“Mr Wall Street” của Việt Nam: “Tôi đã lựa chọn đúng hướng”
“Tự bạch” của ông Don Lam, Tổng giám đốc kiêm đồng sáng lập viên VinaCapital
Bất chấp những khó khăn của ngành đầu tư tài chính toàn cầu trong năm 2008, Don Lam, Tổng giám đốc kiêm đồng sáng lập viên VinaCapital tin rằng ông đã lựa chọn đúng hướng đi cho mình và VinaCapital.
Người ta biết nhiều đến ông ở góc độ môi giới đầu tư. Ông có tự nhận mình là một “sứ giả” kéo các nhà đầu tư thế giới vào Việt Nam?
Đúng, tôi tự nguyện làm một “sứ giả” của Việt Nam trong việc đưa các nhà đầu tư thế giới vào Việt Nam. Một trong những khách hàng đầu tiên của tôi khi tôi còn là người đứng đầu CoopersLybrand Việt Nam là ông Mark Mobius, một nhà quản lý tài sản từ Templeton, người đã lập quỹ Việt Nam đầu tiên vào năm 1994.
VinaCapital hoạt động chính tại Việt Nam và cùng phát triển với Việt Nam. Nghĩa là, khi đất nước phát triển nhanh chóng, ổn định, những tập đoàn như VinaCapital sẽ có thêm nhiều cơ hội đầu tư.
Với cả hai lý do, là một người con Việt Nam và là một người kinh doanh, việc trở thành “đại sứ thương mại” của Việt Nam là lựa chọn tốt nhất tôi có thể có đến nay. Tôi đã dành nhiều thời gian, nỗ lực, công sức để quảng bá về môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam, tiềm năng phát triển của các ngành/khu vực kinh tế đặc biệt là ngành du lịch tại miền Trung...
Cho đến nay, sự nỗ lực của tôi và các nhà đầu tư có tâm huyết với Việt Nam khác cũng đã đạt được những thành quả ban đầu và điều đó khẳng định lựa chọn đúng đắn của riêng tôi.
Những đúc kết mà ông rút ra được từ những cuộc “đi sứ” đó là gì?
Có thể nói rằng sự thành bại của việc quản lý tài sản phụ thuộc chính vào yếu tố con người. Nó cũng phụ thuộc rất lớn vào các kết quả kinh doanh và niềm tin mà bạn tạo dựng nơi các nhà đầu tư. Đây không phải là dạng giao dịch mua đứt, bán đoạn một lần mà là môt quá trình diễn tiến liên tục.
Hiện tại đang có những khó khăn mang tính toàn cầu cho ngành đầu tư tài chính, và Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Cho đến thời điểm hiện tại, một số khó khăn tạm thời của nền kinh tế Việt Nam đã được giải quyết tốt dựa trên những chính sách kịp thời của Chính phủ.
Theo đánh giá của các nhà đầu tư thế giới, Việt Nam là một trong những nước ít chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới. Chúng tôi nhìn thấy nhiều cơ hội có thể tham gia và khi trình bày với các nhà đầu tư của mình thì một trong những khó khăn lại đến từ chính nền kinh tế của họ, đó là suy thoái, tiền mặt trở nên khan hiếm và các nhà đầu tư do dự, cân nhắc nhiều hơn trong việc mở rộng đầu tư.
Những ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế thế giới là không thể tránh khỏi nhất là trong giai đoạn này, khi những cam kết WTO bắt đầu có hiệu lực hoàn toàn nhưng tôi nhận thấy, so với các nước khác, Việt Nam không quá bị áp lực từ sự suy thoái của các nền kinh tế khác.
Theo ông, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2009 sẽ ra sao?
Theo tôi, luồng vốn đầu tư vào Việt Nam có thể không giảm mạnh nhưng tốc độ giải ngân của vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực từ sự suy thoái của kinh tế thế giới.
Vậy cơ hội nào cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009? Và Việt Nam nên làm gì để đón nhận các cơ hội này?
