Mỹ có thể không dừng lại ở gói phục hồi 600 tỷ USD
Giá trị chương trình mua trái phiếu của Mỹ nhằm hỗ trợ đà phục hồi kinh tế có thể vượt hơn con số 600 tỷ USD
Giá trị chương trình mua trái phiếu của Mỹ nhằm hỗ trợ đà phục hồi kinh tế có thể vượt hơn con số 600 tỷ USD được công bố trước đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke cho biết hôm qua (5/12).
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình CBS của Mỹ, ông Bernanke cho biết, việc mua trái phiếu chính phủ với giá trị lớn hơn so với kế hoạch là điều có thể xảy ra. FED sẽ cân nhắc các biện pháp mới sau khi đánh giá hiệu quả của kế hoạch bơm tiền nói trên, tình hình lạm phát và thực trạng của nền kinh tế nói chung.
Theo CBS, Chủ tịch FED đã lên tiếng bảo vệ chương trình mua trái phiếu chính phủ do cơ quan này công bố để đảm bảo đà phục hồi của nền kinh tế, trước những chỉ trích cho rằng tháng 11 vừa qua, chỉ có 39.000 việc làm được tạo thêm.
Hôm 3/12, Bộ Lao động nước này cho biết, số việc làm trong tháng 11 chỉ tăng thêm có 39.000, thậm chí còn thấp hơn cả mức dự báo u ám 155.000 việc làm của giới phân tích. Tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng mạnh từ 9,6% trong tháng trước lên 9,8%, cao nhất kể từ tháng 4/2010, vượt mức dự báo 9,4% - 9,7% của các chuyên gia.
Trong khi khu vực tư nhân chỉ tăng thêm được 50.000 việc làm mới, thì khu vực nhà nước lại cắt giảm tới 11.000 nhân công. Thu nhập bình quân hàng giờ không thay đổi ở mức 22,75 USD, kém khả quan hơn dự báo tăng 0,2%. Thời gian làm việc bình quân hàng tuần cũng đứng yên ở mức 34,3 giờ.
Theo Chủ tịch Bernanke, phải mất 4 - 5 năm nữa, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ mới có thể trở lại mức bình thường 5 - 6%. Ông nhấn mạnh, thất nghiệp hiện vẫn là vấn đề khiến giới chức nước này đau đầu. Ông cho rằng, các biện pháp của thể chế này là nhằm hỗ trợ đà phục hồi còn khá mong manh của nền kinh tế Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.
Phản bác những ý kiến cho rằng chính sách cung tiền của FED sẽ khiến lạm phát tăng cao, ông Bernanke khẳng định ngân hàng đang tìm cách hạ tỷ lệ lãi suất thông qua mua trái phiếu chính phủ để từ đó kích thích đà tăng trưởng của nền kinh tế.
Ông cho rằng, kinh tế Mỹ có thể tồi tệ hơn nếu không được hỗ trợ. GDP quý 3 của nền kinh tế đầu tàu vẫn còn tăng trưởng yếu, với tốc độ 2.5%. Tuy nhiên, ông khẳng định, suy thoái kép có vẻ không thể xảy ra, bởi các lĩnh vực kinh tế như thị trường nhà ở không thể xấu hơn nữa.
Dẫu vậy, tình trạng thất nghiệp cao kéo dài có thể bào mòn niềm tin vào nền kinh tế và là nguyên nhân cơ bản gây ra một cuộc suy thoái khác. Ông tin tưởng tuyệt đối rằng, FED có thể kiểm soát lạm phát và điều chỉnh chính sách tiền tệ phù hợp khi cần thiết.
Trước đó, hôm 3/11, kết thúc cuộc họp của Ủy ban thị trường mở liên bang kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã công bố quyết định mua thêm 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn trong vòng 8 tháng. Đồng thời, cơ quan này cũng sẽ tái đầu tư thêm 250-300 tỷ USD trái phiếu kho bạc từ lợi nhuận của các khoản đầu tư trước đó.
Như vậy, tổng giá trị của chương trình mua trái phiếu nhằm kích thích nền kinh tế lên tới 900 tỷ USD và sẽ hoàn thành vào quý 3/2011. Thêm vào đó, FED còn giữ nguyên mức lãi suất 0,25% và tái cam kết duy trì mức lãi suất này trong một thời gian nữa.
Với kế hoạch trên, hàng tháng FED sẽ mua khoảng 75 tỷ USD trái phiếu theo chương trình nới lỏng tín dụng và xấp xỉ 35 tỷ USD trái phiếu theo chương trình tái đầu tư. Gần 90% giá trị gói kích thích 600 tỷ USD này sẽ tập trung vào các trái phiếu đáo hạn từ 2.5-10 năm.
