Muốn có thông tin, vẫn cần quan hệ cá nhân?
Với không ít doanh nghiệp, những thông tin quan trọng cần thiết cho hoạt động kinh doanh hoàn toàn là một ẩn số
Nhiều doanh nghiệp tư nhân có thể sử dụng quan hệ cá nhân để có được những thông tin quan trọng đối với hoạt động kinh doanh.
Trong nghiên cứu mới đây của Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI), các chuyên gia nghiên cứu cho biết trong số các doanh nghiệp tham gia điều tra, có tới 56% cho rằng, các mối quan hệ có vai trò quyết định để tiếp cận thông tin pháp lý và khoảng 57% cho rằng, các mối quan hệ gia đình và bạn bè vô cùng quan trọng để làm việc với chính quyền địa phương.
Với kết quả thu được, nhóm chuyên gia nghiên cứu dự báo một sự phát triển kinh tế không lành mạnh do sự lấn át của thông tin nội bộ do mối quan hệ nhạy cảm trên trong giới doanh nhân Việt Nam.
Sự thiếu minh bạch trong thông tin tiếp tục nổi lên là trở ngại lớn trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam trong năm nay. Hầu hết doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận những thông tin cần thiết liên quan tới kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương nơi họ đang hoạt động cũng như tổng thể sự phát triển của các ngành.
Khảo sát của VNCI cho thấy, chỉ có khoảng 26% doanh nghiệp tin rằng, họ có thể tiếp cận được các thông tin trên một cách thuận lợi. Đối với các thông tin về quy hoạch cơ sở hạ tầng, chỉ có 18% doanh nghiệp cho rằng mình có thể tiếp cận được.
Nói một cách thẳng thắn thì các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không đủ thông tin để đánh giá rủi ro cũng như tính toán lợi nhuận cho kế hoạch phát triển, đầu tư của mình. Làm sao doanh nghiệp có thể quyết định tiếp tục mở rộng quy mô hay chuyển hướng sản xuất khi mà các thông tin về khả năng chuyển đổi sử dụng đất, sự có mặt của một tuyến đường mới, một khu công nghiệp mới… hoàn toàn là ẩn số.
Các nhà đầu tư mới cũng không thể nào tính toán được cơ hội của mình đến đâu khi các thông tin chuyển đổi cơ cấu của địa phương, những thay đổi về cơ chế khuyến khích đầu tư chỉ được biết đến nếu có mối quan hệ mật thiết với những người có vai trò trong xây dựng chính sách. Đặc biệt, thông tin về các dự án đang được triển khai, tiến độ của các dự án đó… dường như không phải là vùng được phép tiếp cận của giới doanh nghiệp, đầu tư.
Một trong những hệ quả của sự thiếu minh bạch về thông tin này có lẽ là những con số không mấy tích cực. Đó là 74% doanh nghiệp tin rằng, việc họ phải trả tiền một cách không chính thức cho các công chức là bình thường; 52% tin rằng, các cán bộ sử dụng việc tuân thủ các quy định về kinh doanh để trục lợi và tới 65% phàn nàn là việc "đàm phán thuế" với cơ quan thuế là cần thiết ngay cả khi không có nhiều kẽ hở trong việc thực hiện Luật thuế Giá trị gia tăng.
Không những thế, với những chính sách, quyết định từ Trung ương, rất ít doanh nghiệp dự đoán được đúng thời điểm nào những thay đổi đó được áp dụng. Chỉ có 6,6% doanh nghiệp tin rằng, họ có thể dự đoán được khi nào các quy định, chính sách ở Trung ương được áp dụng tại địa bàn họ đang hoạt động và cũng chỉ có 7% tin rằng, chính quyền địa phương đã tham gia thảo luận một cách đầy đủ vào những chính sách, quyết định thay đổi chính sách của Trung ương.
Cũng cần phải nói rằng, không chỉ các doanh nghiệp nghi ngờ, chính những chuyên gia xây dựng chính sách ở các cơ quan Chính phủ cũng không mấy yên tâm với việc góp ý xây dựng chính sách của các địa phương. Mặc dù không một văn bản dự thảo nào về những thay đổi chính sách không được gửi tới các địa phương theo đúng quy định, song khá nhiều sự phản hồi chỉ mang tính hình thức.
Trao đổi với báo giới, một số chuyên gia xây dựng chính sách cho rằng, sự có mặt của các địa phương trong xây dựng chính sách hiện đang khá mờ nhạt bởi ý thức của chính những người được giao trách nhiệm góp ý. Hơn thế, không ít trường hợp, những góp ý được gửi đến lại mang tính cá nhân nhiều hơn do không có được những cuộc thảo luận mở ở địa phương với chính các đối tượng có liên quan tới việc thực hiện chính sách.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều cơ quan Chính phủ đang thay đổi cách làm bằng cách đưa các dự thảo văn bản lên trên các trang web để tạo điều kiện cho sự tham gia rộng rãi của các đối tượng quan tâm. Tuy nhiên, nhiều địa phương cũng chưa quan tâm tới sự hoạt động của các trang web này.
