mới hơn. Có 1 số quốc gia khi đạt đến ngưỡng phát triển nào đó đã không có một chiến lược quyết liệt, sáng tạo để tạo cho mình một giai đoạn mới đã rơi vào tình trạng giậm chân tại chỗ. Vì vậy, giai đoạn này là rất quan trọng.
Trong thời gian qua, đường cao tốc Bắc - Nam mà chúng tôi gọi là một công trình thế kỷ sẽ giúp cho kinh tế cất cánh. Năm 2007 này chính là năm “bản lề” với các công trình có tác dụng lâu dài: đường đô thị, hệ thống giao thông ĐBSCL, hành lang Đông Tây, nâng cấp hệ thống sân bay, các khu kinh tế...
Chủ trương thu hút đầu tư trong năm 2007 như thế nào, thưa ông?
Chủ trương lớn cho năm 2007 là tiếp tục thu hút đầu tư, trong đó đặc biệt là các thị trường trọng điểm như EU, Hoa Kỳ, các dự án quy mô lớn: luyện kim, vật liệu, công nghệ cao. Ngay trong lĩnh vực dịch vụ cũng chú ý các khu du lịch quy mô lớn, hiện đại, không để tình trạng manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay.
Thưa Bộ trưởng, ODA năm nay cũng đạt con số cam kết rất ấn tượng. Với Việt Nam, đã qua 14 kỳ CG, kỳ này ông thấy có gì khác biệt lớn?
Đó là sự xuất hiện của Thủ tướng Chính phủ trực tiếp đối thoại với các nhà tài trợ. Từ đó tạo niềm tin, sự hợp tác, gắn kết các nhà tài trợ với Chính phủ. Đây là điều khác biệt nhất so với những gì diễn ra tại các Hội nghị CG trước đây.
Vậy những vấn đề các nhà tài trợ đặt ra, yêu cầu Việt Nam có gì khác so với trước đây?
Nói chung không có gì khác nhiều. Vẫn là cải cách hành chính, môi trường đầu tư, chống tham nhũng, xóa đói giảm nghèo, tạo ra hài hòa gắn kết xã hội. Nhưng có điều là họ đã được người đứng đầu Chính phủ đứng ra giải thích cặn kẽ từng vấn đề. Từ đó họ có niềm tin lớn vào những hành động của Chính phủ Việt Nam.
Còn những vấn đề gì tồn tại, khó giải quyết trong CG?
Không phải là khó giải quyết. Chẳng hạn vấn đề chống tham nhũng đã có những biến chuyển lớn và có hướng giải quyết. Chính phủ đã có quyết tâm và đường đi đúng.
Kế hoạch kiểm toán 2007 có nói rằng sẽ tập trung vào các dự án ODA, ông nhận xét gì về vấn đề này?
Kiểm toán là công cụ cần thiết minh bạch hóa các vấn đề quản lý kinh tế. Nó rất quan trọng trong bước phát triển tới đây? Thủ tướng Chính phủ đã nói cần phải đẩy mạnh công tác này, để làm sao nói với các nhà tài trợ, các nhà đầu tư: các vị đã đặt tiền vào những bàn tay đáng tin cậy.
Hãy để các nhà đầu tư tự nói về vấn đề môi trường đầu tư của Việt Nam. Và con số báo cáo về sự quan tâm của các nhà đầu tư đã nói lên điều đó. Còn tâm trạng cá nhân tôi, phải nói là theo thời gian, tôi ngày càng tự tin hơn đối với những gì mình kêu gọi, vận động các nhà đầu tư.
Vậy nhìn từ góc độ thu hút 2 nguồn vốn quan trọng nói trên, Bộ trưởng cảm nhận năm 2006 như thế nào?