Đây là lần thứ 2, FED quyết định nới lỏng tín dụng sau khi đã bơm vào nền kinh tế 1.700 tỷ USD chủ yếu dưới dạng các tài sản liên quan đến nhà ở từ tháng 12/2008 đến tháng 3/2010. Quyết định này của FED đã hứng chịu vô số sự chỉ trích nặng nề từ nhiều phía.
Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc hôm 8/11 cho rằng, việc nước Mỹ ồ ạt in tiền là một dạng thao túng tỷ giá gián tiếp, có thể dẫn tới một đợt xung đột mới giữa các đồng tiền và thậm chí là sự suy sụp của kinh tế toàn cầu. Báo này nhận định, chính sách nới lỏng định lượng của Mỹ gây hại cho Trung Quốc và cho cả thế giới.
“Về bản chất, đây là sự gia tăng cung tiền ngoài tầm kiểm soát, tương đương với thao túng tỷ giá hối đoái một cách gián tiếp”, giáo sư Shi Jianxun thuộc Đại học Tongji ở Thượng Hải, nhận xét.
“Xung đột tỷ giá hối đoái chính là xung đột thương mại, và nếu điều này châm ngòi cho chiến tranh thương mại, sẽ không chỉ nền kinh tế toàn cầu bị đe dọa. Thậm chí, kinh tế thế giới sẽ lâm vào cảnh suy sụp… và lợi ích của tất cả các bên sẽ bị gây hại”, ông Shi viết.
Đức cũng là nước phê phán mạnh mẽ chính sách tiền tệ của FED. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble gọi chính sách tiền tệ của Mỹ là “vô căn cứ”. Còn Bộ trưởng Bộ Tài chính Nam Phi Pravin Gordhan thì cho rằng, động thái bơm tiền của FED “xói mòn tinh thần hợp tác đa phương mà các nhà lãnh đạo G20 đã nỗ lực để duy trì trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính”.
Không chỉ chịu sự chỉ trích từ bên ngoài nước Mỹ, chính sách của FED còn vấp phải sự phản đối ngay ở trong nước. Chủ tịch FED tại Kansas, Thomas Hoenig, và một số quan chức khác trong FED đã lo ngại việc mua trái phiếu sẽ hại nhiều hơn lợi, vì có thể châm ngòi cho lạm phát bùng nổ. Ông Hoenig đã bỏ phiếu chống quyết định bơm tiền lần này của FED.
Nhà đầu tư nổi tiếng Jim Rogers của Mỹ thậm chí còn cho rằng, với việc in tiền, Chủ tịch FED là người “không hiểu gì về kinh tế”. Phát biểu ngày hôm 4/11 tại Đại học Oxford, ông Rogers, nói: "Thật đáng tiếc là ông Bernanke không hiểu gì về kinh tế, ông ấy không hiểu về tiền tệ cũng như tài chính… Ông ấy chỉ biết mỗi việc in tiền".
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình CBS của Mỹ, ông Bernanke cho biết, việc mua trái phiếu chính phủ với giá trị lớn hơn so với kế hoạch là điều có thể xảy ra. FED sẽ cân nhắc các biện pháp mới sau khi đánh giá hiệu quả của kế hoạch bơm tiền nói trên, tình hình lạm phát và thực trạng của nền kinh tế nói chung.
Theo CBS, Chủ tịch FED đã lên tiếng bảo vệ chương trình mua trái phiếu chính phủ do cơ quan này công bố để đảm bảo đà phục hồi của nền kinh tế, trước những chỉ trích cho rằng tháng 11 vừa qua, chỉ có 39.000 việc làm được tạo thêm.
Hôm 3/12, Bộ Lao động nước này cho biết, số việc làm trong tháng 11 chỉ tăng thêm có 39.000, thậm chí còn thấp hơn cả mức dự báo u ám 155.000 việc làm của giới phân tích. Tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng mạnh từ 9,6% trong tháng trước lên 9,8%, cao nhất kể từ tháng 4/2010, vượt mức dự báo 9,4% - 9,7% của các chuyên gia.
Trong khi khu vực tư nhân chỉ tăng thêm được 50.000 việc làm mới, thì khu vực nhà nước lại cắt giảm tới 11.000 nhân công. Thu nhập bình quân hàng giờ không thay đổi ở mức 22,75 USD, kém khả quan hơn dự báo tăng 0,2%. Thời gian làm việc bình quân hàng tuần cũng đứng yên ở mức 34,3 giờ.
