Mỹ bắt đầu ngấm đòn cắt giảm ngân sách
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã buộc phải ký sắc lệnh cắt giảm 85,4 tỷ USD ngân sách tài khóa 2013
Hôm qua (4/3), các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã đề xuất một dự luật ngân sách mới, nhằm giải tỏa một phần gánh nặng từ kế hoạch cắt giảm chi tiêu tự động vốn đã có hiệu lực từ ngày 1/3/2013.
Trước đó, hôm 2/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã buộc phải ký sắc lệnh cắt giảm 85,4 tỷ USD ngân sách tài khóa 2013. Đây là một chương trình cắt giảm tự động theo đúng thỏa thuận năm 2011, trong đó quy định nếu Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ không nhất trí được với nhau về các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách thì ngân sách liên bang hàng năm sẽ tự động bị cắt giảm.
Với mức đồng loạt cắt giảm 9%, trong tổng số 85,4 tỷ USD ngân sách 2013 bị mất, ngân sách của Lầu Năm Góc chịu ảnh hưởng nhiều nhất, tới 42,7 tỷ USD, tiếp đến là quỹ chăm sóc y tế 9,9 tỷ USD; Bộ Giáo dục 2,8 tỷ USD; Viện Y tế Quốc gia 1,6 tỷ USD; Cơ quan Hàng không dân dụng (FAA) 600 triệu USD; Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh 323 triệu USD; Quỹ Cứu trợ thảm họa 375 triệu USD.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng, nguyên nhân dẫn tới việc ngân sách liên bang tài khóa 2013 bị cắt giảm tự động 85,4 tỷ USD là do các nghị sỹ Cộng hòa tại Quốc hội coi trọng việc bảo vệ chính sách ưu đãi thuế khóa cho thiểu số những người giàu có và những người nhiều quyền lực, hơn là bảo vệ lợi ích của các binh lính, tầng lớp trung lưu và các gia đình có thu nhập thấp.
Mặc dù vậy, ông Obama cho biết, Chính phủ Mỹ vẫn hy vọng các nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa, dưới áp lực của lực lượng cử tri đang ủng hộ họ, sẽ trở lại bàn đàm phán. Ông kêu gọi và bày tỏ tin tưởng các bộ ngành liên bang sẽ tìm ra được các biện pháp để vượt qua thời kỳ khó khăn bất ngờ này, đồng thời cam kết vẫn luôn mở cửa cho các cuộc đàm phán trong những ngày tới.
Theo nhận định của các chuyên gia, phải mất nhiều tuần lễ nữa mới cảm nhận rõ quy mô tác động của khoản cắt giảm hơn 85 tỷ USD, nhưng vài ngày vừa qua, cả Tổng thống Obama lẫn các nhà lãnh đạo của đảng Cộng hòa tại Hạ viện đều đã lên tiếng kêu gọi nhượng bộ lẫn nhau để tránh nguy cơ hệ thống công sở liên bang phải đóng cửa do chương trình cắt giảm chi tiêu tự động trên.
Hệ thống công sở liên bang Mỹ, trừ các đơn vị dịch vụ tối cần thiết như cứu hỏa, cảnh sát, lực lượng vũ trang, bưu chính, quản lý giao thông hàng không... sẽ phải đóng cửa nếu hai cơ quan lập pháp và hành pháp không nhất trí được về ngân sách tài khóa hiện thời. Trong trường hợp đó, phần lớn nhân viên dân sự sẽ phải nghỉ việc tạm thời, trong khi binh lính thì bị trả chậm lương bổng.
Nước Mỹ từng trải qua những giai đoạn tương tự vào năm 1995 và 1996, khi chính quyền của cựu Tổng thống Bill Clinton không điều hòa được với Quốc hội về các khoản ngân sách tài khóa 1996 dành cho chăm sóc y tế, giáo dục và môi trường. Sự đình trệ này mặc dù rất ngắn, nhưng cũng đã đủ để các nhà làm luật Mỹ thấy được rõ ràng tính chất nghiêm trọng của vấn đề trên.
