Muôn nẻo cách chia cổ tức
Thị trường khó khăn, chuyện chi trả cổ tức nóng hơn rất nhiều so với các năm trước
Tính đến ngày 22/6, tại hai sàn chứng khoán đã có tới 95% công ty niêm yết tổ chức thành công đại hội cổ đông thường niên 2012. Nhiều tranh cãi, bức xúc “cao trào” hơn năm ngoái, trong đó, nóng nhất là chuyển chi trả cổ tức năm 2011 với những thất vọng, vui buồn và lo lắng.
Khi đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư kỳ vọng vào 2 nguồn lợi nhuận: cổ tức và lợi nhuận chênh lệch từ việc mua đi bán lại cổ phiếu. Tuy nhiên do thị trường chứng khoán suy giảm, giá cổ phiếu phần lớn giảm từ 30% - 70% từ đầu năm năm 2011 đến giữa tháng 6/2012, khoản lợi nhuận từ chênh lệch giá hoàn toàn không có. Điều này khiến chuyện chi trả cổ tức nóng hơn rất nhiều so với các năm trước.
Từ không trả, chậm trả cổ tức...
Tại các đại hội đồng cổ đông 2012, hàng vạn cổ đông của các công ty thua lỗ phải ngậm ngùi biểu quyết thông qua tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2011 là 0% hoặc chỉ có 3-5%.
Theo thống kê, năm 2011, cả hai sàn có khoảng 120 công ty thua lỗ, kể cả môt loạt các đại gia như SJS (lỗ 71 tỷ đồng, so với mức lãi 457 tỷ đồng trong năm 2010), TLH (lỗ ròng hơn 40 tỷ đồng), NVT (lỗ ròng 70,3 tỷ đồng), VSP (lỗ 535 tỷ đồng), HLA (lỗ 19,5 tỷ đồng), THV (lỗ198 tỷ đồng), chưa kể đến nhiều công ty chỉ lãi có vài trăm triệu đồng. Lỗ nặng hoặc lãi không đáng kể, các doanh nghiệp này không có tiền để trả cổ tức.
Đáng buồn nữa là một loạt doanh nghiệp liên tục xin lùi ngày chi trả cổ tức năm 2010, có công ty lần lữa xin khất nợ tới 3,4 lần với lý do chưa thu xếp được nguồn tiền, còn cổ tức năm 2011, thì...hãy đợi đấy.
Công ty Cổ phần Sông Đà 4 (SD4) khất cổ tức 2 tháng, đầu năm 2012, Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 (S96) thông báo thay đổi lần thứ 2 thời gian thanh toán cổ tức năm 2010 (ngày chốt ban đầu là 12/8/2011) đến tận 29/06/2012. Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (SHN) cũng quyết định trả cổ tức năm 2010 đến hết 30/6/2012.
Ngoài chuyện nóng nhất là công ty không có tiền chia cổ tức, nhiều công ty niêm yết đã buộc phải điều chỉnh giảm cổ tức trong năm. Điển hình là Licogi 16 (mã LCG-HOSE) đã bất ngờ thay đổi tỷ lệ cổ tức từ 15% xuống còn 5% tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2012.
Các cổ đông của Petroland (mã PTL-HOSE) cũng nhận được một bất ngờ lớn khi lợi nhuận sau kiểm toán 2011 tăng hơn gấp đôi từ 48,5 tỷ đồng lên 128 tỷ đồng, trong khi điều chỉnh giảm lợi nhuận 2010 từ 156,8 tỷ đồng xuống vỏn vẹn còn 0,5 tỷ đồng. Do vậy, tỷ lệ chia cổ tức năm 2011 của PTL đã bị giảm từ 18% xuống còn 4%. Hiện PTL vẫn chưa thể chi trả cổ tức 2011 như kế hoạch (20/06) do chưa thu xếp được tiền và thông báo “ngâm” cổ tức thêm 3 tháng.
Tại đại hội đồng cổ đông năm 2012, Công ty Cổ phần Cáp Sài Gòn (mã CSG-HOSE) cũng đã quyết định điều chỉnh giảm tỷ lệ cổ tức từ 15% xuống còn 3,5% và giảm vốn điều lệ của công ty xuống còn hơn 53 tỷ đồng. ITA cũng đã quyết định giảm tỷ lệ cổ tức và cổ phiếu thưởng từ 50% xuống còn 30% trong năm 2011 do lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 89,8 tỷ đồng, bằng 11% so với năm trước.
