Mua khi giá lên hay chờ giá quá rẻ để mua?
Trên thị trường thế giới hiện nay tồn tại hai chiến lược đầu tư mà nhiều người theo đuổi
Bài viết của các tác giả: Hồ Quốc Tuấn (Thạc sĩ tài chính Đại học Melbourne, giảng viên Đại học Kinh tế Tp.HCM) và Võ Hoàng Chương (đang theo học Thạc sĩ tài chính ứng dụng, Đại học Monash).
Trên thị trường thế giới hiện nay tồn tại hai chiến lược đầu tư mà nhiều người theo đuổi và được đưa vào chương trình giảng dạy của một số trường đại học, đó là đầu tư thuận xu thế (momentum investing) và đầu tư nghịch xu thế (contrarian investing).
Đầu tư thuận xu thế: Mua cao để bán cao hơn
Lý thuyết đầu tư thuận xu thế dựa trên những nghiên cứu và trải nghiệm thực tế của các quỹ đầu tư. Jegadeesh và Titman (1993) là những người đầu tiên thực hiện nghiên cứu về vấn đề này.
Họ đã kết luận rằng, chiến lược mua những cổ phiếu đã tăng giá trong ngắn hạn, có tỷ suất sinh lợi rất cao trong khoảng 3 - 12 tháng trước đây, gọi là các "winner", thì sẽ tiếp tục tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao trong 3 - 12 tháng tiếp đó, và đặc biệt là nếu cổ phiếu nào đã tạo lợi nhuận cao cho nhà đầu tư trong 6 tháng trước thì sẽ tiếp tục tạo ra tỷ suất sinh lợi cao trong 6 tháng sau đó.
Hàng trăm nghiên cứu trên 30 thị trường, đăng trên các tạp chí hàng đầu như Journal of Finance, Journal of Financial Economics thừa nhận điều này. Ngạc nhiên hơn, nhiều quỹ đầu tư đã thực hiện chiến lược này (mua cổ phiếu đang biểu hiện tốt, bán khống cổ phiếu đang biểu hiện kém), gọi là các quỹ theo xu thế (momentum fund), ra đời từ thập niên 80 của thế kỷ trước vẫn đang sống khỏe!
Nhiều người hỏi, đó là chuyện của Mỹ, vậy còn ở Việt Nam?
Câu trả lời là điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tính thuận xu thế: do giới hạn biên độ dao động giá nên giá tăng chưa hết xu thế của nó trong một ngày thì sẽ có xu hướng tiếp tục tăng; ngoài ra, do không được phép bán khống nên nhà đầu tư có xu hướng níu kéo xu thế tăng mãi.
Tuy nhiên, liệu đợt tăng giá trong một vài ngày đã đủ để thị trường nhận ra là nên đi theo chiến lược thuận xu thế để mua?
Câu trả lời là chưa. Vì số ngày tăng giá thường quá ít, do đó nhà đầu tư chớ nên "bắt chước không đúng cách" chiến lược này. Tốt nhất là chờ thêm một khoảng thời gian và xác định cổ phiếu nào đã liên tục biểu hiện tốt gần đây.
Đầu tư nghịch xu thế: Chờ giá thật rẻ mới mua
Khi giá cổ phiếu đang giảm quá mức thì tâm lý chung của các nhà đầu tư là cổ phiếu loại này sẽ tiếp tục giảm, nên tránh xa.
Tuy nhiên, theo quan điểm của các nhà phân tích nghịch thị trường (contrarian analyst), những người đi ngược thị trường thật ra là đi trước thị trường để tìm kiếm lợi nhuận. Khoản tiền đầu tư thấp nhưng lợi nhuận mang lại có thể rất cao.
Ở nước ngoài, ít người theo đuổi chiến lược nghịch xu thế hơn là chiến lược thuận xu thế. Tại sao chiến lược này nghe tốt vậy (đầu tư ít, lời nhiều) mà lại có ít người tham gia?
Câu trả lời là để trở thành "anh hùng" đi ngược xu thế thành công không phải là dễ dàng. Khó khăn trước tiên mà họ phải đối diện là sức ép từ đám đông. Ngày qua ngày, họ luôn nhận được thông tin trái ngược với những gì mà họ nghĩ và mong chờ từ những nhà đầu tư bình thường đến những chuyên gia phân tích. Nếu không có một thần kinh vững vàng, khả năng chịu đựng cao thì khó có thể trở thành một contrarian được.
