Mua bán sáp nhập ngân hàng: “Đường xa nhưng đừng vội!”
Nếu so sánh với chuẩn của thế giới thì tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Việt Nam không phải chậm
Đã có nhiều chuyên gia cho rằng, sự chậm trễ tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài của VietinBank và Vietcombank cũng như tiến trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh đã khiến cho hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong ngành ngân hàng trở nên ì ạch.
Tuy nhiên, ông Kai Nargolwala, Tổng giám đốc Credit Suisse châu Á - Thái Bình Dương, lại có quan điểm lạc quan về vấn đề này.
Thưa ông, có ý kiến cho rằng từ năm 2008 đến nay là giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng nhưng đó cũng là cơ hội để ngành này tái cấu trúc thông qua M&A. Tuy nhiên, xét tổng thể thì hoạt động đó vẫn rất rời rạc, tại sao vậy?
Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nền kinh tế đang thực hiện chuyển đổi, chưa thực sự ổn định trong khi Chính phủ lại đưa ra nhiều quy định nhằm kiểm soát thị trường.
Phải thấy rằng, hoạt động M&A chỉ diễn ra khi một bên muốn bán, còn bên kia muốn mua và yếu tố còn lại là thương lượng giá cả. Với thực tế này, các bên mua/bán rất khó gặp nhau, nhất là vấn đề giá.
Bởi vậy, những ngân hàng thương mại quy mô lớn hoặc chưa đủ lớn nhận ra rằng, trong giai đoạn này, tốt nhất là tranh thủ đầu tư mở rộng quy mô, chờ đợi thị trường đạt được mức giá mong đợi, sau đó mới tiến hành các thương vụ cụ thể.
Dĩ nhiên, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào sự ổn định của kinh tế vĩ mô, sự phát triển của ngành ngân hàng và một yếu tố không thể không nhắc tới là nhu cầu thực của M&A.
Thứ hai, quá trình M&A đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đều gắn với hai bước đi cơ bản.
Trước hết, phải tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tách biệt vai trò quản lý và sở hữu tại các doanh nghiệp này theo hướng thuê nhân lực chuyên nghiệp quản lý.
Tiếp theo là niêm yết các doanh nghiệp đó trên thị trường chứng khoán. Phải qua hai bước này thì mới có thể tiến hành hoạt động M&A trong nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Cũng cần nhắc tới một yếu tố khác là trong lúc nền kinh tế Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi thì gặp phải khủng hoảng tài chính châu Á (1997) và mới đây là khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những cú sốc này đã góp phần khiến cho tiến trình cổ phần hóa cũng như hoạt động M&A bị trì trệ.
Như ông nói, để M&A thành công thì một trong những bước đi là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhưng hơn 15 năm thực hiện, mới chỉ cổ phần hóa được vài chục phần trăm tổng tài sản mà khu vực doanh nghiệp này nắm giữ. Phải chăng con đường M&A vẫn còn xa?
Tôi nghĩ rằng, cổ phần hóa là một quá trình và nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào hàng loạt yếu tố. Ngay cả với nước Anh vốn có nền kinh tế phát triển gắn với hoạt động cổ phần hóa rất lâu đời nhưng gần đây, họ mới thực hiện cổ phần hóa ngành điện, nước, hoặc cách đây 15 năm, họ mới cổ phần hóa Tập đoàn BP.
Như vậy, chậm cổ phần hóa hoặc không cổ phần hóa một ngành hay lĩnh vực nào đó ở bất kỳ quốc gia nào là điều rất bình thường.
Xin lưu ý rằng, nếu so sánh với chuẩn của thế giới thì tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Việt Nam không phải chậm. Vì thế, theo tôi, M&A ngân hàng ở Việt Nam tuy đường còn xa nhưng đừng vội.
Nhưng ngay cả với ngân hàng đã cổ phần hóa như VietinBank và Vietcombank thì việc tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài vẫn rất khó khăn. Có phải vì “giá”, vì “quyền kiểm soát” đã cản trở sự mong muốn này?