Việt Nam vẫn là một điểm đến đầy tiềm năng và là một trong những lựa chọn hàng đầu của họ với chính trị ổn định, các chính sách kinh tế cởi mở, nhiều ưu đãi cho đầu tư nước ngoài, lực lượng lao động trẻ đầy nhiệt huyết...
Tuy nhiên, khả năng hấp thụ vốn đầu tư cũng là một vấn đề lớn của nền kinh tế Việt Nam. Để tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình này, tôi tin việc xây dựng một cơ sở hạ tầng vững mạnh, đồng bộ và hiện đại là một trong những yếu tố rất quan trọng cho Việt Nam.
Đây cũng là một giai đoạn “tĩnh” để Việt Nam có thể điều chỉnh lại cơ cấu của nền kinh tế, đẩy mạnh các ngành kinh tế vốn là thế mạnh của mình, đặc biệt là ngành du lịch.
Một chút cá nhân, đến giờ phút này ông có tự nhận mình là người thành công không?
Thành công là một khái niệm trừu tượng và mang tính cá nhân khá cao. Với tôi, thành công được đo lường bằng sự phát triển của VinaCapital, của đội ngũ nhân viên tập đoàn, bằng các dự án thành công, bằng sự đóng góp thiết thực cho cộng đồng, cho nền kinh tế và cho đất nước.
Tôi nghĩ rằng tôi là người có sự lựa chọn đúng cho hướng đi của mình và đạt được một số thành tích ban đầu đáng khích lệ.
Con đường kinh doanh và cuộc sống còn rất dài ở phía trước, tôi sẽ cần rất nhiều sự ủng hộ từ nhiều phía đặc biệt từ gia đình, từ các cộng sự, từ các đối tác kinh doanh và từ các cấp chính quyền và Chính phủ Việt Nam để tiếp tục vững bước với sự lựa chọn của mình.
Triết lý kinh doanh của ông là gì?
Triết lý kinh doanh và cũng là nguyên tắc sống của tôi là “moving forward, giving back”. Có thể hiểu là tôi luôn cố gắng tiến lên phía trước, đạt tới những thành tích lớn hơn để có thể mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và cho đất nước.
Người ta biết nhiều đến ông ở góc độ môi giới đầu tư. Ông có tự nhận mình là một “sứ giả” kéo các nhà đầu tư thế giới vào Việt Nam?
Đúng, tôi tự nguyện làm một “sứ giả” của Việt Nam trong việc đưa các nhà đầu tư thế giới vào Việt Nam. Một trong những khách hàng đầu tiên của tôi khi tôi còn là người đứng đầu CoopersLybrand Việt Nam là ông Mark Mobius, một nhà quản lý tài sản từ Templeton, người đã lập quỹ Việt Nam đầu tiên vào năm 1994.
VinaCapital hoạt động chính tại Việt Nam và cùng phát triển với Việt Nam. Nghĩa là, khi đất nước phát triển nhanh chóng, ổn định, những tập đoàn như VinaCapital sẽ có thêm nhiều cơ hội đầu tư.
Với cả hai lý do, là một người con Việt Nam và là một người kinh doanh, việc trở thành “đại sứ thương mại” của Việt Nam là lựa chọn tốt nhất tôi có thể có đến nay. Tôi đã dành nhiều thời gian, nỗ lực, công sức để quảng bá về môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam, tiềm năng phát triển của các ngành/khu vực kinh tế đặc biệt là ngành du lịch tại miền Trung...
Cho đến nay, sự nỗ lực của tôi và các nhà đầu tư có tâm huyết với Việt Nam khác cũng đã đạt được những thành quả ban đầu và điều đó khẳng định lựa chọn đúng đắn của riêng tôi.
Những đúc kết mà ông rút ra được từ những cuộc “đi sứ” đó là gì?
