Mười dự báo cho năm 2007
Năm qua đã kết thúc với những kết quả đáng khích lệ trên nhiều phương diện. Vậy có thể dự báo gì cho năm nay?
Năm qua đã kết thúc với những kết quả đáng khích lệ trên nhiều phương diện. Vậy có thể dự báo gì cho năm nay?
Các chuyên gia đã đưa ra mười dự báo lớn sau đây.
Một, tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2006. Quốc hội đề ra mục tiêu tăng 8,2-8,5%; Chính phủ đề ra quyết tâm phấn đấu thực hiện ở mức cao (8,5%); yêu cầu và khả năng phát triển có thể còn tăng cao hơn.
GDP bình quân đầu người có thể đạt trên 820 USD, vượt qua ranh giới của nước đang phát triển có thu nhập thấp, tạo tiền đề để sớm thoát khỏi nước kém phát triển (với ba đặc trưng chủ yếu: thu nhập bình quân đầu người thấp, chỉ số phát triển con người thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém), nếu tăng trưởng kinh tế, mức giảm sinh vượt mục tiêu và tỷ giá VND/USD ổn định.
Hai, ở đầu vào, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP tiếp tục ở mức cao (trên 40%). Vốn đầu tư ngoài nhà nước sẽ vượt quá một phần ba tổng vốn đầu tư toàn xã hội khi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư chung đi vào thực hiện, khi tiến độ cổ phần hoá được đẩy mạnh và mở rộng ra các doanh nghiệp nhà nước lớn.
Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng tốc để tận dụng cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO, nhờ các kỷ lục đạt được trong năm trước chuyển sang thực hiện trong năm nay cả về nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đăng kí mới và bổ sung, cả về nguồn vốn đầu tư gián tiếp thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu Chính phủ.
Ba, công nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao, là năm thứ 17 liên tục tăng 2 chữ số, dịch vụ tăng trưởng cao hơn tốc độ chung và cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ.
Bốn, tiêu thụ trong nước tiếp tục tăng trưởng cao, nếu loại trừ yếu tố tăng giá vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhờ thu nhập dân cư tăng, cơ cấu tiêu dùng chuyển dịch và tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường tăng, hệ thống phân phối được cải thiện.
Năm, xuất khẩu tăng tốc để tận dụng cơ hội Việt Nam trở thành thành viên WTO, đặc biệt đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đối với các mặt hàng và thị trường trước đây bị các đối tác khống chế bằng hạn ngạch.
Quy mô xuất khẩu sẽ vượt 46 tỷ USD, bằng hai phần ba GDP; tốc độ tăng xuất khẩu sẽ cao gấp đôi tốc độ tăng GDP. Nhưng hàng rào kỹ thuật sẽ tăng lên, nhất là các vụ kiện bán phá giá, kiện về bản quyền, kiểm tra dư lượng kháng sinh... sẽ gia tăng.
Sáu, giá tiêu dùng đầu năm tăng cao, nhưng từ tháng 3 trở đi sẽ tăng thấp, thậm chí có tháng còn giảm.
Giá lương thực, thực phẩm tăng cao hơn giá công nghiệp và dịch vụ. Nhưng tính chung cả năm, giá tiêu dùng sẽ tăng thấp hơn tốc độ tăng 6,6% của năm trước. Giá vàng còn biến động theo hình răng cưa nhưng theo xu hướng tăng. Giá USD cơ bản ổn định, chỉ tăng lên trên dưới 1% và chỉ ở mức trên dưới 16,2 nghìn VND/ USD.
Thị trường bất động sản nóng lên về giao dịch, ấm lên về giá, đặc biệt là xây dựng khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiên lợi... Thị trường chứng khoán hạ nhiệt, chỉ số chứng khoán biến động theo hình răng cưa, nhưng khối lượng giao dịch, giá trị vốn hoá thị trường sẽ vượt 10% GDP.
Bảy, tổng thu nhập ngân sách tăng thấp do thu từ xuất nhập khẩu tăng thấp, gánh nặng dồn vào thu nội địa.
Tám, tỷ lệ thất nghiệp có thể gia tăng do một số doanh nghiệp gặp khó khăn về sức cạnh tranh khi hàng rào phi thuế quan bị dỡ “bỏ”, hàng rào thuế quan hạ thấp. Tỷ lệ nghèo giảm chậm hơn năm trước.
Chín, mặc dù lượng khách đến từ Trung Quốc tiếp tục giảm, nhưng lượng khách đến từ các nước khác, nhất là từ các nước có khu vực cao tăng mạnh, nên tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ vượt 4 triệu lượt người và thu ngoại tệ về du lịch sẽ tăng cao.