Năm 2011, Minh Hữu Liên (MHL) có số lợi nhuận sau khi phân phối không còn đủ để chia cổ tức cho các cổ đông, còn VCR quyết định không chia cổ tức cho cả hai năm 2011 và 2012, trong khi cổ tức năm 2010 bằng tiền với tỷ lệ 15% đến tháng 6/2012 VCR mới thanh toán.
Đến trả cổ tức bằng...căn hộ
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 8 (CIC8) có sáng kiến mới nhất trên thị trường chứng khoán là chi trả cổ tức bằng căn hộ dự án, các cổ đông có thể nhận căn hộ hoặc nền đất tại các dự án do CIC8 làm chủ đầu tư với chính sách ưu đãi. Đây là một “chiêu” rất độc đáo của CIC8, bởi vì vừa bán được căn hộ dự án đang ế ẩm vừa chia được cổ tức cho cổ đông.
Một “độc chiêu” khác là đại hội đồng cổ đông 2012 của TLH đã thông qua phương án chia cổ tức năm 2011 bằng cổ phiếu từ nguồn cổ phiếu quỹ, như vậy, TLH vừa không phải tăng vốn điều lệ, vừa trả được cổ tức cho cổ đông.
Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư rất vui mừng khi nhận được thông báo tỷ lệ cổ tức năm 2011 được điều chỉnh tăng mạnh so với kế hoạch đã được đại hội đồng cổ đông cổ đông thông qua trước đó, nhờ doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh rất ấn tượng trong năm 2011.
Kỷ lục về trả cổ tức trong số các doanh nghiệp đang niêm yết trên hai sàn chứng khoán là Công ty Cổ phần Khoáng sản Hà Giang (mã HGM-HNX). Năm 2011, với lãi ròng gấp 2,6 lần so với năm trước, đạt hơn 149 tỷ đồng, HGM quyết định trả cổ tức 80% trong năm 2011 thay vì mức tối thiểu 25% như kế hoạch.
Công ty CNG Việt Nam (mã CNG-HOSE) với tỷ lệ cổ tức tăng từ 25% lên đến 70%. Công ty Cổ phần Sản xuất kinh doanh & Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (mã GIL-HOSE) cũng tăng cổ tức lên 60%. Hội đồng Quản trị Công ty Khoáng Sản Bình Định (mã BMC-HOSE) đã quyết định tăng cổ tức từ 22% lên 50%.
Năm 2011, Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long An Giang (mã ACL-HOSE) ghi nhận lợi nhuận ròng đạt 114,88 tỷ đồng, tăng 93% so năm trước, cổ tức của ACL cũng tăng từ 15% lên 45%.
Ngành cao su thiên nhiên có hai công ty tăng khá mạnh cổ tức năm 2011 là Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú (mã DPR- HOSE) chia cổ tức năm 2011 theo tỷ lệ 50% bằng tiền mặt và Công ty Cổ phần Cao Su Hòa Bình (mã HOSE - HRC) có tỷ lệ cổ tức tăng từ 20% lên 30%.
Hai đại gia là Vinamilk (mã VNM-HOSE) cũng quyết định nâng cổ tức lên 40% và Tổng công ty Cổ phần phân bón & hóa chất dầu khí (mã DPM-HOSE) cũng quyết định nâng chỉ tiêu cổ tức từ 15% lên 35%.
Trả tỷ lệ cổ tức cao sẽ làm hài lòng nhà đầu tư, nhất là những người bị thâm hụt lớn tài khoản đầu tư khi mua vào những cổ phiếu có giá suy giảm mạnh trong năm 2011 và 2012. Hơn nữa, trả cổ tức cao còn “lấy lòng tin” của nhà đầu tư về ban lãnh đạo luôn quan tâm đến việc tăng mức sinh lời đồng tiền của họ, khiến họ tiếp tục gắn bó với công ty.
