Mua bán nợ xấu: Cần những giải pháp “cây gậy và củ cà rốt”
Hoạt động mua bán nợ xấu tại các doanh nghiệp Nhà nước sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta mở rộng đối tượng tham gia
Hoạt động mua bán nợ xấu tại các doanh nghiệp Nhà nước sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta mở rộng đối tượng tham gia.
Quan điểm trên được ông Phạm Mạnh Thường, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) đưa ra khi nói về nguyên nhân, khó khăn của việc mua bán, xử lý nợ xấu cũng như quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Ông Thường nói:
- Hiện tại trong nền kinh tế, đặc biệt là đối với doanh nghiệp Nhà nước, việc tồn tại về mặt tài chính, công nợ khó đòi rất là lớn. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ cổ phần hóa. Nếu như không xử lý được, chắc chắn chương trình cổ phần hóa sẽ không đạt được mục tiêu.
Trong thời gian qua, với chức năng của mình, DATC đã thực hiện mua các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp từ ngân hàng, sau đó đánh giá thực trạng của doanh nghiệp về khả năng có thể tái cơ cấu lại doanh nghiệp đó, định vị lại hướng doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp Nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa, chúng tôi sẽ phát hành cổ phiếu ra công chúng, sau đó chuyển thành công ty cổ phần. Còn những công ty đã cổ phần hóa nhưng hoạt động yếu kém, sẽ tái cơ cấu để phục hồi, đưa doanh nghiệp quay trở lại quỹ đạo hoạt động.
Tính đến nay, DATC đã mua khoảng 6.500 tỷ đồng nợ xấu từ các ngân hàng, đang thực hiện xử lý nợ xấu cho khoảng 100 doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp đã cổ phần hóa; đã hoàn thành xử lý nợ xấu cho khoảng 20 doanh nghiệp, trong đó có một nửa là doanh nghiệp Nhà nước, còn lại là doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng hoạt động yếu kém.
Kết quả là có nhiều doanh nghiệp đã hồi phục trở lại, hiệu quả sinh lời/vốn chủ sở hữu trên 30%, còn trung bình là 20%.
Chẳng hạn như Công ty Mía đường Sơn La. Trước đây địa phương cũng đã “bất lực” trong việc cổ phần hóa trong suốt 3 - 4 năm. Nhưng sau khi chúng tôi tham gia xử lý nợ xấu và chuyển thành công ty cổ phần thì đã hiệu quả rõ rệt. Công ty ngay lập tức, tạo việc làm cho hơn 4 nghìn hộ dân đồng bào thiểu số.
Cụ thể là mức độ nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước hiện nay như thế nào?
Hiện đã có rất nhiều đánh giá về quy mô nợ của các doanh nghiệp Nhà nước. Có những đơn vị nợ đến vài lần trên vốn chủ sở hữu, thậm chí có đơn vị nợ đến chục lần. Theo đánh giá của chúng tôi, quy mô nợ của các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là tương đối lớn, đặc biệt là quy mô nợ xấu. Đó là khoản nợ mà các ngân hàng, các tổ chức tín dụng đã cấp vốn cho doanh nghiệp nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà họ không thể trả được.
Nếu không có một cơ chế để xử lý nợ xấu, khi tụ thành quy mô lớn, nó có thể sẽ nguy hại đối với nền kinh tế. Chúng ta nên nhớ rằng, khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 -1998 và khủng hoảng toàn cầu hiện nay cũng có nguyên nhân từ các khoản nợ xấu.
Đối với hệ thống ngân hàng, theo thống kê của chúng tôi, quy mô nợ xấu khoảng 60 -70 nghìn tỷ đồng. Nếu theo tiêu chuẩn quốc tế có thể còn cao hơn. Nhưng điều đáng chú ý, đa số khoản nợ này lại nằm trong các ngân hàng thương mại Nhà nước và khách nợ chủ yếu vẫn là doanh nghiệp Nhà nước.
Do đó, việc xử lý nợ xấu là rất cần thiết. Nếu không xử lý được thì bản thân tính thanh khoản của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng, nền kinh tế mất đi một khoản vốn lớn không quay vòng được, còn các doanh nghiệp cũng không thể cổ phần hóa được.
Nhưng DATC sẽ bắt đầu từ đâu khi mà đa phần doanh nghiệp trong số này được xếp vào diện “hết thuốc chữa”?