Trong nghiên cứu mới đây của Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI), các chuyên gia nghiên cứu cho biết trong số các doanh nghiệp tham gia điều tra, có tới 56% cho rằng, các mối quan hệ có vai trò quyết định để tiếp cận thông tin pháp lý và khoảng 57% cho rằng, các mối quan hệ gia đình và bạn bè vô cùng quan trọng để làm việc với chính quyền địa phương.
Với kết quả thu được, nhóm chuyên gia nghiên cứu dự báo một sự phát triển kinh tế không lành mạnh do sự lấn át của thông tin nội bộ do mối quan hệ nhạy cảm trên trong giới doanh nhân Việt Nam.
Sự thiếu minh bạch trong thông tin tiếp tục nổi lên là trở ngại lớn trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam trong năm nay. Hầu hết doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận những thông tin cần thiết liên quan tới kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương nơi họ đang hoạt động cũng như tổng thể sự phát triển của các ngành.
Khảo sát của VNCI cho thấy, chỉ có khoảng 26% doanh nghiệp tin rằng, họ có thể tiếp cận được các thông tin trên một cách thuận lợi. Đối với các thông tin về quy hoạch cơ sở hạ tầng, chỉ có 18% doanh nghiệp cho rằng mình có thể tiếp cận được.
Nói một cách thẳng thắn thì các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không đủ thông tin để đánh giá rủi ro cũng như tính toán lợi nhuận cho kế hoạch phát triển, đầu tư của mình. Làm sao doanh nghiệp có thể quyết định tiếp tục mở rộng quy mô hay chuyển hướng sản xuất khi mà các thông tin về khả năng chuyển đổi sử dụng đất, sự có mặt của một tuyến đường mới, một khu công nghiệp mới… hoàn toàn là ẩn số.
Các nhà đầu tư mới cũng không thể nào tính toán được cơ hội của mình đến đâu khi các thông tin chuyển đổi cơ cấu của địa phương, những thay đổi về cơ chế khuyến khích đầu tư chỉ được biết đến nếu có mối quan hệ mật thiết với những người có vai trò trong xây dựng chính sách. Đặc biệt, thông tin về các dự án đang được triển khai, tiến độ của các dự án đó… dường như không phải là vùng được phép tiếp cận của giới doanh nghiệp, đầu tư.
Một trong những hệ quả của sự thiếu minh bạch về thông tin này có lẽ là những con số không mấy tích cực. Đó là 74% doanh nghiệp tin rằng, việc họ phải trả tiền một cách không chính thức cho các công chức là bình thường; 52% tin rằng, các cán bộ sử dụng việc tuân thủ các quy định về kinh doanh để trục lợi và tới 65% phàn nàn là việc "đàm phán thuế" với cơ quan thuế là cần thiết ngay cả khi không có nhiều kẽ hở trong việc thực hiện Luật thuế Giá trị gia tăng.
Không những thế, với những chính sách, quyết định từ Trung ương, rất ít doanh nghiệp dự đoán được đúng thời điểm nào những thay đổi đó được áp dụng. Chỉ có 6,6% doanh nghiệp tin rằng, họ có thể dự đoán được khi nào các quy định, chính sách ở Trung ương được áp dụng tại địa bàn họ đang hoạt động và cũng chỉ có 7% tin rằng, chính quyền địa phương đã tham gia thảo luận một cách đầy đủ vào những chính sách, quyết định thay đổi chính sách của Trung ương.
Cũng cần phải nói rằng, không chỉ các doanh nghiệp nghi ngờ, chính những chuyên gia xây dựng chính sách ở các cơ quan Chính phủ cũng không mấy yên tâm với việc góp ý xây dựng chính sách của các địa phương. Mặc dù không một văn bản dự thảo nào về những thay đổi chính sách không được gửi tới các địa phương theo đúng quy định, song khá nhiều sự phản hồi chỉ mang tính hình thức.
Trao đổi với báo giới, một số chuyên gia xây dựng chính sách cho rằng, sự có mặt của các địa phương trong xây dựng chính sách hiện đang khá mờ nhạt bởi ý thức của chính những người được giao trách nhiệm góp ý. Hơn thế, không ít trường hợp, những góp ý được gửi đến lại mang tính cá nhân nhiều hơn do không có được những cuộc thảo luận mở ở địa phương với chính các đối tượng có liên quan tới việc thực hiện chính sách.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều cơ quan Chính phủ đang thay đổi cách làm bằng cách đưa các dự thảo văn bản lên trên các trang web để tạo điều kiện cho sự tham gia rộng rãi của các đối tượng quan tâm. Tuy nhiên, nhiều địa phương cũng chưa quan tâm tới sự hoạt động của các trang web này.