Mừng hay lo với xuất siêu?
Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, Việt Nam xuất siêu, lại xuất siêu lớn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang bị suy giảm!
Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, Việt Nam xuất siêu, lại xuất siêu lớn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang bị suy giảm!
Trong hai tháng đầu năm, xuất siêu đạt 290 triệu USD, bằng 3,6% kim ngạch xuất khẩu. Con số này được nhắc tới tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2/2009 diễn ra vào ngày 2 và 3/3 tại Hà Nội. Các ý kiến tại cuộc họp đều cho rằng đây được coi là điều mới mẻ của nền kinh tế, và cần được Chính phủ, các chuyên gia kinh tế phân tích kỹ.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2009, Việt Nam đã xuất siêu hơn 400 triệu USD, do xuất khẩu đạt 3,72 tỷ USD, trong khi nhập khẩu chỉ ở mức 3,3 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu tháng 2 ước tính khoảng 4,3 tỷ USD, tăng 15% so với tháng 1. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng tốc lên 4,4 tỷ USD, tăng tới 32% so với tháng 1. Tính chung hai tháng, Việt Nam đang xuất siêu.
Theo các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình trạng xuất siêu - trong bối cảnh cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu giảm không phải là tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế - vì đó là dấu hiệu phản ánh tình trạng sản xuất kém phát triển, dẫn tới xuất, nhập khẩu sụt giảm mạnh.
Báo cáo của bộ này cho thấy, tình hình xuất nhập khẩu hai tháng qua có nhiều diễn biến không khả quan. Tính chung hai tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD, giảm 5,1% so với vùng kỳ năm 2008.
Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường chính là Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nhật Bản đều giảm trên 20%. Tính cả hai tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt 7,73 tỷ USD, giảm tới 43,1% so với cùng kỳ năm 2008.
Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu chủ lực đều giảm về lượng so với cùng kỳ, như thép giảm 74,2%, xăng dầu giảm 26,2% về lượng và 60% giá trị, ôtô giảm 60%... Các đối tác lớn là Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan đều giảm mạnh kim ngạch, xấp xỉ trên dưới 40%.
Lượng du khách cũng đang có chiều hướng giảm khi trong tháng 2/2009, chỉ có 343,6 ngàn lượt người đến Việt Nam, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung, cả hai tháng qua, chỉ có 689,4 ngàn lượt khách quốc tế đến Việt Nam, giảm tới 10,2% so với cùng kỳ năm 2008.
Cùng việc giảm về lượng, số du khách chi tiêu lớn (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan...) cũng có xu hướng giảm. Ngoài yếu tố sụt giảm về giá, nhập khẩu giảm cho thấy nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất trong nước đang giảm mạnh.
Đặc biệt, sự sụt giảm của nhóm hàng phục vụ cho sản xuất, xây dựng gây lo ngại là sẽ gây khó khăn cho phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2009.
Hồi cuối năm 2008, Bộ Công Thương dự kiến kim ngạch nhập khẩu cả nước năm nay ở mức 90,3 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2008. Theo đó, nhập siêu sẽ là 19,2 tỷ USD, bằng 27% kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên xuất siêu của hai tháng đầu năm đang ở con số hàng trăm triệu USD. Với một nước nhập siêu như Việt Nam, xuất siêu đang được xem như hiện tượng bất thường.
Theo TS. Cao Sĩ Kiêm, Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, nếu giảm nhập siêu mà không gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu thì cũng sẽ vô nghĩa.
Xuất siêu phải phản ánh tình trạng sản xuất - xuất khẩu tốt của nền kinh tế, nhưng nếu chỉ đơn thuần vì tốc độ nhập giảm mạnh hơn xuất mà dẫn tới xuất siêu, thì xuất siêu lại chính là hệ quả của suy giảm kinh tế, ông Kiêm nói.
Trong hai tháng đầu năm, xuất siêu đạt 290 triệu USD, bằng 3,6% kim ngạch xuất khẩu. Con số này được nhắc tới tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2/2009 diễn ra vào ngày 2 và 3/3 tại Hà Nội. Các ý kiến tại cuộc họp đều cho rằng đây được coi là điều mới mẻ của nền kinh tế, và cần được Chính phủ, các chuyên gia kinh tế phân tích kỹ.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2009, Việt Nam đã xuất siêu hơn 400 triệu USD, do xuất khẩu đạt 3,72 tỷ USD, trong khi nhập khẩu chỉ ở mức 3,3 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu tháng 2 ước tính khoảng 4,3 tỷ USD, tăng 15% so với tháng 1. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng tốc lên 4,4 tỷ USD, tăng tới 32% so với tháng 1. Tính chung hai tháng, Việt Nam đang xuất siêu.
Theo các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình trạng xuất siêu - trong bối cảnh cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu giảm không phải là tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế - vì đó là dấu hiệu phản ánh tình trạng sản xuất kém phát triển, dẫn tới xuất, nhập khẩu sụt giảm mạnh.
Báo cáo của bộ này cho thấy, tình hình xuất nhập khẩu hai tháng qua có nhiều diễn biến không khả quan. Tính chung hai tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD, giảm 5,1% so với vùng kỳ năm 2008.
Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường chính là Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nhật Bản đều giảm trên 20%. Tính cả hai tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt 7,73 tỷ USD, giảm tới 43,1% so với cùng kỳ năm 2008.
Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu chủ lực đều giảm về lượng so với cùng kỳ, như thép giảm 74,2%, xăng dầu giảm 26,2% về lượng và 60% giá trị, ôtô giảm 60%... Các đối tác lớn là Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan đều giảm mạnh kim ngạch, xấp xỉ trên dưới 40%.
Lượng du khách cũng đang có chiều hướng giảm khi trong tháng 2/2009, chỉ có 343,6 ngàn lượt người đến Việt Nam, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung, cả hai tháng qua, chỉ có 689,4 ngàn lượt khách quốc tế đến Việt Nam, giảm tới 10,2% so với cùng kỳ năm 2008.
Cùng việc giảm về lượng, số du khách chi tiêu lớn (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan...) cũng có xu hướng giảm. Ngoài yếu tố sụt giảm về giá, nhập khẩu giảm cho thấy nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất trong nước đang giảm mạnh.
Đặc biệt, sự sụt giảm của nhóm hàng phục vụ cho sản xuất, xây dựng gây lo ngại là sẽ gây khó khăn cho phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2009.
Hồi cuối năm 2008, Bộ Công Thương dự kiến kim ngạch nhập khẩu cả nước năm nay ở mức 90,3 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2008. Theo đó, nhập siêu sẽ là 19,2 tỷ USD, bằng 27% kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên xuất siêu của hai tháng đầu năm đang ở con số hàng trăm triệu USD. Với một nước nhập siêu như Việt Nam, xuất siêu đang được xem như hiện tượng bất thường.
Theo TS. Cao Sĩ Kiêm, Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, nếu giảm nhập siêu mà không gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu thì cũng sẽ vô nghĩa.
Xuất siêu phải phản ánh tình trạng sản xuất - xuất khẩu tốt của nền kinh tế, nhưng nếu chỉ đơn thuần vì tốc độ nhập giảm mạnh hơn xuất mà dẫn tới xuất siêu, thì xuất siêu lại chính là hệ quả của suy giảm kinh tế, ông Kiêm nói.