Khi tiếp nhận chúng tôi có nhiều hướng xử lý, nhưng chủ yếu thông qua việc mua và xử lý nợ xấu để tái cấu trúc. Bởi, đúng là hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhóm này đều có “bệnh nặng” khó chữa, nên phải xuất phát từ “thể trạng” của doanh nghiệp để kê đơn thuốc, đó là phải bắt nguồn từ khâu tài chính, quản trị điều hành, đến việc định vị lại hướng phát triển của doanh nghiệp đó.
Nhưng trước hết là chúng tôi sẽ bắt đầu tái cấu trúc lại vấn đề tài chính, cân đối lại, xác định lại quy mô, mời đối tác…
Thực ra thì cơ hội luôn đi kèm rủi ro. Đối với nhưng doanh nghiệp mà chúng tôi tiếp cận, họ vẫn có rất nhiều tiềm năng phát triển nhưng họ không thể biến tiềm năng đó thành cơ hội để phát triển vì những trục trặc tài chính, quản trị điều hành. Nếu tập trung tái cấu trúc thì cơ hội đó sẽ được hiện thực hóa.
Được biết, khả năng xử lý nợ xấu của DATC hiện nay vẫn khá khiêm tốn?
Cơ chế chúng tôi đang làm là theo cơ chế thỏa thuận giữa chúng tôi và các ngân hàng. Chúng tôi phải đàm phán các khoản nợ có thể mua bán được, giá cả. Sau đó mới tính đến xử lý tài chính.
Hiện việc mua bán nợ là khá mới nên hệ thống pháp lý, chế tài cho hoạt động này vẫn còn thiếu, nên gặp nhiều khó khăn. Nhà nước nên đặt vấn đề xử lý nợ xấu thành một chương trình ở cấp quốc gia, vì nó sẽ giúp tăng tính thanh khoản cho ngân hàng, đẩy nhanh được tiến trình cổ phần hóa.
Với quan điểm như vậy, Chính phủ cần có những giải pháp theo kiểu “cây gậy và củ cà rốt” để có các biện pháp yêu cầu các ngân hàng chủ nợ phải thực hiện việc bán nợ.
Việc phân loại nợ xấu được thực hiện theo quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước. Tùy vào mức độ rủi ro, thanh khoản của các khoản nợ sẽ phân thành nhóm 1, 2, 3, 4, 5. Nếu rơi vào nhóm 4 hay 5 thì gọi là nợ xấu.
Theo đánh giá của chúng tôi thì trong số nợ xấu đó, có một số lượng không nhỏ sẽ không xử lý được, bởi mang tính lịch sử: các ngân hàng thương mại Nhà nước cấp tín dụng theo chương trình chỉ định của Chính phủ như: Chương trình 135, mía đường, đánh bắt xa bờ…nên Chính phủ cho phép các ngân hàng được trích lập dự phòng và sử dụng nó để xử lý nợ xấu.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, hiệu quả mua bán, xử lý nợ xấu hiện nay không cao là do DATC đang độc quyền trong hoạt động này?
Chúng tôi vẫn có quan điểm nên mở thị trường này cho tất cả các nhà đầu tư cùng tham gia, vì nợ xấu cũng là một món hàng và việc định giá nợ xấu phải được thông qua thị trường, cho dù chúng ta có nhiều nghiệp vụ khác nhau để định giá.
Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ mở được thị trường mua bán nợ sơ cấp: giữa ngân hàng chủ nợ và các nhà đầu tư xử lý nợ xấu. Sau đó, chúng ta có thể có được thị trường mua bán nợ thứ cấp, đó là việc mua bán các khoản nợ xấu giữa các nhà đầu tư tư nhân lẫn Nhà nước.
Tuy nhiên, để cơ chế này phát huy hiệu quả thì chúng ta cần phải có sự hội tụ của 3 yếu tố: độ mở về mặt tư duy của người làm chính sách, của cơ quan quản lý Nhà nước, mức độ phản ứng của chính sách với đòi hỏi của thị trường và khuôn khổ pháp lý đủ rộng cho hoạt động này.
Năm nay, khi mà nền kinh tế chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước có tăng, thưa ông?
Qua thống kê, chúng tôi thấy số doanh nghiệp không trả được nợ trong năm nay tăng lên rất nhiều. Còn số cụ thể thì không thể công bố được.
