Mua bán công ty: Hấp dẫn chuyển nhượng
Dù có những trở ngại nhất định, mua công ty nội địa vẫn là cách thức đầu tư hiệu quả của giới đầu tư nước ngoài
Từ cuối năm ngoái, một công ty tài chính nước ngoài ở Tp.HCM đã được thuê để tham gia khảo sát toàn diện dự án Vegas Club của công ty Mỹ Magnum Company ở Đà Nẵng. Vegas Club được cấp phép đầu tư năm 2003 với tổng vốn 12 triệu đô la Mỹ.
>>Đọc thêm về mua bán công ty
Nhưng qua ba năm, đối tác Mỹ chỉ triển khai được nửa dự án do khó khăn tài chính. Người ta chỉ rõ tên tuổi nhà đầu tư mới mua lại Vegas Club sau chuyến thăm Việt Nam của hoàng tử Saudi Arabia, Alwaleed bin Tatal.
Khách sạn “nóng”
Công ty Kingdom Hotel Investment Company của hoàng tử Alwaleed bin Tatal tuyên bố chính thức trong chuyến thăm Việt Nam ngày 1/2/2007 của ông là họ sẽ đầu tư 65 triệu đô la Mỹ xây dựng khu nghỉ dưỡng mang tên Raffles Resort trên diện tích 15 héc ta ở Sơn Trà - Điện Ngọc, nơi mà Magnum đã không đủ khả năng thực hiện dự án Vegas Club.
Giá cả và những điều kiện chuyển nhượng khác được hai đối tác nước ngoài thỏa thuận riêng, nhưng họ tôn trọng các cam kết trong giấy phép được Việt Nam cấp.
Gần đây, các vụ chuyển nhượng doanh nghiệp ở Việt Nam giữa các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Tháng 3 vừa rồi, VinaLand, quỹ đầu tư bất động sản vừa huy động thêm được 400 triệu đô la Mỹ để “đổ” vào Việt Nam, đã trả 16,5 triệu đô la Mỹ để sở hữu 52% khách sạn Omni Sài Gòn.
Don Lam, Giám đốc VinaCapital, đơn vị quản lý VinaLand, cho biết quỹ đang thương thảo việc mua lại một vài khách sạn nữa. “Chúng tôi tập trung vào du lịch và khách sạn, lĩnh vực đang và sẽ phát triển với tốc độ nhanh ở Việt Nam” - Don Lam nói - “Hai tiêu chí được VinaLand đặt lên hàng đầu trong thương lượng mua bán là giá cả và vị trí khách sạn, chủ yếu tại Hà Nội, Tp.HCM”.
Trước Omni, VinaLand đã có hai phi vụ chuyển nhượng thành công: năm 2005 họ bỏ ra 30 triệu đô la Mỹ mua lại 70% khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội. Từ giữa năm 2006 những vị khách ngụ tại khách sạn Hilton Hà Nội hơi ngạc nhiên khi nhận thấy trong mỗi phòng, bên cạnh những cuốn sách giới thiệu về du lịch và sử dụng điện thoại, dịch vụ, kèm theo một brochure về VinaCapital.
Đấy là do VinaLand đã trở thành ông chủ mới của tòa nhà bên hông Nhà hát Lớn này. Họ bỏ ra 43 triệu đô la Mỹ để có được quyền sở hữu 70% Hilton từ tay các nhà đầu tư Đức và Áo.
Việc mua lại những khách sạn như vậy đã giúp các ông chủ đầu tư mới rút ngắn thời gian thâm nhập thị trường Việt Nam. Họ không tốn thời gian xin giấy phép, xây dựng công trình. Nhiều khi họ không cần cả thay đổi bộ máy nhân sự điều hành khách sạn. Điều này giúp họ tận dụng cơ hội kinh doanh một cách nhanh nhất. Tìm được một mảnh đất rộng đủ xây khách sạn ở các trung tâm Tp.HCM hay Hà Nội đã khó. Sau đó thiết kế xây dựng phải mất hai, ba năm. Biết đâu khi khách sạn hoàn thành, dòng khách du lịch đến và đi ở Việt Nam đã khác.