Điều này còn làm tăng mức hấp dẫn của cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên, trả cổ tức cao tới mức gần như không giữ lại lợi nhuận chưa phân phối sẽ làm giảm sức mạnh tài chính của công ty, tăng khả năng vay nợ, khiến chi phí tài chính tăng cao và lợi nhuận giảm.
Khi đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư kỳ vọng vào 2 nguồn lợi nhuận: cổ tức và lợi nhuận chênh lệch từ việc mua đi bán lại cổ phiếu. Tuy nhiên do thị trường chứng khoán suy giảm, giá cổ phiếu phần lớn giảm từ 30% - 70% từ đầu năm năm 2011 đến giữa tháng 6/2012, khoản lợi nhuận từ chênh lệch giá hoàn toàn không có. Điều này khiến chuyện chi trả cổ tức nóng hơn rất nhiều so với các năm trước.
Từ không trả, chậm trả cổ tức...
Tại các đại hội đồng cổ đông 2012, hàng vạn cổ đông của các công ty thua lỗ phải ngậm ngùi biểu quyết thông qua tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2011 là 0% hoặc chỉ có 3-5%.
Theo thống kê, năm 2011, cả hai sàn có khoảng 120 công ty thua lỗ, kể cả môt loạt các đại gia như SJS (lỗ 71 tỷ đồng, so với mức lãi 457 tỷ đồng trong năm 2010), TLH (lỗ ròng hơn 40 tỷ đồng), NVT (lỗ ròng 70,3 tỷ đồng), VSP (lỗ 535 tỷ đồng), HLA (lỗ 19,5 tỷ đồng), THV (lỗ198 tỷ đồng), chưa kể đến nhiều công ty chỉ lãi có vài trăm triệu đồng. Lỗ nặng hoặc lãi không đáng kể, các doanh nghiệp này không có tiền để trả cổ tức.
Đáng buồn nữa là một loạt doanh nghiệp liên tục xin lùi ngày chi trả cổ tức năm 2010, có công ty lần lữa xin khất nợ tới 3,4 lần với lý do chưa thu xếp được nguồn tiền, còn cổ tức năm 2011, thì...hãy đợi đấy.
Công ty Cổ phần Sông Đà 4 (SD4) khất cổ tức 2 tháng, đầu năm 2012, Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 (S96) thông báo thay đổi lần thứ 2 thời gian thanh toán cổ tức năm 2010 (ngày chốt ban đầu là 12/8/2011) đến tận 29/06/2012. Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (SHN) cũng quyết định trả cổ tức năm 2010 đến hết 30/6/2012.
Ngoài chuyện nóng nhất là công ty không có tiền chia cổ tức, nhiều công ty niêm yết đã buộc phải điều chỉnh giảm cổ tức trong năm. Điển hình là Licogi 16 (mã LCG-HOSE) đã bất ngờ thay đổi tỷ lệ cổ tức từ 15% xuống còn 5% tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2012.
Các cổ đông của Petroland (mã PTL-HOSE) cũng nhận được một bất ngờ lớn khi lợi nhuận sau kiểm toán 2011 tăng hơn gấp đôi từ 48,5 tỷ đồng lên 128 tỷ đồng, trong khi điều chỉnh giảm lợi nhuận 2010 từ 156,8 tỷ đồng xuống vỏn vẹn còn 0,5 tỷ đồng. Do vậy, tỷ lệ chia cổ tức năm 2011 của PTL đã bị giảm từ 18% xuống còn 4%. Hiện PTL vẫn chưa thể chi trả cổ tức 2011 như kế hoạch (20/06) do chưa thu xếp được tiền và thông báo “ngâm” cổ tức thêm 3 tháng.
Tại đại hội đồng cổ đông năm 2012, Công ty Cổ phần Cáp Sài Gòn (mã CSG-HOSE) cũng đã quyết định điều chỉnh giảm tỷ lệ cổ tức từ 15% xuống còn 3,5% và giảm vốn điều lệ của công ty xuống còn hơn 53 tỷ đồng. ITA cũng đã quyết định giảm tỷ lệ cổ tức và cổ phiếu thưởng từ 50% xuống còn 30% trong năm 2011 do lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 89,8 tỷ đồng, bằng 11% so với năm trước.