Những doanh nghiệp bị tác động nhiều nhất của khủng hoảng nằm trong nhóm: chế biến nông - lâm - thủy sản, xuất khẩu, xây dựng, giao thông…, vì khi khủng hoảng thì luồng tiền vào doanh nghiệp này giảm đi rất lớn, hàng hóa không xuất khẩu được.
Quan điểm trên được ông Phạm Mạnh Thường, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) đưa ra khi nói về nguyên nhân, khó khăn của việc mua bán, xử lý nợ xấu cũng như quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Ông Thường nói:
- Hiện tại trong nền kinh tế, đặc biệt là đối với doanh nghiệp Nhà nước, việc tồn tại về mặt tài chính, công nợ khó đòi rất là lớn. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ cổ phần hóa. Nếu như không xử lý được, chắc chắn chương trình cổ phần hóa sẽ không đạt được mục tiêu.
Trong thời gian qua, với chức năng của mình, DATC đã thực hiện mua các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp từ ngân hàng, sau đó đánh giá thực trạng của doanh nghiệp về khả năng có thể tái cơ cấu lại doanh nghiệp đó, định vị lại hướng doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp Nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa, chúng tôi sẽ phát hành cổ phiếu ra công chúng, sau đó chuyển thành công ty cổ phần. Còn những công ty đã cổ phần hóa nhưng hoạt động yếu kém, sẽ tái cơ cấu để phục hồi, đưa doanh nghiệp quay trở lại quỹ đạo hoạt động.
Tính đến nay, DATC đã mua khoảng 6.500 tỷ đồng nợ xấu từ các ngân hàng, đang thực hiện xử lý nợ xấu cho khoảng 100 doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp đã cổ phần hóa; đã hoàn thành xử lý nợ xấu cho khoảng 20 doanh nghiệp, trong đó có một nửa là doanh nghiệp Nhà nước, còn lại là doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng hoạt động yếu kém.
Kết quả là có nhiều doanh nghiệp đã hồi phục trở lại, hiệu quả sinh lời/vốn chủ sở hữu trên 30%, còn trung bình là 20%.
Chẳng hạn như Công ty Mía đường Sơn La. Trước đây địa phương cũng đã “bất lực” trong việc cổ phần hóa trong suốt 3 - 4 năm. Nhưng sau khi chúng tôi tham gia xử lý nợ xấu và chuyển thành công ty cổ phần thì đã hiệu quả rõ rệt. Công ty ngay lập tức, tạo việc làm cho hơn 4 nghìn hộ dân đồng bào thiểu số.
Cụ thể là mức độ nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước hiện nay như thế nào?
Hiện đã có rất nhiều đánh giá về quy mô nợ của các doanh nghiệp Nhà nước. Có những đơn vị nợ đến vài lần trên vốn chủ sở hữu, thậm chí có đơn vị nợ đến chục lần. Theo đánh giá của chúng tôi, quy mô nợ của các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là tương đối lớn, đặc biệt là quy mô nợ xấu. Đó là khoản nợ mà các ngân hàng, các tổ chức tín dụng đã cấp vốn cho doanh nghiệp nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà họ không thể trả được.
Nếu không có một cơ chế để xử lý nợ xấu, khi tụ thành quy mô lớn, nó có thể sẽ nguy hại đối với nền kinh tế. Chúng ta nên nhớ rằng, khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 -1998 và khủng hoảng toàn cầu hiện nay cũng có nguyên nhân từ các khoản nợ xấu.
Đối với hệ thống ngân hàng, theo thống kê của chúng tôi, quy mô nợ xấu khoảng 60 -70 nghìn tỷ đồng. Nếu theo tiêu chuẩn quốc tế có thể còn cao hơn. Nhưng điều đáng chú ý, đa số khoản nợ này lại nằm trong các ngân hàng thương mại Nhà nước và khách nợ chủ yếu vẫn là doanh nghiệp Nhà nước.
Do đó, việc xử lý nợ xấu là rất cần thiết. Nếu không xử lý được thì bản thân tính thanh khoản của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng, nền kinh tế mất đi một khoản vốn lớn không quay vòng được, còn các doanh nghiệp cũng không thể cổ phần hóa được.
Nhưng DATC sẽ bắt đầu từ đâu khi mà đa phần doanh nghiệp trong số này được xếp vào diện “hết thuốc chữa”?