Có thể nói rằng sự thành bại của việc quản lý tài sản phụ thuộc chính vào yếu tố con người. Nó cũng phụ thuộc rất lớn vào các kết quả kinh doanh và niềm tin mà bạn tạo dựng nơi các nhà đầu tư. Đây không phải là dạng giao dịch mua đứt, bán đoạn một lần mà là môt quá trình diễn tiến liên tục.
Hiện tại đang có những khó khăn mang tính toàn cầu cho ngành đầu tư tài chính, và Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Cho đến thời điểm hiện tại, một số khó khăn tạm thời của nền kinh tế Việt Nam đã được giải quyết tốt dựa trên những chính sách kịp thời của Chính phủ.
Theo đánh giá của các nhà đầu tư thế giới, Việt Nam là một trong những nước ít chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới. Chúng tôi nhìn thấy nhiều cơ hội có thể tham gia và khi trình bày với các nhà đầu tư của mình thì một trong những khó khăn lại đến từ chính nền kinh tế của họ, đó là suy thoái, tiền mặt trở nên khan hiếm và các nhà đầu tư do dự, cân nhắc nhiều hơn trong việc mở rộng đầu tư.
Những ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế thế giới là không thể tránh khỏi nhất là trong giai đoạn này, khi những cam kết WTO bắt đầu có hiệu lực hoàn toàn nhưng tôi nhận thấy, so với các nước khác, Việt Nam không quá bị áp lực từ sự suy thoái của các nền kinh tế khác.
Theo ông, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2009 sẽ ra sao?
Theo tôi, luồng vốn đầu tư vào Việt Nam có thể không giảm mạnh nhưng tốc độ giải ngân của vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực từ sự suy thoái của kinh tế thế giới.
Vậy cơ hội nào cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009? Và Việt Nam nên làm gì để đón nhận các cơ hội này?
Việt Nam vẫn là một điểm đến đầy tiềm năng và là một trong những lựa chọn hàng đầu của họ với chính trị ổn định, các chính sách kinh tế cởi mở, nhiều ưu đãi cho đầu tư nước ngoài, lực lượng lao động trẻ đầy nhiệt huyết...
Tuy nhiên, khả năng hấp thụ vốn đầu tư cũng là một vấn đề lớn của nền kinh tế Việt Nam. Để tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình này, tôi tin việc xây dựng một cơ sở hạ tầng vững mạnh, đồng bộ và hiện đại là một trong những yếu tố rất quan trọng cho Việt Nam.
Đây cũng là một giai đoạn “tĩnh” để Việt Nam có thể điều chỉnh lại cơ cấu của nền kinh tế, đẩy mạnh các ngành kinh tế vốn là thế mạnh của mình, đặc biệt là ngành du lịch.
Một chút cá nhân, đến giờ phút này ông có tự nhận mình là người thành công không?
Thành công là một khái niệm trừu tượng và mang tính cá nhân khá cao. Với tôi, thành công được đo lường bằng sự phát triển của VinaCapital, của đội ngũ nhân viên tập đoàn, bằng các dự án thành công, bằng sự đóng góp thiết thực cho cộng đồng, cho nền kinh tế và cho đất nước.
Tôi nghĩ rằng tôi là người có sự lựa chọn đúng cho hướng đi của mình và đạt được một số thành tích ban đầu đáng khích lệ.
Con đường kinh doanh và cuộc sống còn rất dài ở phía trước, tôi sẽ cần rất nhiều sự ủng hộ từ nhiều phía đặc biệt từ gia đình, từ các cộng sự, từ các đối tác kinh doanh và từ các cấp chính quyền và Chính phủ Việt Nam để tiếp tục vững bước với sự lựa chọn của mình.
Triết lý kinh doanh của ông là gì?
Triết lý kinh doanh và cũng là nguyên tắc sống của tôi là “moving forward, giving back”. Có thể hiểu là tôi luôn cố gắng tiến lên phía trước, đạt tới những thành tích lớn hơn để có thể mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và cho đất nước.