Mua bán nợ vẫn chậm, vì sao?
Trong quá trình mua bán nợ tại Việt Nam, đang diễn ra hai khuynh hướng trái ngược nhau
Mua bán nợ là việc các tổ chức tín dụng có các khoản nợ quá hạn, tồn đọng lâu ngày bằng nhiều các biện pháp quyết liệt để thu hồi nhưng vẫn không thu được cần phải xử lý bán nợ.
Đây là những khoản vốn đầu tư không hiệu quả, vốn bị “nằm chết” không quay vòng, không có khả năng thu hồi kéo dài trong nhiều năm; tổ chức tín dụng không có vốn để đầu tư vào những chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Việc bán các khoản nợ này là rất cần thiết trong quá trình sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, thực hiện Nghị định số 69/CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp Nhà nước. Bộ Tài chính và các ngành có liên quan đã tích cực xử lý các khoản nợ tồn đọng để góp phần lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp với số vốn đã được xử lý hàng ngàn tỷ đồng bằng nhiều nguồn như: lấy từ quỹ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, nguồn dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại, nhằm lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp.
Hàng trăm tỷ đồng nợ tồn đọng
Từ năm 2005 đến nay Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp đã mua nợ của các ngân hàng thương mại được bằng 31,9%, trong đó Ngân hàng Công thương bằng 37%, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 32%..., góp phần cơ cấu lại tài chính của các công ty Xuất nhập khẩu Cần Thơ, Xuất nhập khẩu thuỷ sản Đà Nẵng.
So với yêu cầu đặt ra, tỷ lệ còn thấp, doanh số mua bán nợ còn quá nhỏ bé. Đến cuối năm 2006 số nợ tồn đọng phải xử lý vẫn còn hàng trăm tỷ đồng. Có chi nhánh ngân hàng cơ sở vài ba tỷ đồng, có chi nhánh đến vài chục tỷ đồng. Số nợ tồn đọng của ngân hàng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù đã dùng mọi biện pháp để thu hồi nhưng vẫn không có hiệu quả.
Về phía doanh nghiệp, tài sản còn nhiều bất cập, chênh lệch trên thực tế và giấy tờ. Có trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng không giải quyết được vì vẫn còn công nợ phải thu, nợ phải trả tồn đọng mà doanh nghiệp không có bất cứ nguồn thu nào để trả nợ, ngân hàng đã phải xử lý tài sản bảo đảm.
Tuy nhiên, tại thời điểm xử lý giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn nhiều so với giá trị vốn ngân hàng ở thời điểm cho vay, khách hàng thiếu thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nhưng có những trường hợp người đứng tên tài sản không có quyền quyết định đoạt tài sản.
Vấn đề phức tạp, nóng bỏng nhất là đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, hầu như các doanh nghiệp không xử lý và quy được trách nhiệm cá nhân đối với các loại vật tư hư hỏng thiếu hụt chờ giải quyết. Đặc biệt là những khoản nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo, không còn vật tư.
Để làm tài chính được trong sạch, các ngân hàng thương mại đã xử lý lấy từ nguồn dự phòng trích được từ lợi nhuận hàng năm. Có ngân hàng thì giao bán cho công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp của Bộ Tài chính (DATC). Nhưng trong quá trình mua bán diễn ra không suôn sẻ, giữa bên mua nợ và bên bán nợ bởi bên mua muốn mua được giá rẻ hơn và bên bán nợ thì muốn bán được giá cao hơn vì thế nhiều khoản mua bán nợ không được giao dịch.
Có những món nợ công ty mua bán nợ chỉ trả giá quá thấp dưới 30% giá trị của khoản nợ. Nghĩa là trước đây, ngân hàng bỏ vốn ra cho vay 10 tỷ đồng, nay bán đi thu về chỉ được từ 2 - 3 tỷ đồng. Nếu như bán khoản nợ này thì sẽ bị lỗ, ngân hàng khó chấp nhận.
Hai khuynh hướng ngược chiều nhau
Như vậy là, trong quá trình mua bán nợ đang diễn ra hai khuynh hướng trái ngược nhau.
Thứ nhất, về phía ngân hàng thương mại, vốn ngân hàng cho vay là nguồn vốn huy động phải được hoàn trả người gửi tiền. Cho nên có ngân hàng sau khi đã dùng mọi biện pháp thu nợ nhưng vẫn không thu được khoản nợ này để lại nhưng khi bán nợ lại bị dừng lại mặc dù ngân hàng thương mại rất muốn bán khoản nợ này.
Để làm tài chính được trong sạch họ chỉ đạo quyết tâm xử lý, đôn đốc thu hồi các khoản nợ tồn đọng một cách có hiệu quả nhất. Có những khoản phải tham gia tư vấn giúp cho doanh nghiệp để có giải pháp tiếp tục xử lý thu hồi, phát mại tài sản hoặc chuyển sang cơ quan pháp luật để khởi kiện, có khoản phải dùng dự phòng để bù đắp rủi ro.
