Một năm đội mũ và câu chuyện quản lý
Giá như chỉ làm được phân nửa chuyện đội mũ, thì xã hội đã bớt đi bao nhiêu thiệt hại, cay đắng và nhức nhối
Nhìn vào hiện trạng giao thông đường bộ có thể suy ra trật tự của cả một đất nước.
Tai nạn giao thông ở nước ta mỗi năm đã cướp đi mạng sống của hàng chục ngàn người và nhiều gấp mấy lần số đó chịu thương tích, tật nguyền; thiệt hại tương đương với một cuộc chiến tranh bậc trung.
Mũ bảo hiểm là một trong những “vũ khí” chống lại “cuộc chiến” thương vong. Hơn một năm qua, cái mũ đã trở thành sự kiện đột phá trong quản lý và ý thức chấp hành luật giao thông. Ít người còn dám nhận mình là “đầu đội trời, chân đạp đất”, vì luôn kè kè cái mũ. Hình ảnh “dân đầu đen” đã được thay bằng phổ màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím...
Thế mà trước đó, mũ bảo hiểm đã bị phản đối kịch liệt trong suốt bảy năm bắt đội trên một số tuyến đường. Nó đã từng thất bại và bị nghi ngờ sẽ lặp lại một lần nữa. Không ít người còn quả quyết, đó là một yêu cầu hoàn toàn “vô bổ” và là “nhiệm vụ bất khả thi”.
Nhưng rồi tình thế đã đảo chiều ngoạn mục. Chưa bao giờ, một chính sách ảnh hưởng sâu rộng đến thói quen và túi tiền của hết thảy mọi người, lại được thực hiện một cách mau lẹ và triệt để như vậy. Kết quả vượt trên cả sự mong đợi của nhà chức trách. Tỷ lệ đội mũ từ vài phần trăm đã vọt lên gần 100% chỉ sau một đêm 14/12/2007. Những ngày đầu “ra quân”, rất nhiều đội “trực chiến” đã nhanh chóng “thất nghiệp” và “thất thu” tiền phạt. Đã có bao nhiêu số mệnh được giải nguy sau ngày đó.
Cũng giống với rất nhiều việc khác, nếu chỉ bàn tới, tính lui mà không quyết định, thì khó khăn trở ngại là không thể vượt qua và cái đích thì mãi chỉ là kỳ vọng. Vấn đề then chốt là ở quyết tâm mạnh mẽ và giải pháp cứng rắn của Chính phủ. Một chiến dịch truyền thông dội bom (từ nhẹ nhàng khuyên nhủ đến cảnh báo gây sốc) đã tác động rất mạnh đến dân chúng. Dư luận từ chỗ phản đối dữ dội, đã dần dần nghiêng ngả, rồi đồng thuận. Quá trình thực hiện vẫn được duy trì đều đặn, quyết liệt.
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, tỷ lệ đội mũ bảo hiểm của ta cao hơn hẳn ở Mỹ. Sẽ ít ý nghĩa nếu so sánh giữa sự bắt buộc với tự nguyện. Người ta răm rắp đội mũ (ít để tâm đến chất lượng và quy cách) là nhằm đối phó với chế tài xử phạt nghiêm khắc. Lỗi thiếu mũ hiển hiện trong suốt thời gian “thượng lộ”, đông, tây, nam, bắc ai ai cũng thấy, dễ xử phạt, mà khó chối cãi.
Nhưng điều thay đổi quan trọng nhất là, từ tâm lý miễn cưỡng đã trở thành thói quen đội mũ. Dắt xe ra đường, số người quên ví tiền có lẽ còn nhiều hơn là quên mũ. Khi phải chụp lên đầu cái “nồi cơm điện”, cũng chẳng đến nỗi kinh khủng như điều mà người ta đã hù dọa. Thậm chí có người còn thích đội mũ kín mít vì được ngụy trang hợp lệ mỗi lúc đi ngang về tắt!
Bên cạnh những kết quả thấy rõ, vẫn còn không ít điều băn khoăn. Đó là đầu tư công của quá lớn cho chuyện đội mũ. Dễ dàng tính ra con số tốn kém hàng ngàn tỉ đồng (tất nhiên đó cũng chính là thu nhập và việc làm của nhiều người).
Đó là việc xuống tay quá nặng đối với loại vi phạm này. Người quên cài quai mũ, chỉ gây ra nguy cơ cho chính họ, mà lại bị phạt tới 200.000 đồng, cao gấp đôi hành vi gây nguy hiểm cho người khác như đi xe không đúng phần đường, đi đêm không đèn…
Đó là đội mũ vì sự an toàn tính mạng, thế nhưng lại chưa bắt buộc với hàng triệu trẻ em dưới 14 tuổi. Sao lại bỏ mặc lớp người cần được nâng niu bảo vệ nhất? Nếu các em chưa đến tuổi chịu phạt hành chính, thì tại sao lại dễ dàng “tha miễn” trách nhiệm của người cầm lái?
Đó là tác dụng bảo vệ đã thấy, xử lý đã nghiêm, thế nhưng vẫn có hiện tượng thoái trào, đội trời thay mũ, nhất là ở các khu vực nông thôn, miền núi. Đây chính cái khó muôn thuở của sự quản lý.
Cuối cùng, không khỏi băn khoăn với 80% số mũ không đạt tiêu chuẩn theo công bố của Hiệp hội người tiêu dùng vào đầu năm 2008. Rồi không khỏi chạnh lòng trước muôn vàn sự hiểm nguy khác đang rình rập cuộc sống mà chưa được “bảo hiểm”.
Giá như chỉ làm được phân nửa chuyện đội mũ, thì xã hội đã bớt đi bao nhiêu thiệt hại, cay đắng và nhức nhối. Ước gì nhà nhà đều được bảo hiểm và đoàn tụ hạnh phúc mỗi khi Tết đến, xuân về!
Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Luật BASICO (TBKTSG)
Tai nạn giao thông ở nước ta mỗi năm đã cướp đi mạng sống của hàng chục ngàn người và nhiều gấp mấy lần số đó chịu thương tích, tật nguyền; thiệt hại tương đương với một cuộc chiến tranh bậc trung.
Mũ bảo hiểm là một trong những “vũ khí” chống lại “cuộc chiến” thương vong. Hơn một năm qua, cái mũ đã trở thành sự kiện đột phá trong quản lý và ý thức chấp hành luật giao thông. Ít người còn dám nhận mình là “đầu đội trời, chân đạp đất”, vì luôn kè kè cái mũ. Hình ảnh “dân đầu đen” đã được thay bằng phổ màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím...
Thế mà trước đó, mũ bảo hiểm đã bị phản đối kịch liệt trong suốt bảy năm bắt đội trên một số tuyến đường. Nó đã từng thất bại và bị nghi ngờ sẽ lặp lại một lần nữa. Không ít người còn quả quyết, đó là một yêu cầu hoàn toàn “vô bổ” và là “nhiệm vụ bất khả thi”.
Nhưng rồi tình thế đã đảo chiều ngoạn mục. Chưa bao giờ, một chính sách ảnh hưởng sâu rộng đến thói quen và túi tiền của hết thảy mọi người, lại được thực hiện một cách mau lẹ và triệt để như vậy. Kết quả vượt trên cả sự mong đợi của nhà chức trách. Tỷ lệ đội mũ từ vài phần trăm đã vọt lên gần 100% chỉ sau một đêm 14/12/2007. Những ngày đầu “ra quân”, rất nhiều đội “trực chiến” đã nhanh chóng “thất nghiệp” và “thất thu” tiền phạt. Đã có bao nhiêu số mệnh được giải nguy sau ngày đó.
Cũng giống với rất nhiều việc khác, nếu chỉ bàn tới, tính lui mà không quyết định, thì khó khăn trở ngại là không thể vượt qua và cái đích thì mãi chỉ là kỳ vọng. Vấn đề then chốt là ở quyết tâm mạnh mẽ và giải pháp cứng rắn của Chính phủ. Một chiến dịch truyền thông dội bom (từ nhẹ nhàng khuyên nhủ đến cảnh báo gây sốc) đã tác động rất mạnh đến dân chúng. Dư luận từ chỗ phản đối dữ dội, đã dần dần nghiêng ngả, rồi đồng thuận. Quá trình thực hiện vẫn được duy trì đều đặn, quyết liệt.
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, tỷ lệ đội mũ bảo hiểm của ta cao hơn hẳn ở Mỹ. Sẽ ít ý nghĩa nếu so sánh giữa sự bắt buộc với tự nguyện. Người ta răm rắp đội mũ (ít để tâm đến chất lượng và quy cách) là nhằm đối phó với chế tài xử phạt nghiêm khắc. Lỗi thiếu mũ hiển hiện trong suốt thời gian “thượng lộ”, đông, tây, nam, bắc ai ai cũng thấy, dễ xử phạt, mà khó chối cãi.
Nhưng điều thay đổi quan trọng nhất là, từ tâm lý miễn cưỡng đã trở thành thói quen đội mũ. Dắt xe ra đường, số người quên ví tiền có lẽ còn nhiều hơn là quên mũ. Khi phải chụp lên đầu cái “nồi cơm điện”, cũng chẳng đến nỗi kinh khủng như điều mà người ta đã hù dọa. Thậm chí có người còn thích đội mũ kín mít vì được ngụy trang hợp lệ mỗi lúc đi ngang về tắt!
Bên cạnh những kết quả thấy rõ, vẫn còn không ít điều băn khoăn. Đó là đầu tư công của quá lớn cho chuyện đội mũ. Dễ dàng tính ra con số tốn kém hàng ngàn tỉ đồng (tất nhiên đó cũng chính là thu nhập và việc làm của nhiều người).
Đó là việc xuống tay quá nặng đối với loại vi phạm này. Người quên cài quai mũ, chỉ gây ra nguy cơ cho chính họ, mà lại bị phạt tới 200.000 đồng, cao gấp đôi hành vi gây nguy hiểm cho người khác như đi xe không đúng phần đường, đi đêm không đèn…
Đó là đội mũ vì sự an toàn tính mạng, thế nhưng lại chưa bắt buộc với hàng triệu trẻ em dưới 14 tuổi. Sao lại bỏ mặc lớp người cần được nâng niu bảo vệ nhất? Nếu các em chưa đến tuổi chịu phạt hành chính, thì tại sao lại dễ dàng “tha miễn” trách nhiệm của người cầm lái?
Đó là tác dụng bảo vệ đã thấy, xử lý đã nghiêm, thế nhưng vẫn có hiện tượng thoái trào, đội trời thay mũ, nhất là ở các khu vực nông thôn, miền núi. Đây chính cái khó muôn thuở của sự quản lý.
Cuối cùng, không khỏi băn khoăn với 80% số mũ không đạt tiêu chuẩn theo công bố của Hiệp hội người tiêu dùng vào đầu năm 2008. Rồi không khỏi chạnh lòng trước muôn vàn sự hiểm nguy khác đang rình rập cuộc sống mà chưa được “bảo hiểm”.
Giá như chỉ làm được phân nửa chuyện đội mũ, thì xã hội đã bớt đi bao nhiêu thiệt hại, cay đắng và nhức nhối. Ước gì nhà nhà đều được bảo hiểm và đoàn tụ hạnh phúc mỗi khi Tết đến, xuân về!
Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Luật BASICO (TBKTSG)