Mua - bán cổ phiếu ngân hàng chưa “khai sinh”: Không dễ!
Nhiều nhà đầu tư tỏ ra khá bất ngờ khi thấy xuất hiện những cổ phiếu ngân hàng chưa khai sinh nhưng đã được chào mời
Gần đây có nhiều thông tin đề cập đến hoạt động rao mua - bán cổ phiếu của những ngân hàng chưa xuất hiện trên thị trường. Nhưng thực tế hoạt động này không dễ thực hiện.
Tham khảo một số diễn đàn, trang tin rao mua - bán trên thị trường OTC, nhiều nhà đầu tư tỏ ra khá bất ngờ khi thấy xuất hiện những cổ phiếu ngân hàng chưa "khai sinh" nhưng đã được chào mời.
Trường hợp mà một số tờ báo đề cập gần đây là việc rao bán cổ phiếu của Ngân hàng Cổ phần Dầu khí, mặc dù đề án thành lập ngân hàng này còn chưa được gửi tới Ngân hàng Nhà nước.
Tương tự, một số ngân hàng khác chưa có giấy phép thành lập nhưng cũng đã được rao bán cổ phiếu, những cái tên được nhắc đến là Ngân hàng Cổ phần Vân Phong, Trung Nghĩa, Liên Việt…
Một trường hợp khác đáng chú ý là Ngân hàng Cổ phần Đông Nam Á (SeABank). Sau khi ngân hàng này công bố lợi nhuận tới 140 tỷ năm 2006 (một mức ấn tượng của năm thứ hai có mặt trên thị trường), công bố thành lập công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…, cổ phiếu SeABank cũng đã được rao mua, dù chưa có trên thị trường.
VnEconomy đã thử liên hệ theo số điện thoại của một số trường hợp nói trên, hầu hết đều chưa có được kết quả giao dịch nào. Bản thân đại diện của các ngân hàng, dự án lập ngân hàng nói trên cũng trở thành “khổ chủ” của hàng loạt cuộc thoại của người quen gọi tới tìm hiểu trong những ngày gần đây.
Không dễ “gặt lúa non”
Theo quy định hiện hành, việc “gặt lúa non” như trên không dễ thực hiện.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy cũng khẳng định các quy định hiện nay được xây dựng khá chặt chẽ, hạn chế việc lợi dụng kế hoạch lập ngân hàng mới rồi bán thu lợi vội vàng.
“Nghị định của Chính phủ cũng đã quy định rõ để lập ngân hàng mới thì phải đáp ứng một loạt điều kiện. Về mặt tài chính là phải có tối thiểu 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra có những điều kiện phi tài chính, ví dụ như năng lực quản trị điều hành, công nghệ và cả nhân thân của những người tham gia lập ngân hàng đó”, Thống đốc cho biết.
Ngoài ra, Thống đốc lưu ý rằng quy định hiện nay ràng buộc những người góp vốn thành lập ngân hàng trong vòng 5 năm không được chuyển nhượng. “Tức là phải gắn trách nhiệm, tiền của với ngân hàng ấy ít nhất 5 năm chứ không phải làm cho ngân hàng có tiếng trong một vài năm rồi bán”.
Thống đốc cũng khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ việc này.
Trao đổi với VnEconomy, một cán bộ của SeABank cũng khẳng định hiện nay chưa có cổ phiếu của ngân hàng mình trên thị trường. Nhưng những ngày gần đây ông nhận được nhiều điện thoại “hỏi thăm”, mà nguyên nhân chính là sự đón đầu của một số nhà đầu tư rao mua.
“Tôi nghĩ rằng vì hoạt động của các ngân hàng hiện nay khá tốt, giá cổ phiếu tăng cao nên một số nhà đầu tư muốn săn tìm nguồn hàng trước khi có trên thị trường. Với trường hợp của SeABank, cá nhân tôi tin rằng không có ai tham gia những việc như thế, vì không ai đang hoạt động tốt lại để bị phạt cả”, ông nói.
Bình luận về những thông tin rao mua - bán nói trên, các ý kiến trao đổi với VnEconomy đều cho rằng đó là một hoạt động bình thường của thị trường, của nhà đầu tư. Họ có thể săn, đặt mua trước và chờ thời điểm cổ phiếu chính thức được phép bán để “đáo hạn hợp đồng”.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng để “gặt lúa non” như vậy là rất khó, nhất là việc xác định giá cả và tính kỳ hạn với nhiều rủi ro trong những giao dịch loại này.