Trong cơ chế thị trường kinh doanh là lời ăn lỗ chịu, cho nên không thể coi công ty mua bán nợ là “túi đựng” để chứa những khoản nợ xấu cho mình và muốn chút hết những gánh nặng cho công ty. Thời gian thu hồi nợ quá lâu, kéo dài đã gây thất thoát, thiệt hại cho ngân hàng. Bởi vì, nếu ngân hàng không xử lý được số nợ tồn đọng thì nhiều tài sản đảm bảo của doanh nghiệp thuộc đối tượng ngân hàng cho vay là những máy móc thiết bị đã bị xuống cấp, giảm giá trị sử dụng.
Ví như các máy móc chuyên dùng của Công ty Dệt Long An, Công ty Dệt Huế, không những làm tổn thất tài sản của doanh nghiệp mà ngay cả với ngân hàng thương mại cho vay. Mặt khác, do một số ngân hàng trước đây cho vay theo đối tượng phục vụ các chương trình, chính sách, hỗ trợ phát triển của Nhà nước như ngân hàng phát triển đến nay phối hợp với DATC rất khó xử lý khoản nợ tồn đọng do chưa có cơ chế xử lý hướng dẫn biện pháp thông qua bán nợ cho DATC.
Hai là, về phía Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, do công ty thực hiện theo cơ chế bảo toàn vốn nên không thể mua hết những khoản nợ tồn đọng khó đòi. Không có vật tư làm đảm bảo của các ngân hàng thương mại mà công ty chỉ mua một phần nào để góp phần tái cơ cấu doanh nghiệp.
Hơn nữa, mục tiêu giải quyết các khoản nợ tồn đọng là góp phần tái cơ cấu doanh nghiệp, phục hồi những khó khăn, yếu kém của những doanh nghiệp đang thua lỗ. Đối với các doanh nghiệp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc và Tây Nguyên còn phải thực hiện chính sách dân tộc gắn phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng như Công ty Mía đường Sơn La, Công ty Mía đường Kon Tum.
Mặt khác, đối với bản thân đối với các doanh nghiệp, nếu không xử lý triệt để được số nợ tồn đọng tại các ngân hàng thương mại thì rất lúng túng khó khăn trong xử lý tài chính, ảnh hưởng đến tiến trình sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp. Chưa kể, thực tế giá mua nợ phải luôn luôn thấp hơn khả năng thu hồi nợ, do giá bán nợ cao hơn tỷ lệ thu hồi nên giao dịch mua bán nợ khó thực hiện được.
Đây là những khoản vốn đầu tư không hiệu quả, vốn bị “nằm chết” không quay vòng, không có khả năng thu hồi kéo dài trong nhiều năm; tổ chức tín dụng không có vốn để đầu tư vào những chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Việc bán các khoản nợ này là rất cần thiết trong quá trình sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, thực hiện Nghị định số 69/CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp Nhà nước. Bộ Tài chính và các ngành có liên quan đã tích cực xử lý các khoản nợ tồn đọng để góp phần lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp với số vốn đã được xử lý hàng ngàn tỷ đồng bằng nhiều nguồn như: lấy từ quỹ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, nguồn dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại, nhằm lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp.
Hàng trăm tỷ đồng nợ tồn đọng
Từ năm 2005 đến nay Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp đã mua nợ của các ngân hàng thương mại được bằng 31,9%, trong đó Ngân hàng Công thương bằng 37%, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 32%..., góp phần cơ cấu lại tài chính của các công ty Xuất nhập khẩu Cần Thơ, Xuất nhập khẩu thuỷ sản Đà Nẵng.
So với yêu cầu đặt ra, tỷ lệ còn thấp, doanh số mua bán nợ còn quá nhỏ bé. Đến cuối năm 2006 số nợ tồn đọng phải xử lý vẫn còn hàng trăm tỷ đồng. Có chi nhánh ngân hàng cơ sở vài ba tỷ đồng, có chi nhánh đến vài chục tỷ đồng. Số nợ tồn đọng của ngân hàng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù đã dùng mọi biện pháp để thu hồi nhưng vẫn không có hiệu quả.
Về phía doanh nghiệp, tài sản còn nhiều bất cập, chênh lệch trên thực tế và giấy tờ. Có trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng không giải quyết được vì vẫn còn công nợ phải thu, nợ phải trả tồn đọng mà doanh nghiệp không có bất cứ nguồn thu nào để trả nợ, ngân hàng đã phải xử lý tài sản bảo đảm.
Tuy nhiên, tại thời điểm xử lý giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn nhiều so với giá trị vốn ngân hàng ở thời điểm cho vay, khách hàng thiếu thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nhưng có những trường hợp người đứng tên tài sản không có quyền quyết định đoạt tài sản.