Douglas Elmendorf, lãnh đạo Cơ quan ngân sách Quốc hội Mỹ, cảnh báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ giảm khoảng 1,5% trong năm nay và thị trường lao động sẽ mất khoảng 750.000 việc làm. Trong khi đó, thị trưởng thành phố Huntsville, bang Alabama, ông Tommy Battle còn tỏ ra bi quan hơn, khi cho rằng việc cắt giảm ngân sách liên bang sẽ khiến cho các hoạt động kinh tế bị tê liệt.
Theo các chuyên gia kinh tế, chương trình cắt giảm chi tiêu tự động sẽ khiến 10.000 giáo viên mất việc làm, 373.000 bệnh nhân tâm thần không được điều trị, nhiều công tố viên sẽ phải nghỉ phép. FBI phải giảm 1.000 nhân viên, tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ bị cắt 540 triệu USD, khoảng 600.000 phụ nữ và trẻ em có thể không nhận được viện trợ lương thực khẩn cấp từ chính phủ…
Tờ New York Times còn cho rằng, phần lớn số tiền bị cắt giảm theo kế hoạch sẽ được lấy từ những hoạt động nghiên cứu và thể thao, như 289 triệu USD từ Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh, 148 triệu USD từ Văn phòng cấp bằng sáng chế, 3 triệu USD từ hoạt động phục hồi cá hồi ven biển Thái Bình Dương, 1 triệu USD từ các hội thao quốc tế của Bộ Quốc phòng Mỹ...
Bị ảnh hưởng khá lớn từ việc bị cắt giảm ngân sách là Bộ Quốc phòng Mỹ. Cơ quan này đã phải cho nghỉ việc 46.000 nhân viên dân sự làm việc theo hợp đồng tạm thời hoặc dài hạn, để tiết kiệm khoảng 5 tỷ USD. Đồng thời, hàng trăm nghìn nhân viên dân sự khác đang làm việc cho cơ quan này cũng sẽ bị cho tạm nghỉ hoặc bị giảm thời gian làm việc, từ tháng 4 tới hết tháng 9 năm nay.
Do đó, không có gì làm lạ khi giới chức Mỹ đang tìm mọi cách thoát khỏi tình trạng hiện nay, nhất là khi một số ảnh hưởng ban đầu từ chương trình cắt giảm chi tiêu tự động đã xuất hiện như việc một số cơ quan của chính phủ liên bang đã bắt đầu ngưng tuyển dụng nhân viên và cắt giảm chi tiêu cho nhiều chương trình và dự án để khỏi phải yêu cầu nhân viên nghỉ việc không lương.
Dự luật ngân sách mới do các nghị sỹ Cộng hòa tại Hạ viện đề xuất hôm 4/3, cho phép việc cắt giảm ngân sách tự động chỉ dừng ở mức 7,8% đối với Lầu Năm Góc và 5% đối với những cơ quan khác, thay vì mức cắt giảm 9% theo sắc lệnh đã ký hôm 2/3 của Tổng thống Obama. Việc cắt giảm này sẽ được áp dụng đối với tất cả các cơ quan của Liên bang, trừ Bộ Cựu chiến binh Mỹ.
Nếu được thông qua, Bộ Quốc phòng Mỹ được cấp thêm 10 tỷ USD cho hoạt động quân sự, bảo dưỡng và các chương trình chăm sóc y tế cựu chiến binh. Tuy nhiên, dự luật không ngăn việc cắt giảm chi tiêu đối với một số chương trình trong nước mà các nghị sỹ đảng Dân chủ muốn hướng đến, như chi tiêu giáo dục, an ninh vận tải, các chương trình chăm sóc y tế cho trẻ em và sinh viên...
Cũng trong ngày hôm qua (4/3), Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố, chương trình cắt giảm chi tiêu đang có hiệu lực sẽ làm tổn thương các gia đình Mỹ và làm chậm tiến trình tăng trưởng kinh tế của nước này. Chính phủ nên quản lý việc cắt giảm chi tiêu "theo cách tốt nhất mà chúng ta có thể, cố gắng giảm thiểu những ảnh hưởng đối với các gia đình ở Mỹ", ông Obama cho biết.