Mười, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường. Hạn hán diễn ra nặng, trên diện rộng và kéo dài hiếm thấy, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng và thuỷ điện, dịch bệnh, cây trồng, gia súc, gia cầm vẫn có khả năng tái phát.
Các chuyên gia đã đưa ra mười dự báo lớn sau đây.
Một, tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2006. Quốc hội đề ra mục tiêu tăng 8,2-8,5%; Chính phủ đề ra quyết tâm phấn đấu thực hiện ở mức cao (8,5%); yêu cầu và khả năng phát triển có thể còn tăng cao hơn.
GDP bình quân đầu người có thể đạt trên 820 USD, vượt qua ranh giới của nước đang phát triển có thu nhập thấp, tạo tiền đề để sớm thoát khỏi nước kém phát triển (với ba đặc trưng chủ yếu: thu nhập bình quân đầu người thấp, chỉ số phát triển con người thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém), nếu tăng trưởng kinh tế, mức giảm sinh vượt mục tiêu và tỷ giá VND/USD ổn định.
Hai, ở đầu vào, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP tiếp tục ở mức cao (trên 40%). Vốn đầu tư ngoài nhà nước sẽ vượt quá một phần ba tổng vốn đầu tư toàn xã hội khi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư chung đi vào thực hiện, khi tiến độ cổ phần hoá được đẩy mạnh và mở rộng ra các doanh nghiệp nhà nước lớn.
Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng tốc để tận dụng cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO, nhờ các kỷ lục đạt được trong năm trước chuyển sang thực hiện trong năm nay cả về nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đăng kí mới và bổ sung, cả về nguồn vốn đầu tư gián tiếp thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu Chính phủ.
Ba, công nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao, là năm thứ 17 liên tục tăng 2 chữ số, dịch vụ tăng trưởng cao hơn tốc độ chung và cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ.
Bốn, tiêu thụ trong nước tiếp tục tăng trưởng cao, nếu loại trừ yếu tố tăng giá vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhờ thu nhập dân cư tăng, cơ cấu tiêu dùng chuyển dịch và tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường tăng, hệ thống phân phối được cải thiện.
Năm, xuất khẩu tăng tốc để tận dụng cơ hội Việt Nam trở thành thành viên WTO, đặc biệt đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đối với các mặt hàng và thị trường trước đây bị các đối tác khống chế bằng hạn ngạch.
Quy mô xuất khẩu sẽ vượt 46 tỷ USD, bằng hai phần ba GDP; tốc độ tăng xuất khẩu sẽ cao gấp đôi tốc độ tăng GDP. Nhưng hàng rào kỹ thuật sẽ tăng lên, nhất là các vụ kiện bán phá giá, kiện về bản quyền, kiểm tra dư lượng kháng sinh... sẽ gia tăng.
Sáu, giá tiêu dùng đầu năm tăng cao, nhưng từ tháng 3 trở đi sẽ tăng thấp, thậm chí có tháng còn giảm.
Giá lương thực, thực phẩm tăng cao hơn giá công nghiệp và dịch vụ. Nhưng tính chung cả năm, giá tiêu dùng sẽ tăng thấp hơn tốc độ tăng 6,6% của năm trước. Giá vàng còn biến động theo hình răng cưa nhưng theo xu hướng tăng. Giá USD cơ bản ổn định, chỉ tăng lên trên dưới 1% và chỉ ở mức trên dưới 16,2 nghìn VND/ USD.
Thị trường bất động sản nóng lên về giao dịch, ấm lên về giá, đặc biệt là xây dựng khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiên lợi... Thị trường chứng khoán hạ nhiệt, chỉ số chứng khoán biến động theo hình răng cưa, nhưng khối lượng giao dịch, giá trị vốn hoá thị trường sẽ vượt 10% GDP.
Bảy, tổng thu nhập ngân sách tăng thấp do thu từ xuất nhập khẩu tăng thấp, gánh nặng dồn vào thu nội địa.
Tám, tỷ lệ thất nghiệp có thể gia tăng do một số doanh nghiệp gặp khó khăn về sức cạnh tranh khi hàng rào phi thuế quan bị dỡ “bỏ”, hàng rào thuế quan hạ thấp. Tỷ lệ nghèo giảm chậm hơn năm trước.
Chín, mặc dù lượng khách đến từ Trung Quốc tiếp tục giảm, nhưng lượng khách đến từ các nước khác, nhất là từ các nước có khu vực cao tăng mạnh, nên tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ vượt 4 triệu lượt người và thu ngoại tệ về du lịch sẽ tăng cao.
Mười, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường. Hạn hán diễn ra nặng, trên diện rộng và kéo dài hiếm thấy, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng và thuỷ điện, dịch bệnh, cây trồng, gia súc, gia cầm vẫn có khả năng tái phát.