Vấn đề phức tạp, nóng bỏng nhất là đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, hầu như các doanh nghiệp không xử lý và quy được trách nhiệm cá nhân đối với các loại vật tư hư hỏng thiếu hụt chờ giải quyết. Đặc biệt là những khoản nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo, không còn vật tư.
Để làm tài chính được trong sạch, các ngân hàng thương mại đã xử lý lấy từ nguồn dự phòng trích được từ lợi nhuận hàng năm. Có ngân hàng thì giao bán cho công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp của Bộ Tài chính (DATC). Nhưng trong quá trình mua bán diễn ra không suôn sẻ, giữa bên mua nợ và bên bán nợ bởi bên mua muốn mua được giá rẻ hơn và bên bán nợ thì muốn bán được giá cao hơn vì thế nhiều khoản mua bán nợ không được giao dịch.
Có những món nợ công ty mua bán nợ chỉ trả giá quá thấp dưới 30% giá trị của khoản nợ. Nghĩa là trước đây, ngân hàng bỏ vốn ra cho vay 10 tỷ đồng, nay bán đi thu về chỉ được từ 2 - 3 tỷ đồng. Nếu như bán khoản nợ này thì sẽ bị lỗ, ngân hàng khó chấp nhận.
Hai khuynh hướng ngược chiều nhau
Như vậy là, trong quá trình mua bán nợ đang diễn ra hai khuynh hướng trái ngược nhau.
Thứ nhất, về phía ngân hàng thương mại, vốn ngân hàng cho vay là nguồn vốn huy động phải được hoàn trả người gửi tiền. Cho nên có ngân hàng sau khi đã dùng mọi biện pháp thu nợ nhưng vẫn không thu được khoản nợ này để lại nhưng khi bán nợ lại bị dừng lại mặc dù ngân hàng thương mại rất muốn bán khoản nợ này.
Để làm tài chính được trong sạch họ chỉ đạo quyết tâm xử lý, đôn đốc thu hồi các khoản nợ tồn đọng một cách có hiệu quả nhất. Có những khoản phải tham gia tư vấn giúp cho doanh nghiệp để có giải pháp tiếp tục xử lý thu hồi, phát mại tài sản hoặc chuyển sang cơ quan pháp luật để khởi kiện, có khoản phải dùng dự phòng để bù đắp rủi ro.
Trong cơ chế thị trường kinh doanh là lời ăn lỗ chịu, cho nên không thể coi công ty mua bán nợ là “túi đựng” để chứa những khoản nợ xấu cho mình và muốn chút hết những gánh nặng cho công ty. Thời gian thu hồi nợ quá lâu, kéo dài đã gây thất thoát, thiệt hại cho ngân hàng. Bởi vì, nếu ngân hàng không xử lý được số nợ tồn đọng thì nhiều tài sản đảm bảo của doanh nghiệp thuộc đối tượng ngân hàng cho vay là những máy móc thiết bị đã bị xuống cấp, giảm giá trị sử dụng.
Ví như các máy móc chuyên dùng của Công ty Dệt Long An, Công ty Dệt Huế, không những làm tổn thất tài sản của doanh nghiệp mà ngay cả với ngân hàng thương mại cho vay. Mặt khác, do một số ngân hàng trước đây cho vay theo đối tượng phục vụ các chương trình, chính sách, hỗ trợ phát triển của Nhà nước như ngân hàng phát triển đến nay phối hợp với DATC rất khó xử lý khoản nợ tồn đọng do chưa có cơ chế xử lý hướng dẫn biện pháp thông qua bán nợ cho DATC.
Hai là, về phía Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, do công ty thực hiện theo cơ chế bảo toàn vốn nên không thể mua hết những khoản nợ tồn đọng khó đòi. Không có vật tư làm đảm bảo của các ngân hàng thương mại mà công ty chỉ mua một phần nào để góp phần tái cơ cấu doanh nghiệp.
Hơn nữa, mục tiêu giải quyết các khoản nợ tồn đọng là góp phần tái cơ cấu doanh nghiệp, phục hồi những khó khăn, yếu kém của những doanh nghiệp đang thua lỗ. Đối với các doanh nghiệp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc và Tây Nguyên còn phải thực hiện chính sách dân tộc gắn phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng như Công ty Mía đường Sơn La, Công ty Mía đường Kon Tum.
Mặt khác, đối với bản thân đối với các doanh nghiệp, nếu không xử lý triệt để được số nợ tồn đọng tại các ngân hàng thương mại thì rất lúng túng khó khăn trong xử lý tài chính, ảnh hưởng đến tiến trình sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp. Chưa kể, thực tế giá mua nợ phải luôn luôn thấp hơn khả năng thu hồi nợ, do giá bán nợ cao hơn tỷ lệ thu hồi nên giao dịch mua bán nợ khó thực hiện được.