Đây là năm thành công trong việc đưa “Việt Nam ra thế giới, kéo thế giới đến Việt Nam”. Chúng ta đã làm được điều đó. APEC với 21 quốc gia, nền kinh tế quan trọng với chúng ta đều được các nguyên thủ quan tâm, đến và hiểu Việt Nam hơn. Hoặc như chuyến đi thăm của Thủ tướng nước ta và Nhật Bản, 2 nước đã có những tuyên bố chung quan trọng.
Ở tầm tổng quát hơn, Bộ trưởng nhìn nhận thế và lực Việt Nam năm 2006 như thế nào?
Năm nay là năm đầy ấn tượng của Việt Nam. Chưa bao giờ chúng ta huy động vốn đầu tư toàn xã hội lên tới 40% GDP. Trong đó, đáng chú ý nhất là con số thu hút vốn đầu tư nước ngoài và ODA.
Như trên đã nói, vốn FDI cả vốn cam kết và vốn thực hiện đều đạt sự phát triển bất ngờ, như vốn thực hiện tăng tới 24%. Vốn ODA thì cam kết gần 4,5 tỷ USD, vượt nhiều so với mức 3,7 tỷ USD năm ngoái. Đây là minh chứng rất lớn khắc họa bức tranh vươn lên mạnh mẽ thành công mọi mặt trong kinh tế - xã hội của đất nước trong năm qua: tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, xóa đói giảm nghèo.
Chúng tôi có suy nghĩ rằng đây là thời điểm chứng tỏ thế và lực Việt Nam đã có sự thay đổi. Có thể gọi là: vận nước đã thay đổi, bắt đầu thời vận mới cho chúng ta phát triển. Bởi vì tất cả những nguồn lực đạt được năm 2006 sẽ thúc đẩy và đóng góp vào sự phát triển của năm 2007 và những năm tiếp theo. Với đà này, khả năng chúng ta huy động dòng vốn đầu tư trong nước, nước ngoài và vốn ODA thời gian tới chắc chắn sẽ còn tăng lên.
Đặc biệt nhất trong năm qua là các nhà tài trợ đã có sự chuyển hướng đầu tư vốn vào các công trình trọng điểm chiến lược. Điều đó nói lên rằng họ tin tưởng lâu dài vào khả năng phát triển của Việt Nam, trong hiện tại cũng như lâu dài đều có những bước phát triển mạnh mẽ. Kinh tế Việt Nam đang đi lên với những bước vững chắc và từ đó có thể nói rằng thời vận của chúng ta đã đến.
Chúng tôi hy vọng năm 2007 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao như thời gian qua. Có như vậy, kế hoạch 2006 - 2010 mà Quốc hội giao chắc chắn sẽ thành công.
Nói như vậy, chúng ta đang đạt được về “thế”, còn “lực” thì sao, thưa Bộ trưởng?
Tôi khẳng định là cả thế và lực đều lớn, tạo vận hội mới cho đất nước. Nói về lực ở chỗ: các dòng đầu tư đã đạt mức huy động bằng 40% GDP, gần với các con số của các nước có tốc độ phát triển cao như Trung Quốc. Nó tạo ra khả năng phát triển mới của nền kinh tế ở cả 2 khía cạnh: số lượng và chất lượng. Số lượng thì đã nói ở trên, còn chất lượng thể hiện ở số xuất khẩu. Năm nay, xuất khẩu tăng trưởng 22%, cho thấy hàng hóa Việt Nam ngày càng chiếm lĩnh thị trường.
Thưa Bộ trưởng, chúng ta nhìn lại năm 2006 với con số 10,2 tỷ USD thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong năm qua, có lúc nào ông nghĩ tới con số ấn tượng đó không?
Phải nói rằng trong kế hoạch năm 2006 chúng tôi chưa tính đến con số này.
Tuy nhiên, sau hàng loạt những thành công trong hoạt động đối ngoại mang lại vị thế lớn cho Việt Nam: Hội nghị APEC, các chuyến thăm nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ, các diễn đàn hợp tác đầu tư, đặc biệt là việc kết thúc quá trình đàm phán, đưa Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO, Mỹ thông qua PNTR đối với Việt Nam, chúng tôi cũng dự tính thu hút FDI của Việt Nam sẽ tăng lên, nhưng chắc chỉ tăng đến 8,5 đến 9 tỷ USD.