Khi tiếp nhận chúng tôi có nhiều hướng xử lý, nhưng chủ yếu thông qua việc mua và xử lý nợ xấu để tái cấu trúc. Bởi, đúng là hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhóm này đều có “bệnh nặng” khó chữa, nên phải xuất phát từ “thể trạng” của doanh nghiệp để kê đơn thuốc, đó là phải bắt nguồn từ khâu tài chính, quản trị điều hành, đến việc định vị lại hướng phát triển của doanh nghiệp đó.
Nhưng trước hết là chúng tôi sẽ bắt đầu tái cấu trúc lại vấn đề tài chính, cân đối lại, xác định lại quy mô, mời đối tác…
Thực ra thì cơ hội luôn đi kèm rủi ro. Đối với nhưng doanh nghiệp mà chúng tôi tiếp cận, họ vẫn có rất nhiều tiềm năng phát triển nhưng họ không thể biến tiềm năng đó thành cơ hội để phát triển vì những trục trặc tài chính, quản trị điều hành. Nếu tập trung tái cấu trúc thì cơ hội đó sẽ được hiện thực hóa.
Được biết, khả năng xử lý nợ xấu của DATC hiện nay vẫn khá khiêm tốn?
Cơ chế chúng tôi đang làm là theo cơ chế thỏa thuận giữa chúng tôi và các ngân hàng. Chúng tôi phải đàm phán các khoản nợ có thể mua bán được, giá cả. Sau đó mới tính đến xử lý tài chính.
Hiện việc mua bán nợ là khá mới nên hệ thống pháp lý, chế tài cho hoạt động này vẫn còn thiếu, nên gặp nhiều khó khăn. Nhà nước nên đặt vấn đề xử lý nợ xấu thành một chương trình ở cấp quốc gia, vì nó sẽ giúp tăng tính thanh khoản cho ngân hàng, đẩy nhanh được tiến trình cổ phần hóa.
Với quan điểm như vậy, Chính phủ cần có những giải pháp theo kiểu “cây gậy và củ cà rốt” để có các biện pháp yêu cầu các ngân hàng chủ nợ phải thực hiện việc bán nợ.
Việc phân loại nợ xấu được thực hiện theo quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước. Tùy vào mức độ rủi ro, thanh khoản của các khoản nợ sẽ phân thành nhóm 1, 2, 3, 4, 5. Nếu rơi vào nhóm 4 hay 5 thì gọi là nợ xấu.
Theo đánh giá của chúng tôi thì trong số nợ xấu đó, có một số lượng không nhỏ sẽ không xử lý được, bởi mang tính lịch sử: các ngân hàng thương mại Nhà nước cấp tín dụng theo chương trình chỉ định của Chính phủ như: Chương trình 135, mía đường, đánh bắt xa bờ…nên Chính phủ cho phép các ngân hàng được trích lập dự phòng và sử dụng nó để xử lý nợ xấu.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, hiệu quả mua bán, xử lý nợ xấu hiện nay không cao là do DATC đang độc quyền trong hoạt động này?
Chúng tôi vẫn có quan điểm nên mở thị trường này cho tất cả các nhà đầu tư cùng tham gia, vì nợ xấu cũng là một món hàng và việc định giá nợ xấu phải được thông qua thị trường, cho dù chúng ta có nhiều nghiệp vụ khác nhau để định giá.
Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ mở được thị trường mua bán nợ sơ cấp: giữa ngân hàng chủ nợ và các nhà đầu tư xử lý nợ xấu. Sau đó, chúng ta có thể có được thị trường mua bán nợ thứ cấp, đó là việc mua bán các khoản nợ xấu giữa các nhà đầu tư tư nhân lẫn Nhà nước.
Tuy nhiên, để cơ chế này phát huy hiệu quả thì chúng ta cần phải có sự hội tụ của 3 yếu tố: độ mở về mặt tư duy của người làm chính sách, của cơ quan quản lý Nhà nước, mức độ phản ứng của chính sách với đòi hỏi của thị trường và khuôn khổ pháp lý đủ rộng cho hoạt động này.
Năm nay, khi mà nền kinh tế chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước có tăng, thưa ông?
Qua thống kê, chúng tôi thấy số doanh nghiệp không trả được nợ trong năm nay tăng lên rất nhiều. Còn số cụ thể thì không thể công bố được.
Những doanh nghiệp bị tác động nhiều nhất của khủng hoảng nằm trong nhóm: chế biến nông - lâm - thủy sản, xuất khẩu, xây dựng, giao thông…, vì khi khủng hoảng thì luồng tiền vào doanh nghiệp này giảm đi rất lớn, hàng hóa không xuất khẩu được.