Tham khảo một số diễn đàn, trang tin rao mua - bán trên thị trường OTC, nhiều nhà đầu tư tỏ ra khá bất ngờ khi thấy xuất hiện những cổ phiếu ngân hàng chưa "khai sinh" nhưng đã được chào mời.
Trường hợp mà một số tờ báo đề cập gần đây là việc rao bán cổ phiếu của Ngân hàng Cổ phần Dầu khí, mặc dù đề án thành lập ngân hàng này còn chưa được gửi tới Ngân hàng Nhà nước.
Tương tự, một số ngân hàng khác chưa có giấy phép thành lập nhưng cũng đã được rao bán cổ phiếu, những cái tên được nhắc đến là Ngân hàng Cổ phần Vân Phong, Trung Nghĩa, Liên Việt…
Một trường hợp khác đáng chú ý là Ngân hàng Cổ phần Đông Nam Á (SeABank). Sau khi ngân hàng này công bố lợi nhuận tới 140 tỷ năm 2006 (một mức ấn tượng của năm thứ hai có mặt trên thị trường), công bố thành lập công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…, cổ phiếu SeABank cũng đã được rao mua, dù chưa có trên thị trường.
VnEconomy đã thử liên hệ theo số điện thoại của một số trường hợp nói trên, hầu hết đều chưa có được kết quả giao dịch nào. Bản thân đại diện của các ngân hàng, dự án lập ngân hàng nói trên cũng trở thành “khổ chủ” của hàng loạt cuộc thoại của người quen gọi tới tìm hiểu trong những ngày gần đây.
Không dễ “gặt lúa non”
Theo quy định hiện hành, việc “gặt lúa non” như trên không dễ thực hiện.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy cũng khẳng định các quy định hiện nay được xây dựng khá chặt chẽ, hạn chế việc lợi dụng kế hoạch lập ngân hàng mới rồi bán thu lợi vội vàng.
“Nghị định của Chính phủ cũng đã quy định rõ để lập ngân hàng mới thì phải đáp ứng một loạt điều kiện. Về mặt tài chính là phải có tối thiểu 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra có những điều kiện phi tài chính, ví dụ như năng lực quản trị điều hành, công nghệ và cả nhân thân của những người tham gia lập ngân hàng đó”, Thống đốc cho biết.
Ngoài ra, Thống đốc lưu ý rằng quy định hiện nay ràng buộc những người góp vốn thành lập ngân hàng trong vòng 5 năm không được chuyển nhượng. “Tức là phải gắn trách nhiệm, tiền của với ngân hàng ấy ít nhất 5 năm chứ không phải làm cho ngân hàng có tiếng trong một vài năm rồi bán”.
Thống đốc cũng khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ việc này.
Trao đổi với VnEconomy, một cán bộ của SeABank cũng khẳng định hiện nay chưa có cổ phiếu của ngân hàng mình trên thị trường. Nhưng những ngày gần đây ông nhận được nhiều điện thoại “hỏi thăm”, mà nguyên nhân chính là sự đón đầu của một số nhà đầu tư rao mua.
“Tôi nghĩ rằng vì hoạt động của các ngân hàng hiện nay khá tốt, giá cổ phiếu tăng cao nên một số nhà đầu tư muốn săn tìm nguồn hàng trước khi có trên thị trường. Với trường hợp của SeABank, cá nhân tôi tin rằng không có ai tham gia những việc như thế, vì không ai đang hoạt động tốt lại để bị phạt cả”, ông nói.
Bình luận về những thông tin rao mua - bán nói trên, các ý kiến trao đổi với VnEconomy đều cho rằng đó là một hoạt động bình thường của thị trường, của nhà đầu tư. Họ có thể săn, đặt mua trước và chờ thời điểm cổ phiếu chính thức được phép bán để “đáo hạn hợp đồng”.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng để “gặt lúa non” như vậy là rất khó, nhất là việc xác định giá cả và tính kỳ hạn với nhiều rủi ro trong những giao dịch loại này.