Thời gian vừa qua, mặc dù các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn trên thế giới rất muốn trở thành cổ đông chiến lược của các ngân hàng Việt Nam như VietinBank hay Vietcombank nhưng do gặp phải khó khăn từ khủng hoảng tài chính toàn cầu nên phải hoãn kế hoạch mua cổ phần các đối tác trên.
Mặt khác, khá nhiều hoạt động M&A với quy mô lớn trên thế giới đã và đang diễn ra và họ muốn tập trung nguồn lực tài chính cho các phi vụ này trước khi nhắm đến các ngân hàng Việt Nam.
Chưa kể rằng, Chính phủ cũng phải xem xét lại cấu trúc vốn và phải tính đến lợi ích quốc gia, không thể để các đối tác nước ngoài nắm giữ quá nhiều cổ phần ở một ngành, lĩnh vực trọng yếu nào đó.
Tuy nhiên, Credit Suisse cho rằng, cùng với quá trình hồi phục kinh tế đang diễn ra khá nhanh tại Việt Nam cũng như tình hình tài chính của các ngân hàng ngày một lành mạnh hơn, sẽ trở thành yếu tố thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư M&A nước ngoài trong một tương lai gần.
Nếu có ý định trở thành cổ đông chiến lược của VietinBank hay Vietcombank, điều kiện của Credit Suisse là gì?
Tất nhiên, là người đi mua hàng, tôi phải có được hàng loạt câu trả lời về món hàng đó. Chẳng hạn, giá bao nhiêu? Tỷ lệ nắm giữ cổ phần như thế nào? Quyền kiểm soát doanh nghiệp ra sao?
Ngoài ra, hoạt động chủ yếu của Credit Suisse là bán lẻ, vậy đối tác của tôi là bán lẻ hay bán buôn? Vả lại, tục ngữ Anh có câu: “Cái đẹp của người phụ nữ phụ thuộc vào cách nhìn của người yêu cô ta”. Vậy nên, đừng nên cho rằng cổ phần của VietinBank hay Vietcombank hấp dẫn với tất cả mọi người!
Tuy nhiên, ông Kai Nargolwala, Tổng giám đốc Credit Suisse châu Á - Thái Bình Dương, lại có quan điểm lạc quan về vấn đề này.
Thưa ông, có ý kiến cho rằng từ năm 2008 đến nay là giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng nhưng đó cũng là cơ hội để ngành này tái cấu trúc thông qua M&A. Tuy nhiên, xét tổng thể thì hoạt động đó vẫn rất rời rạc, tại sao vậy?
Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nền kinh tế đang thực hiện chuyển đổi, chưa thực sự ổn định trong khi Chính phủ lại đưa ra nhiều quy định nhằm kiểm soát thị trường.
Phải thấy rằng, hoạt động M&A chỉ diễn ra khi một bên muốn bán, còn bên kia muốn mua và yếu tố còn lại là thương lượng giá cả. Với thực tế này, các bên mua/bán rất khó gặp nhau, nhất là vấn đề giá.
Bởi vậy, những ngân hàng thương mại quy mô lớn hoặc chưa đủ lớn nhận ra rằng, trong giai đoạn này, tốt nhất là tranh thủ đầu tư mở rộng quy mô, chờ đợi thị trường đạt được mức giá mong đợi, sau đó mới tiến hành các thương vụ cụ thể.
Dĩ nhiên, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào sự ổn định của kinh tế vĩ mô, sự phát triển của ngành ngân hàng và một yếu tố không thể không nhắc tới là nhu cầu thực của M&A.
Thứ hai, quá trình M&A đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đều gắn với hai bước đi cơ bản.
Trước hết, phải tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tách biệt vai trò quản lý và sở hữu tại các doanh nghiệp này theo hướng thuê nhân lực chuyên nghiệp quản lý.