Vì thế, con số 10,2 tỷ USD thật gây ấn tượng trong năm 2006.
Nói vậy có nghĩa là bản thân Bộ trưởng cũng bất ngờ với con số này?
Không, không phải bất ngờ mà là chúng tôi có tính nhưng tính chưa đến mức như thế, ít hơn 1 tỷ USD. Sau khi chúng ta thành công trong một số lĩnh vực thì điều này cũng dễ hiểu.
Trong bức tranh FDI năm nay, ngoài vấn đề số lượng, Bộ trưởng còn thấy một điểm mới khác nào so với mọi năm?
Cơ cấu đầu tư đã có sự thay đổi rõ nét. Trước đây nhà đầu tư thường chú ý lĩnh vực dịch vụ, bất động sản, còn nay, dòng vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (chiếm 67%). Trong công nghiệp, nhà đầu tư đi vào những công trình chiến lược lớn, sản xuất các sản phẩm thiết yếu, công nghệ cao như Nhà máy thép POSCO trị giá 1 tỷ USD, Intel, Canon,...
Có ý kiến cho rằng kết quả như vậy là do thị trường dịch vụ của Việt Nam đã chững lại?
Dịch vụ là lĩnh vực “ăn ngay”, nhưng hiện nay do số tổng vốn cao nên tỷ trọng của dịch vụ dù vẫn tăng trưởng đều đã thấp lại. Lĩnh vực dịch vụ có FDI thường là nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,... thời gian qua ở mức độ nào đó đã đáp ứng đủ. Lĩnh vực này lại không xuất khẩu được. Và nhìn chung như vậy là hợp lý.
Xét dưới góc độ một cơ quan hoạch định chính sách cho lĩnh vực đầu tư, năm 2006 nhìn lại, Bộ trưởng cảm thấy còn việc gì mà cá nhân còn chưa hài lòng?
Nếu có, thì đó là những việc có thể tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Thủ tục đầu tư vẫn còn phải cố gắng làm tốt hơn nữa từ vấn đề cấp đất, hành chính, thành lập doanh nghiệp,... Nếu làm tốt hơn, khả năng thu hút còn được nâng cao hơn nữa.
Năm ngoái, và những năm trước nữa chúng ta đều nói đến vấn đề thủ tục. Vậy đến bao giờ sẽ chấm dứt vấn đề này?
Tôi nghĩ đây là việc cần làm từng bước, không thể một lúc là chuyển được ngay. Mặt khác, giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhân dân bao giờ cũng tồn tại một khoảng cách, vấn đề là phải thu hẹp tối đa khoảng cách đó với thời gian sớm nhất có thể.
Quay sang vấn đề thu hút đầu tư ở các địa phương. Dưới khía cạnh phân vùng, đâu là “điểm sáng” và đâu là “điểm tối” trong những năm qua?
Năng lực thu hút đầu tư ở các địa phương nói chung là tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi - tôi xin miễn nêu tên - vẫn còn làm cho nhà đầu tư không hài lòng. Họ có điều kiện thuận lợi: gần cảng biển, có đội ngũ cán bộ đầu tư tốt nhưng đã không tận dụng được và thụt lùi.
Bộ trưởng có nhận xét gì khi có một số địa phương dẫn đầu trong thu hút đầu tư như Bình Dương, Đồng Nai,... năm vừa qua đã có sự chững lại?
Có những địa phương có thể gọi là đã bão hòa đầu tư, khả năng thu hút đầu tư đã đủ. Các nhà đầu tư cũng thấy rằng cần chuyển đi địa phương khác để khai thác những lợi thế, nguồn lực tốt hơn. Đây là điều hợp lý.