Chưa mua đứt toàn bộ
Lê Anh Minh, Giám đốc tập đoàn tài chính Dragon Capital, nhận xét chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần các công ty, đặc biệt phần vốn nước ngoài trong các liên doanh, là một thị trường hấp dẫn, nhưng nó vẫn chưa trở thành trào lưu bởi khung pháp lý chưa rõ ràng.
Năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Dragon Capital đã mua lại phần hùn của một công ty Thái Lan trong dự án Hanoi Lake View với giá khá hời. Công trình được tái cấu trúc lại thành những căn hộ cao cấp cho thuê và bây giờ thì hàng năm nó mang về cho Dragon Capital khoản lợi nhuận đáng kể.
Bà Huỳnh Nữ Kiều Phương, Giám đốc tư vấn tài chính Công ty Grant Thornton (Anh) cho biết hiện không chỉ bất động sản, mà các nhà đầu tư nước ngoài đang rất muốn mua lại những công ty bán lẻ để thâm nhập hệ thống phân phối và cung cấp nguyên liệu của Việt Nam.
“Họ thường bị vướng ở hai khía cạnh: quy định luật pháp chưa rõ và phía Việt Nam chỉ muốn bán một phần (nhằm tận dụng công nghệ quản lý nước ngoài), trong khi nước ngoài muốn mua cả hoặc chí ít cũng trên 51% để nắm quyền điều hành”, bà nói.
Trên thực tế đến nay vẫn chưa có vụ mua đứt (giá trị từ 10 triệu đô la Mỹ trở lên) toàn bộ công ty 100% vốn Việt Nam nào của nước ngoài. Ngoài những lý do như bà Phương cho biết, phía nước ngoài chưa thấy sự minh bạch mà họ cho là cần thiết ở công ty Việt Nam. Trước khi mua, bao giờ phía nước ngoài cũng đòi kiểm toán, mà họ thường thuê công ty kiểm toán độc lập quốc tế, trong khi không ít công ty Việt Nam vẫn còn chế độ kế toán hai sổ. Không có kiểm toán, nước ngoài sợ rủi ro, sợ phải gánh những khoản nợ mà khi mua xong rồi, mới “lòi” ra.
Nhưng cho dù có những trở ngại nhất định, thì mua công ty nội địa vẫn là cách thức đầu tư hiệu quả, nên giới đầu tư nước ngoài không thể bỏ qua. Trở lại với thị trường khách sạn, suốt mấy năm qua Sài Gòn Công thương Ngân hàng (SaigonBank) luôn phải tiếp những nhà đầu tư bất động sản. Chẳng là SaigonBank có khách sạn Riverside trên đường Tôn Đức Thắng cổ nhất Sài Gòn. Mấy năm trước SaigonBank mua khách sạn này với giá 36 tỉ đồng, giờ khấu hao chỉ còn chừng 25 - 26 tỉ đồng, mà năm ngoái có đối tác trả 200 tỉ đồng. Bà Trần Thị Việt Anh, Tổng giám đốc SaigonBank, cứ lắc đầu quầy quậy, nhất định không bán!
Còn trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của Khách sạn Sài Gòn (SGH) đang được một tổ chức nước ngoài mua gom. Vốn của khách sạn này có 18 tỉ đồng, mà tọa lạc trên đường Đông Du, quận 1, ngay trung tâm thành phố. Họ nhẫn nại mua vào từng ngày, bất kể giá lên xuống, lâu lâu lại công bố thông tin đã tăng tỷ lệ nắm giữ lên bao nhiêu phần trăm. Thế mới có chuyện nhiều ngày giá cổ phiếu SGH vượt qua mốc 100.000 đồng, dù khách sạn kinh doanh không mấy hiệu quả, cổ tức có năm chỉ 6% bằng tiền mặt.