Năm 2011, Minh Hữu Liên (MHL) có số lợi nhuận sau khi phân phối không còn đủ để chia cổ tức cho các cổ đông, còn VCR quyết định không chia cổ tức cho cả hai năm 2011 và 2012, trong khi cổ tức năm 2010 bằng tiền với tỷ lệ 15% đến tháng 6/2012 VCR mới thanh toán.
Đến trả cổ tức bằng...căn hộ
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 8 (CIC8) có sáng kiến mới nhất trên thị trường chứng khoán là chi trả cổ tức bằng căn hộ dự án, các cổ đông có thể nhận căn hộ hoặc nền đất tại các dự án do CIC8 làm chủ đầu tư với chính sách ưu đãi. Đây là một “chiêu” rất độc đáo của CIC8, bởi vì vừa bán được căn hộ dự án đang ế ẩm vừa chia được cổ tức cho cổ đông.
Một “độc chiêu” khác là đại hội đồng cổ đông 2012 của TLH đã thông qua phương án chia cổ tức năm 2011 bằng cổ phiếu từ nguồn cổ phiếu quỹ, như vậy, TLH vừa không phải tăng vốn điều lệ, vừa trả được cổ tức cho cổ đông.
Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư rất vui mừng khi nhận được thông báo tỷ lệ cổ tức năm 2011 được điều chỉnh tăng mạnh so với kế hoạch đã được đại hội đồng cổ đông cổ đông thông qua trước đó, nhờ doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh rất ấn tượng trong năm 2011.
Kỷ lục về trả cổ tức trong số các doanh nghiệp đang niêm yết trên hai sàn chứng khoán là Công ty Cổ phần Khoáng sản Hà Giang (mã HGM-HNX). Năm 2011, với lãi ròng gấp 2,6 lần so với năm trước, đạt hơn 149 tỷ đồng, HGM quyết định trả cổ tức 80% trong năm 2011 thay vì mức tối thiểu 25% như kế hoạch.
Công ty CNG Việt Nam (mã CNG-HOSE) với tỷ lệ cổ tức tăng từ 25% lên đến 70%. Công ty Cổ phần Sản xuất kinh doanh & Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (mã GIL-HOSE) cũng tăng cổ tức lên 60%. Hội đồng Quản trị Công ty Khoáng Sản Bình Định (mã BMC-HOSE) đã quyết định tăng cổ tức từ 22% lên 50%.
Năm 2011, Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long An Giang (mã ACL-HOSE) ghi nhận lợi nhuận ròng đạt 114,88 tỷ đồng, tăng 93% so năm trước, cổ tức của ACL cũng tăng từ 15% lên 45%.
Ngành cao su thiên nhiên có hai công ty tăng khá mạnh cổ tức năm 2011 là Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú (mã DPR- HOSE) chia cổ tức năm 2011 theo tỷ lệ 50% bằng tiền mặt và Công ty Cổ phần Cao Su Hòa Bình (mã HOSE - HRC) có tỷ lệ cổ tức tăng từ 20% lên 30%.
Hai đại gia là Vinamilk (mã VNM-HOSE) cũng quyết định nâng cổ tức lên 40% và Tổng công ty Cổ phần phân bón & hóa chất dầu khí (mã DPM-HOSE) cũng quyết định nâng chỉ tiêu cổ tức từ 15% lên 35%.
Trả tỷ lệ cổ tức cao sẽ làm hài lòng nhà đầu tư, nhất là những người bị thâm hụt lớn tài khoản đầu tư khi mua vào những cổ phiếu có giá suy giảm mạnh trong năm 2011 và 2012. Hơn nữa, trả cổ tức cao còn “lấy lòng tin” của nhà đầu tư về ban lãnh đạo luôn quan tâm đến việc tăng mức sinh lời đồng tiền của họ, khiến họ tiếp tục gắn bó với công ty.
Điều này còn làm tăng mức hấp dẫn của cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên, trả cổ tức cao tới mức gần như không giữ lại lợi nhuận chưa phân phối sẽ làm giảm sức mạnh tài chính của công ty, tăng khả năng vay nợ, khiến chi phí tài chính tăng cao và lợi nhuận giảm.