Nhưng xin nhấn mạnh là sự “bão hòa” ở đây được hiểu trong điều kiện Việt Nam, so sánh tương quan vùng miền của Việt Nam, chứ còn so với sự phát triển chung thì chưa. Bên cạnh đó, vẫn có những địa phương đã có những điểm thụt lùi, đâm ra mất hấp dẫn dần trong con mắt các nhà đầu tư.
Trong Hội nghị Hội nghị Nhóm tư vấn các Nhà tài trợ (CG) vừa rồi, một điều được chúng ta nhấn mạnh là đầu tư vào Việt Nam đã đến lúc cần tập trung cho những cơ sở hạ tầng quy mô lớn, tạo cho Việt Nam một chiến lược kinh tế mới hơn. Có 1 số quốc gia khi đạt đến ngưỡng phát triển nào đó đã không có một chiến lược quyết liệt, sáng tạo để tạo cho mình một giai đoạn mới đã rơi vào tình trạng giậm chân tại chỗ. Vì vậy, giai đoạn này là rất quan trọng.
Trong thời gian qua, đường cao tốc Bắc - Nam mà chúng tôi gọi là một công trình thế kỷ sẽ giúp cho kinh tế cất cánh. Năm 2007 này chính là năm “bản lề” với các công trình có tác dụng lâu dài: đường đô thị, hệ thống giao thông ĐBSCL, hành lang Đông Tây, nâng cấp hệ thống sân bay, các khu kinh tế...
Chủ trương thu hút đầu tư trong năm 2007 như thế nào, thưa ông?
Chủ trương lớn cho năm 2007 là tiếp tục thu hút đầu tư, trong đó đặc biệt là các thị trường trọng điểm như EU, Hoa Kỳ, các dự án quy mô lớn: luyện kim, vật liệu, công nghệ cao. Ngay trong lĩnh vực dịch vụ cũng chú ý các khu du lịch quy mô lớn, hiện đại, không để tình trạng manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay.
Thưa Bộ trưởng, ODA năm nay cũng đạt con số cam kết rất ấn tượng. Với Việt Nam, đã qua 14 kỳ CG, kỳ này ông thấy có gì khác biệt lớn?
Đó là sự xuất hiện của Thủ tướng Chính phủ trực tiếp đối thoại với các nhà tài trợ. Từ đó tạo niềm tin, sự hợp tác, gắn kết các nhà tài trợ với Chính phủ. Đây là điều khác biệt nhất so với những gì diễn ra tại các Hội nghị CG trước đây.
Vậy những vấn đề các nhà tài trợ đặt ra, yêu cầu Việt Nam có gì khác so với trước đây?
Nói chung không có gì khác nhiều. Vẫn là cải cách hành chính, môi trường đầu tư, chống tham nhũng, xóa đói giảm nghèo, tạo ra hài hòa gắn kết xã hội. Nhưng có điều là họ đã được người đứng đầu Chính phủ đứng ra giải thích cặn kẽ từng vấn đề. Từ đó họ có niềm tin lớn vào những hành động của Chính phủ Việt Nam.
Còn những vấn đề gì tồn tại, khó giải quyết trong CG?
Không phải là khó giải quyết. Chẳng hạn vấn đề chống tham nhũng đã có những biến chuyển lớn và có hướng giải quyết. Chính phủ đã có quyết tâm và đường đi đúng.
Kế hoạch kiểm toán 2007 có nói rằng sẽ tập trung vào các dự án ODA, ông nhận xét gì về vấn đề này?
Kiểm toán là công cụ cần thiết minh bạch hóa các vấn đề quản lý kinh tế. Nó rất quan trọng trong bước phát triển tới đây? Thủ tướng Chính phủ đã nói cần phải đẩy mạnh công tác này, để làm sao nói với các nhà tài trợ, các nhà đầu tư: các vị đã đặt tiền vào những bàn tay đáng tin cậy.