Một nhà đầu tư nước ngoài nói khi đã nắm trong tay số cổ phiếu đủ quyền chi phối, người ta sẽ đập SGH đi, xây lại. Lúc đó, giá cả chắc chắn phải khác!
>>Đọc thêm về mua bán công ty
Nhưng qua ba năm, đối tác Mỹ chỉ triển khai được nửa dự án do khó khăn tài chính. Người ta chỉ rõ tên tuổi nhà đầu tư mới mua lại Vegas Club sau chuyến thăm Việt Nam của hoàng tử Saudi Arabia, Alwaleed bin Tatal.
Khách sạn “nóng”
Công ty Kingdom Hotel Investment Company của hoàng tử Alwaleed bin Tatal tuyên bố chính thức trong chuyến thăm Việt Nam ngày 1/2/2007 của ông là họ sẽ đầu tư 65 triệu đô la Mỹ xây dựng khu nghỉ dưỡng mang tên Raffles Resort trên diện tích 15 héc ta ở Sơn Trà - Điện Ngọc, nơi mà Magnum đã không đủ khả năng thực hiện dự án Vegas Club.
Giá cả và những điều kiện chuyển nhượng khác được hai đối tác nước ngoài thỏa thuận riêng, nhưng họ tôn trọng các cam kết trong giấy phép được Việt Nam cấp.
Gần đây, các vụ chuyển nhượng doanh nghiệp ở Việt Nam giữa các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Tháng 3 vừa rồi, VinaLand, quỹ đầu tư bất động sản vừa huy động thêm được 400 triệu đô la Mỹ để “đổ” vào Việt Nam, đã trả 16,5 triệu đô la Mỹ để sở hữu 52% khách sạn Omni Sài Gòn.
Don Lam, Giám đốc VinaCapital, đơn vị quản lý VinaLand, cho biết quỹ đang thương thảo việc mua lại một vài khách sạn nữa. “Chúng tôi tập trung vào du lịch và khách sạn, lĩnh vực đang và sẽ phát triển với tốc độ nhanh ở Việt Nam” - Don Lam nói - “Hai tiêu chí được VinaLand đặt lên hàng đầu trong thương lượng mua bán là giá cả và vị trí khách sạn, chủ yếu tại Hà Nội, Tp.HCM”.
Trước Omni, VinaLand đã có hai phi vụ chuyển nhượng thành công: năm 2005 họ bỏ ra 30 triệu đô la Mỹ mua lại 70% khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội. Từ giữa năm 2006 những vị khách ngụ tại khách sạn Hilton Hà Nội hơi ngạc nhiên khi nhận thấy trong mỗi phòng, bên cạnh những cuốn sách giới thiệu về du lịch và sử dụng điện thoại, dịch vụ, kèm theo một brochure về VinaCapital.
Đấy là do VinaLand đã trở thành ông chủ mới của tòa nhà bên hông Nhà hát Lớn này. Họ bỏ ra 43 triệu đô la Mỹ để có được quyền sở hữu 70% Hilton từ tay các nhà đầu tư Đức và Áo.
Việc mua lại những khách sạn như vậy đã giúp các ông chủ đầu tư mới rút ngắn thời gian thâm nhập thị trường Việt Nam. Họ không tốn thời gian xin giấy phép, xây dựng công trình. Nhiều khi họ không cần cả thay đổi bộ máy nhân sự điều hành khách sạn. Điều này giúp họ tận dụng cơ hội kinh doanh một cách nhanh nhất. Tìm được một mảnh đất rộng đủ xây khách sạn ở các trung tâm Tp.HCM hay Hà Nội đã khó. Sau đó thiết kế xây dựng phải mất hai, ba năm. Biết đâu khi khách sạn hoàn thành, dòng khách du lịch đến và đi ở Việt Nam đã khác.