Trước đó, hôm 2/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã buộc phải ký sắc lệnh cắt giảm 85,4 tỷ USD ngân sách tài khóa 2013. Đây là một chương trình cắt giảm tự động theo đúng thỏa thuận năm 2011, trong đó quy định nếu Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ không nhất trí được với nhau về các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách thì ngân sách liên bang hàng năm sẽ tự động bị cắt giảm.
Với mức đồng loạt cắt giảm 9%, trong tổng số 85,4 tỷ USD ngân sách 2013 bị mất, ngân sách của Lầu Năm Góc chịu ảnh hưởng nhiều nhất, tới 42,7 tỷ USD, tiếp đến là quỹ chăm sóc y tế 9,9 tỷ USD; Bộ Giáo dục 2,8 tỷ USD; Viện Y tế Quốc gia 1,6 tỷ USD; Cơ quan Hàng không dân dụng (FAA) 600 triệu USD; Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh 323 triệu USD; Quỹ Cứu trợ thảm họa 375 triệu USD.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng, nguyên nhân dẫn tới việc ngân sách liên bang tài khóa 2013 bị cắt giảm tự động 85,4 tỷ USD là do các nghị sỹ Cộng hòa tại Quốc hội coi trọng việc bảo vệ chính sách ưu đãi thuế khóa cho thiểu số những người giàu có và những người nhiều quyền lực, hơn là bảo vệ lợi ích của các binh lính, tầng lớp trung lưu và các gia đình có thu nhập thấp.
Mặc dù vậy, ông Obama cho biết, Chính phủ Mỹ vẫn hy vọng các nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa, dưới áp lực của lực lượng cử tri đang ủng hộ họ, sẽ trở lại bàn đàm phán. Ông kêu gọi và bày tỏ tin tưởng các bộ ngành liên bang sẽ tìm ra được các biện pháp để vượt qua thời kỳ khó khăn bất ngờ này, đồng thời cam kết vẫn luôn mở cửa cho các cuộc đàm phán trong những ngày tới.
Theo nhận định của các chuyên gia, phải mất nhiều tuần lễ nữa mới cảm nhận rõ quy mô tác động của khoản cắt giảm hơn 85 tỷ USD, nhưng vài ngày vừa qua, cả Tổng thống Obama lẫn các nhà lãnh đạo của đảng Cộng hòa tại Hạ viện đều đã lên tiếng kêu gọi nhượng bộ lẫn nhau để tránh nguy cơ hệ thống công sở liên bang phải đóng cửa do chương trình cắt giảm chi tiêu tự động trên.
Hệ thống công sở liên bang Mỹ, trừ các đơn vị dịch vụ tối cần thiết như cứu hỏa, cảnh sát, lực lượng vũ trang, bưu chính, quản lý giao thông hàng không... sẽ phải đóng cửa nếu hai cơ quan lập pháp và hành pháp không nhất trí được về ngân sách tài khóa hiện thời. Trong trường hợp đó, phần lớn nhân viên dân sự sẽ phải nghỉ việc tạm thời, trong khi binh lính thì bị trả chậm lương bổng.
Nước Mỹ từng trải qua những giai đoạn tương tự vào năm 1995 và 1996, khi chính quyền của cựu Tổng thống Bill Clinton không điều hòa được với Quốc hội về các khoản ngân sách tài khóa 1996 dành cho chăm sóc y tế, giáo dục và môi trường. Sự đình trệ này mặc dù rất ngắn, nhưng cũng đã đủ để các nhà làm luật Mỹ thấy được rõ ràng tính chất nghiêm trọng của vấn đề trên.