Hãy để các nhà đầu tư tự nói về vấn đề môi trường đầu tư của Việt Nam. Và con số báo cáo về sự quan tâm của các nhà đầu tư đã nói lên điều đó. Còn tâm trạng cá nhân tôi, phải nói là theo thời gian, tôi ngày càng tự tin hơn đối với những gì mình kêu gọi, vận động các nhà đầu tư.
Vậy nhìn từ góc độ thu hút 2 nguồn vốn quan trọng nói trên, Bộ trưởng cảm nhận năm 2006 như thế nào?
Đây là năm thành công trong việc đưa “Việt Nam ra thế giới, kéo thế giới đến Việt Nam”. Chúng ta đã làm được điều đó. APEC với 21 quốc gia, nền kinh tế quan trọng với chúng ta đều được các nguyên thủ quan tâm, đến và hiểu Việt Nam hơn. Hoặc như chuyến đi thăm của Thủ tướng nước ta và Nhật Bản, 2 nước đã có những tuyên bố chung quan trọng.
Ở tầm tổng quát hơn, Bộ trưởng nhìn nhận thế và lực Việt Nam năm 2006 như thế nào?
Năm nay là năm đầy ấn tượng của Việt Nam. Chưa bao giờ chúng ta huy động vốn đầu tư toàn xã hội lên tới 40% GDP. Trong đó, đáng chú ý nhất là con số thu hút vốn đầu tư nước ngoài và ODA.
Như trên đã nói, vốn FDI cả vốn cam kết và vốn thực hiện đều đạt sự phát triển bất ngờ, như vốn thực hiện tăng tới 24%. Vốn ODA thì cam kết gần 4,5 tỷ USD, vượt nhiều so với mức 3,7 tỷ USD năm ngoái. Đây là minh chứng rất lớn khắc họa bức tranh vươn lên mạnh mẽ thành công mọi mặt trong kinh tế - xã hội của đất nước trong năm qua: tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, xóa đói giảm nghèo.
Chúng tôi có suy nghĩ rằng đây là thời điểm chứng tỏ thế và lực Việt Nam đã có sự thay đổi. Có thể gọi là: vận nước đã thay đổi, bắt đầu thời vận mới cho chúng ta phát triển. Bởi vì tất cả những nguồn lực đạt được năm 2006 sẽ thúc đẩy và đóng góp vào sự phát triển của năm 2007 và những năm tiếp theo. Với đà này, khả năng chúng ta huy động dòng vốn đầu tư trong nước, nước ngoài và vốn ODA thời gian tới chắc chắn sẽ còn tăng lên.
Đặc biệt nhất trong năm qua là các nhà tài trợ đã có sự chuyển hướng đầu tư vốn vào các công trình trọng điểm chiến lược. Điều đó nói lên rằng họ tin tưởng lâu dài vào khả năng phát triển của Việt Nam, trong hiện tại cũng như lâu dài đều có những bước phát triển mạnh mẽ. Kinh tế Việt Nam đang đi lên với những bước vững chắc và từ đó có thể nói rằng thời vận của chúng ta đã đến.
Chúng tôi hy vọng năm 2007 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao như thời gian qua. Có như vậy, kế hoạch 2006 - 2010 mà Quốc hội giao chắc chắn sẽ thành công.
Nói như vậy, chúng ta đang đạt được về “thế”, còn “lực” thì sao, thưa Bộ trưởng?
Tôi khẳng định là cả thế và lực đều lớn, tạo vận hội mới cho đất nước. Nói về lực ở chỗ: các dòng đầu tư đã đạt mức huy động bằng 40% GDP, gần với các con số của các nước có tốc độ phát triển cao như Trung Quốc. Nó tạo ra khả năng phát triển mới của nền kinh tế ở cả 2 khía cạnh: số lượng và chất lượng. Số lượng thì đã nói ở trên, còn chất lượng thể hiện ở số xuất khẩu. Năm nay, xuất khẩu tăng trưởng 22%, cho thấy hàng hóa Việt Nam ngày càng chiếm lĩnh thị trường.