Bên cạnh đó, họ còn phải có sự nhẫn nại để chờ đợi cổ phiếu hồi phục, có khi kéo dài 2 - 3 năm (điều này hoàn toàn có thật ở một thị trường phát triển, có cổ phiếu liên tục mấy năm không tăng giá và bị lãng quên).
Yếu tố quan trọng để trở thành người đi ngược xu thế thành công là xác định đúng cổ phiếu đang quá rẻ và sẽ khởi sắc lại, đồng thời chọn được thời điểm mua bán thích hợp. Để làm được điều đó, nhà đầu tư phải kết hợp nhuần nhuyễn cả hai kỹ năng: phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.
Một yếu tố không thể không nhắc đến là khả năng tài chính của nhà đầu tư. Đầu tư vào cổ phiếu loại này đòi hỏi phải có sự đa dạng hóa bằng cách mua nhiều loại cổ phiếu khác nhau để giảm bớt rủi ro và có thể phải bị đọng vốn trong một thời gian khá dài. Những yêu cầu vừa nêu trên giải thích tại sao đầu tư nghịch xu thế không phổ biến như những cách đầu tư khác.
Theo David Dreman (1998), khi đầu tư nghịch xu thế, các quy tắc lựa chọn là: các cổ phiếu có 1 trong 4 tỷ số phân tích cơ bản là P/E, P/BV (thị giá trên giá trị sổ sách), P/CF (thị giá trên dòng tiền rỗi - số tiền còn lại của công ty khi thanh toán hết các chi phí) và P/Div (thị giá trên cổ tức) thấp nhất ngành.
Một số nghiên cứu của Anthony Gallea thì cho rằng, cổ phiếu nào thỏa mãn hai điều kiện cơ bản sau thì gần như chắc chắn đây sẽ là một cơ hội đầu tư tuyệt vời:
- Thứ nhất, giá cổ phiếu đã giảm hơn 50% so với giá cao nhất trong vòng 12 tháng (điều này có vẻ không phù hợp đối với thị trường đang phát triển khi mà độ biến động rất lớn, do đó có thể tỷ lệ này nên là 60 hay 70% chăng?).
- Thứ hai, người trong nội bộ công ty mua vào cổ phiếu và không bán ra.
Ngoài ra, Anthony Gallea đưa thêm một số yếu tố mang tính kỹ thuật để tham khảo như:
- Giá cổ phiếu bất ngờ giảm mạnh với khối lượng giao dịch tăng cao (điều này chưa được kiểm định ở Việt Nam xem có đúng không).
- Giá cổ phiếu đang trong giai đoạn không có xu hướng rõ ràng, giằng co giữa lên và xuống. Lúc này chính là lúc cổ phiếu đang chuẩn bị bước vào giai đoạn phục hồi (điều này tương ứng với lý thuyết phân tích kỹ thuật về khu vực giằng co giá - congestion area).
- P/E hiện tại thấp hơn 40% so với P/E cao nhất trong 5 năm qua.
- P/BV thấp hơn 1.
Mua rồi thì khi nào nên bán? Một số gợi ý như sau:
- Khi các tỷ số nêu trên bắt đầu bằng với tỷ số của thị trường.
- Sau 2,5 - 3 năm nắm giữ cổ phiếu mà không có kết qủa.
- Khi có thông tin ảnh hưởng nghiêm trọng đến triển vọng của công ty.
- Khi giá cổ phiếu tăng 50% so với lúc mua.
Gợi ý gì cho thị trường lúc này?
Theo cả hai chiến lược trên thì với những biểu hiện gần đây, kết hợp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản, chúng tôi nhận thấy, những đợt tăng giá vừa qua vẫn chưa làm thay đổi xu thế đi xuống vì xu thế mua vào chưa hình thành rõ ràng.