Douglas Elmendorf, lãnh đạo Cơ quan ngân sách Quốc hội Mỹ, cảnh báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ giảm khoảng 1,5% trong năm nay và thị trường lao động sẽ mất khoảng 750.000 việc làm. Trong khi đó, thị trưởng thành phố Huntsville, bang Alabama, ông Tommy Battle còn tỏ ra bi quan hơn, khi cho rằng việc cắt giảm ngân sách liên bang sẽ khiến cho các hoạt động kinh tế bị tê liệt.
Theo các chuyên gia kinh tế, chương trình cắt giảm chi tiêu tự động sẽ khiến 10.000 giáo viên mất việc làm, 373.000 bệnh nhân tâm thần không được điều trị, nhiều công tố viên sẽ phải nghỉ phép. FBI phải giảm 1.000 nhân viên, tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ bị cắt 540 triệu USD, khoảng 600.000 phụ nữ và trẻ em có thể không nhận được viện trợ lương thực khẩn cấp từ chính phủ…
Tờ New York Times còn cho rằng, phần lớn số tiền bị cắt giảm theo kế hoạch sẽ được lấy từ những hoạt động nghiên cứu và thể thao, như 289 triệu USD từ Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh, 148 triệu USD từ Văn phòng cấp bằng sáng chế, 3 triệu USD từ hoạt động phục hồi cá hồi ven biển Thái Bình Dương, 1 triệu USD từ các hội thao quốc tế của Bộ Quốc phòng Mỹ...
Bị ảnh hưởng khá lớn từ việc bị cắt giảm ngân sách là Bộ Quốc phòng Mỹ. Cơ quan này đã phải cho nghỉ việc 46.000 nhân viên dân sự làm việc theo hợp đồng tạm thời hoặc dài hạn, để tiết kiệm khoảng 5 tỷ USD. Đồng thời, hàng trăm nghìn nhân viên dân sự khác đang làm việc cho cơ quan này cũng sẽ bị cho tạm nghỉ hoặc bị giảm thời gian làm việc, từ tháng 4 tới hết tháng 9 năm nay.
Do đó, không có gì làm lạ khi giới chức Mỹ đang tìm mọi cách thoát khỏi tình trạng hiện nay, nhất là khi một số ảnh hưởng ban đầu từ chương trình cắt giảm chi tiêu tự động đã xuất hiện như việc một số cơ quan của chính phủ liên bang đã bắt đầu ngưng tuyển dụng nhân viên và cắt giảm chi tiêu cho nhiều chương trình và dự án để khỏi phải yêu cầu nhân viên nghỉ việc không lương.
Dự luật ngân sách mới do các nghị sỹ Cộng hòa tại Hạ viện đề xuất hôm 4/3, cho phép việc cắt giảm ngân sách tự động chỉ dừng ở mức 7,8% đối với Lầu Năm Góc và 5% đối với những cơ quan khác, thay vì mức cắt giảm 9% theo sắc lệnh đã ký hôm 2/3 của Tổng thống Obama. Việc cắt giảm này sẽ được áp dụng đối với tất cả các cơ quan của Liên bang, trừ Bộ Cựu chiến binh Mỹ.
Nếu được thông qua, Bộ Quốc phòng Mỹ được cấp thêm 10 tỷ USD cho hoạt động quân sự, bảo dưỡng và các chương trình chăm sóc y tế cựu chiến binh. Tuy nhiên, dự luật không ngăn việc cắt giảm chi tiêu đối với một số chương trình trong nước mà các nghị sỹ đảng Dân chủ muốn hướng đến, như chi tiêu giáo dục, an ninh vận tải, các chương trình chăm sóc y tế cho trẻ em và sinh viên...
Cũng trong ngày hôm qua (4/3), Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố, chương trình cắt giảm chi tiêu đang có hiệu lực sẽ làm tổn thương các gia đình Mỹ và làm chậm tiến trình tăng trưởng kinh tế của nước này. Chính phủ nên quản lý việc cắt giảm chi tiêu "theo cách tốt nhất mà chúng ta có thể, cố gắng giảm thiểu những ảnh hưởng đối với các gia đình ở Mỹ", ông Obama cho biết.