Chưa mua đứt toàn bộ
Lê Anh Minh, Giám đốc tập đoàn tài chính Dragon Capital, nhận xét chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần các công ty, đặc biệt phần vốn nước ngoài trong các liên doanh, là một thị trường hấp dẫn, nhưng nó vẫn chưa trở thành trào lưu bởi khung pháp lý chưa rõ ràng.
Năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Dragon Capital đã mua lại phần hùn của một công ty Thái Lan trong dự án Hanoi Lake View với giá khá hời. Công trình được tái cấu trúc lại thành những căn hộ cao cấp cho thuê và bây giờ thì hàng năm nó mang về cho Dragon Capital khoản lợi nhuận đáng kể.
Bà Huỳnh Nữ Kiều Phương, Giám đốc tư vấn tài chính Công ty Grant Thornton (Anh) cho biết hiện không chỉ bất động sản, mà các nhà đầu tư nước ngoài đang rất muốn mua lại những công ty bán lẻ để thâm nhập hệ thống phân phối và cung cấp nguyên liệu của Việt Nam.
“Họ thường bị vướng ở hai khía cạnh: quy định luật pháp chưa rõ và phía Việt Nam chỉ muốn bán một phần (nhằm tận dụng công nghệ quản lý nước ngoài), trong khi nước ngoài muốn mua cả hoặc chí ít cũng trên 51% để nắm quyền điều hành”, bà nói.
Trên thực tế đến nay vẫn chưa có vụ mua đứt (giá trị từ 10 triệu đô la Mỹ trở lên) toàn bộ công ty 100% vốn Việt Nam nào của nước ngoài. Ngoài những lý do như bà Phương cho biết, phía nước ngoài chưa thấy sự minh bạch mà họ cho là cần thiết ở công ty Việt Nam. Trước khi mua, bao giờ phía nước ngoài cũng đòi kiểm toán, mà họ thường thuê công ty kiểm toán độc lập quốc tế, trong khi không ít công ty Việt Nam vẫn còn chế độ kế toán hai sổ. Không có kiểm toán, nước ngoài sợ rủi ro, sợ phải gánh những khoản nợ mà khi mua xong rồi, mới “lòi” ra.
Nhưng cho dù có những trở ngại nhất định, thì mua công ty nội địa vẫn là cách thức đầu tư hiệu quả, nên giới đầu tư nước ngoài không thể bỏ qua. Trở lại với thị trường khách sạn, suốt mấy năm qua Sài Gòn Công thương Ngân hàng (SaigonBank) luôn phải tiếp những nhà đầu tư bất động sản. Chẳng là SaigonBank có khách sạn Riverside trên đường Tôn Đức Thắng cổ nhất Sài Gòn. Mấy năm trước SaigonBank mua khách sạn này với giá 36 tỉ đồng, giờ khấu hao chỉ còn chừng 25 - 26 tỉ đồng, mà năm ngoái có đối tác trả 200 tỉ đồng. Bà Trần Thị Việt Anh, Tổng giám đốc SaigonBank, cứ lắc đầu quầy quậy, nhất định không bán!
Còn trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của Khách sạn Sài Gòn (SGH) đang được một tổ chức nước ngoài mua gom. Vốn của khách sạn này có 18 tỉ đồng, mà tọa lạc trên đường Đông Du, quận 1, ngay trung tâm thành phố. Họ nhẫn nại mua vào từng ngày, bất kể giá lên xuống, lâu lâu lại công bố thông tin đã tăng tỷ lệ nắm giữ lên bao nhiêu phần trăm. Thế mới có chuyện nhiều ngày giá cổ phiếu SGH vượt qua mốc 100.000 đồng, dù khách sạn kinh doanh không mấy hiệu quả, cổ tức có năm chỉ 6% bằng tiền mặt.
Một nhà đầu tư nước ngoài nói khi đã nắm trong tay số cổ phiếu đủ quyền chi phối, người ta sẽ đập SGH đi, xây lại. Lúc đó, giá cả chắc chắn phải khác!