Nếu giá cổ phiếu giảm lại thì có thể lựa chọn những mã cổ phiếu đáp ứng các điều kiện nêu trên để áp dụng chiến lược đầu tư nghịch xu thế. Lưu ý, chiến lược này đòi hỏi nhà đầu tư phải có vốn mạnh và khả năng chịu đựng rủi ro cao. Vì vậy, không nên dốc hết vốn vào chiến lược này.
Trên thị trường thế giới hiện nay tồn tại hai chiến lược đầu tư mà nhiều người theo đuổi và được đưa vào chương trình giảng dạy của một số trường đại học, đó là đầu tư thuận xu thế (momentum investing) và đầu tư nghịch xu thế (contrarian investing).
Đầu tư thuận xu thế: Mua cao để bán cao hơn
Lý thuyết đầu tư thuận xu thế dựa trên những nghiên cứu và trải nghiệm thực tế của các quỹ đầu tư. Jegadeesh và Titman (1993) là những người đầu tiên thực hiện nghiên cứu về vấn đề này.
Họ đã kết luận rằng, chiến lược mua những cổ phiếu đã tăng giá trong ngắn hạn, có tỷ suất sinh lợi rất cao trong khoảng 3 - 12 tháng trước đây, gọi là các "winner", thì sẽ tiếp tục tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao trong 3 - 12 tháng tiếp đó, và đặc biệt là nếu cổ phiếu nào đã tạo lợi nhuận cao cho nhà đầu tư trong 6 tháng trước thì sẽ tiếp tục tạo ra tỷ suất sinh lợi cao trong 6 tháng sau đó.
Hàng trăm nghiên cứu trên 30 thị trường, đăng trên các tạp chí hàng đầu như Journal of Finance, Journal of Financial Economics thừa nhận điều này. Ngạc nhiên hơn, nhiều quỹ đầu tư đã thực hiện chiến lược này (mua cổ phiếu đang biểu hiện tốt, bán khống cổ phiếu đang biểu hiện kém), gọi là các quỹ theo xu thế (momentum fund), ra đời từ thập niên 80 của thế kỷ trước vẫn đang sống khỏe!
Nhiều người hỏi, đó là chuyện của Mỹ, vậy còn ở Việt Nam?
Câu trả lời là điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tính thuận xu thế: do giới hạn biên độ dao động giá nên giá tăng chưa hết xu thế của nó trong một ngày thì sẽ có xu hướng tiếp tục tăng; ngoài ra, do không được phép bán khống nên nhà đầu tư có xu hướng níu kéo xu thế tăng mãi.
Tuy nhiên, liệu đợt tăng giá trong một vài ngày đã đủ để thị trường nhận ra là nên đi theo chiến lược thuận xu thế để mua?
Câu trả lời là chưa. Vì số ngày tăng giá thường quá ít, do đó nhà đầu tư chớ nên "bắt chước không đúng cách" chiến lược này. Tốt nhất là chờ thêm một khoảng thời gian và xác định cổ phiếu nào đã liên tục biểu hiện tốt gần đây.
Đầu tư nghịch xu thế: Chờ giá thật rẻ mới mua
Khi giá cổ phiếu đang giảm quá mức thì tâm lý chung của các nhà đầu tư là cổ phiếu loại này sẽ tiếp tục giảm, nên tránh xa.
Tuy nhiên, theo quan điểm của các nhà phân tích nghịch thị trường (contrarian analyst), những người đi ngược thị trường thật ra là đi trước thị trường để tìm kiếm lợi nhuận. Khoản tiền đầu tư thấp nhưng lợi nhuận mang lại có thể rất cao.
Ở nước ngoài, ít người theo đuổi chiến lược nghịch xu thế hơn là chiến lược thuận xu thế. Tại sao chiến lược này nghe tốt vậy (đầu tư ít, lời nhiều) mà lại có ít người tham gia?
Câu trả lời là để trở thành "anh hùng" đi ngược xu thế thành công không phải là dễ dàng. Khó khăn trước tiên mà họ phải đối diện là sức ép từ đám đông. Ngày qua ngày, họ luôn nhận được thông tin trái ngược với những gì mà họ nghĩ và mong chờ từ những nhà đầu tư bình thường đến những chuyên gia phân tích. Nếu không có một thần kinh vững vàng, khả năng chịu đựng cao thì khó có thể trở thành một contrarian được.