Tiếp theo là niêm yết các doanh nghiệp đó trên thị trường chứng khoán. Phải qua hai bước này thì mới có thể tiến hành hoạt động M&A trong nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Cũng cần nhắc tới một yếu tố khác là trong lúc nền kinh tế Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi thì gặp phải khủng hoảng tài chính châu Á (1997) và mới đây là khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những cú sốc này đã góp phần khiến cho tiến trình cổ phần hóa cũng như hoạt động M&A bị trì trệ.
Như ông nói, để M&A thành công thì một trong những bước đi là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhưng hơn 15 năm thực hiện, mới chỉ cổ phần hóa được vài chục phần trăm tổng tài sản mà khu vực doanh nghiệp này nắm giữ. Phải chăng con đường M&A vẫn còn xa?
Tôi nghĩ rằng, cổ phần hóa là một quá trình và nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào hàng loạt yếu tố. Ngay cả với nước Anh vốn có nền kinh tế phát triển gắn với hoạt động cổ phần hóa rất lâu đời nhưng gần đây, họ mới thực hiện cổ phần hóa ngành điện, nước, hoặc cách đây 15 năm, họ mới cổ phần hóa Tập đoàn BP.
Như vậy, chậm cổ phần hóa hoặc không cổ phần hóa một ngành hay lĩnh vực nào đó ở bất kỳ quốc gia nào là điều rất bình thường.
Xin lưu ý rằng, nếu so sánh với chuẩn của thế giới thì tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Việt Nam không phải chậm. Vì thế, theo tôi, M&A ngân hàng ở Việt Nam tuy đường còn xa nhưng đừng vội.
Nhưng ngay cả với ngân hàng đã cổ phần hóa như VietinBank và Vietcombank thì việc tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài vẫn rất khó khăn. Có phải vì “giá”, vì “quyền kiểm soát” đã cản trở sự mong muốn này?
Thời gian vừa qua, mặc dù các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn trên thế giới rất muốn trở thành cổ đông chiến lược của các ngân hàng Việt Nam như VietinBank hay Vietcombank nhưng do gặp phải khó khăn từ khủng hoảng tài chính toàn cầu nên phải hoãn kế hoạch mua cổ phần các đối tác trên.
Mặt khác, khá nhiều hoạt động M&A với quy mô lớn trên thế giới đã và đang diễn ra và họ muốn tập trung nguồn lực tài chính cho các phi vụ này trước khi nhắm đến các ngân hàng Việt Nam.
Chưa kể rằng, Chính phủ cũng phải xem xét lại cấu trúc vốn và phải tính đến lợi ích quốc gia, không thể để các đối tác nước ngoài nắm giữ quá nhiều cổ phần ở một ngành, lĩnh vực trọng yếu nào đó.
Tuy nhiên, Credit Suisse cho rằng, cùng với quá trình hồi phục kinh tế đang diễn ra khá nhanh tại Việt Nam cũng như tình hình tài chính của các ngân hàng ngày một lành mạnh hơn, sẽ trở thành yếu tố thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư M&A nước ngoài trong một tương lai gần.
Nếu có ý định trở thành cổ đông chiến lược của VietinBank hay Vietcombank, điều kiện của Credit Suisse là gì?
Tất nhiên, là người đi mua hàng, tôi phải có được hàng loạt câu trả lời về món hàng đó. Chẳng hạn, giá bao nhiêu? Tỷ lệ nắm giữ cổ phần như thế nào? Quyền kiểm soát doanh nghiệp ra sao?
Ngoài ra, hoạt động chủ yếu của Credit Suisse là bán lẻ, vậy đối tác của tôi là bán lẻ hay bán buôn? Vả lại, tục ngữ Anh có câu: “Cái đẹp của người phụ nữ phụ thuộc vào cách nhìn của người yêu cô ta”. Vậy nên, đừng nên cho rằng cổ phần của VietinBank hay Vietcombank hấp dẫn với tất cả mọi người!