Bên cạnh đó, họ còn phải có sự nhẫn nại để chờ đợi cổ phiếu hồi phục, có khi kéo dài 2 - 3 năm (điều này hoàn toàn có thật ở một thị trường phát triển, có cổ phiếu liên tục mấy năm không tăng giá và bị lãng quên).
Yếu tố quan trọng để trở thành người đi ngược xu thế thành công là xác định đúng cổ phiếu đang quá rẻ và sẽ khởi sắc lại, đồng thời chọn được thời điểm mua bán thích hợp. Để làm được điều đó, nhà đầu tư phải kết hợp nhuần nhuyễn cả hai kỹ năng: phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.
Một yếu tố không thể không nhắc đến là khả năng tài chính của nhà đầu tư. Đầu tư vào cổ phiếu loại này đòi hỏi phải có sự đa dạng hóa bằng cách mua nhiều loại cổ phiếu khác nhau để giảm bớt rủi ro và có thể phải bị đọng vốn trong một thời gian khá dài. Những yêu cầu vừa nêu trên giải thích tại sao đầu tư nghịch xu thế không phổ biến như những cách đầu tư khác.
Theo David Dreman (1998), khi đầu tư nghịch xu thế, các quy tắc lựa chọn là: các cổ phiếu có 1 trong 4 tỷ số phân tích cơ bản là P/E, P/BV (thị giá trên giá trị sổ sách), P/CF (thị giá trên dòng tiền rỗi - số tiền còn lại của công ty khi thanh toán hết các chi phí) và P/Div (thị giá trên cổ tức) thấp nhất ngành.
Một số nghiên cứu của Anthony Gallea thì cho rằng, cổ phiếu nào thỏa mãn hai điều kiện cơ bản sau thì gần như chắc chắn đây sẽ là một cơ hội đầu tư tuyệt vời:
- Thứ nhất, giá cổ phiếu đã giảm hơn 50% so với giá cao nhất trong vòng 12 tháng (điều này có vẻ không phù hợp đối với thị trường đang phát triển khi mà độ biến động rất lớn, do đó có thể tỷ lệ này nên là 60 hay 70% chăng?).
- Thứ hai, người trong nội bộ công ty mua vào cổ phiếu và không bán ra.
Ngoài ra, Anthony Gallea đưa thêm một số yếu tố mang tính kỹ thuật để tham khảo như:
- Giá cổ phiếu bất ngờ giảm mạnh với khối lượng giao dịch tăng cao (điều này chưa được kiểm định ở Việt Nam xem có đúng không).
- Giá cổ phiếu đang trong giai đoạn không có xu hướng rõ ràng, giằng co giữa lên và xuống. Lúc này chính là lúc cổ phiếu đang chuẩn bị bước vào giai đoạn phục hồi (điều này tương ứng với lý thuyết phân tích kỹ thuật về khu vực giằng co giá - congestion area).
- P/E hiện tại thấp hơn 40% so với P/E cao nhất trong 5 năm qua.
- P/BV thấp hơn 1.
Mua rồi thì khi nào nên bán? Một số gợi ý như sau:
- Khi các tỷ số nêu trên bắt đầu bằng với tỷ số của thị trường.
- Sau 2,5 - 3 năm nắm giữ cổ phiếu mà không có kết qủa.
- Khi có thông tin ảnh hưởng nghiêm trọng đến triển vọng của công ty.
- Khi giá cổ phiếu tăng 50% so với lúc mua.
Gợi ý gì cho thị trường lúc này?
Theo cả hai chiến lược trên thì với những biểu hiện gần đây, kết hợp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản, chúng tôi nhận thấy, những đợt tăng giá vừa qua vẫn chưa làm thay đổi xu thế đi xuống vì xu thế mua vào chưa hình thành rõ ràng.
Nếu giá cổ phiếu giảm lại thì có thể lựa chọn những mã cổ phiếu đáp ứng các điều kiện nêu trên để áp dụng chiến lược đầu tư nghịch xu thế. Lưu ý, chiến lược này đòi hỏi nhà đầu tư phải có vốn mạnh và khả năng chịu đựng rủi ro cao. Vì vậy, không nên dốc hết vốn vào chiến lược này.