Theo Chủ tịch Bernanke, phải mất 4 - 5 năm nữa, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ mới có thể trở lại mức bình thường 5 - 6%. Ông nhấn mạnh, thất nghiệp hiện vẫn là vấn đề khiến giới chức nước này đau đầu. Ông cho rằng, các biện pháp của thể chế này là nhằm hỗ trợ đà phục hồi còn khá mong manh của nền kinh tế Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.
Phản bác những ý kiến cho rằng chính sách cung tiền của FED sẽ khiến lạm phát tăng cao, ông Bernanke khẳng định ngân hàng đang tìm cách hạ tỷ lệ lãi suất thông qua mua trái phiếu chính phủ để từ đó kích thích đà tăng trưởng của nền kinh tế.
Ông cho rằng, kinh tế Mỹ có thể tồi tệ hơn nếu không được hỗ trợ. GDP quý 3 của nền kinh tế đầu tàu vẫn còn tăng trưởng yếu, với tốc độ 2.5%. Tuy nhiên, ông khẳng định, suy thoái kép có vẻ không thể xảy ra, bởi các lĩnh vực kinh tế như thị trường nhà ở không thể xấu hơn nữa.
Dẫu vậy, tình trạng thất nghiệp cao kéo dài có thể bào mòn niềm tin vào nền kinh tế và là nguyên nhân cơ bản gây ra một cuộc suy thoái khác. Ông tin tưởng tuyệt đối rằng, FED có thể kiểm soát lạm phát và điều chỉnh chính sách tiền tệ phù hợp khi cần thiết.
Trước đó, hôm 3/11, kết thúc cuộc họp của Ủy ban thị trường mở liên bang kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã công bố quyết định mua thêm 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn trong vòng 8 tháng. Đồng thời, cơ quan này cũng sẽ tái đầu tư thêm 250-300 tỷ USD trái phiếu kho bạc từ lợi nhuận của các khoản đầu tư trước đó.
Như vậy, tổng giá trị của chương trình mua trái phiếu nhằm kích thích nền kinh tế lên tới 900 tỷ USD và sẽ hoàn thành vào quý 3/2011. Thêm vào đó, FED còn giữ nguyên mức lãi suất 0,25% và tái cam kết duy trì mức lãi suất này trong một thời gian nữa.
Với kế hoạch trên, hàng tháng FED sẽ mua khoảng 75 tỷ USD trái phiếu theo chương trình nới lỏng tín dụng và xấp xỉ 35 tỷ USD trái phiếu theo chương trình tái đầu tư. Gần 90% giá trị gói kích thích 600 tỷ USD này sẽ tập trung vào các trái phiếu đáo hạn từ 2.5-10 năm.
Đây là lần thứ 2, FED quyết định nới lỏng tín dụng sau khi đã bơm vào nền kinh tế 1.700 tỷ USD chủ yếu dưới dạng các tài sản liên quan đến nhà ở từ tháng 12/2008 đến tháng 3/2010. Quyết định này của FED đã hứng chịu vô số sự chỉ trích nặng nề từ nhiều phía.
Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc hôm 8/11 cho rằng, việc nước Mỹ ồ ạt in tiền là một dạng thao túng tỷ giá gián tiếp, có thể dẫn tới một đợt xung đột mới giữa các đồng tiền và thậm chí là sự suy sụp của kinh tế toàn cầu. Báo này nhận định, chính sách nới lỏng định lượng của Mỹ gây hại cho Trung Quốc và cho cả thế giới.
“Về bản chất, đây là sự gia tăng cung tiền ngoài tầm kiểm soát, tương đương với thao túng tỷ giá hối đoái một cách gián tiếp”, giáo sư Shi Jianxun thuộc Đại học Tongji ở Thượng Hải, nhận xét.
“Xung đột tỷ giá hối đoái chính là xung đột thương mại, và nếu điều này châm ngòi cho chiến tranh thương mại, sẽ không chỉ nền kinh tế toàn cầu bị đe dọa. Thậm chí, kinh tế thế giới sẽ lâm vào cảnh suy sụp… và lợi ích của tất cả các bên sẽ bị gây hại”, ông Shi viết.
Đức cũng là nước phê phán mạnh mẽ chính sách tiền tệ của FED. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble gọi chính sách tiền tệ của Mỹ là “vô căn cứ”. Còn Bộ trưởng Bộ Tài chính Nam Phi Pravin Gordhan thì cho rằng, động thái bơm tiền của FED “xói mòn tinh thần hợp tác đa phương mà các nhà lãnh đạo G20 đã nỗ lực để duy trì trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính”.
Không chỉ chịu sự chỉ trích từ bên ngoài nước Mỹ, chính sách của FED còn vấp phải sự phản đối ngay ở trong nước. Chủ tịch FED tại Kansas, Thomas Hoenig, và một số quan chức khác trong FED đã lo ngại việc mua trái phiếu sẽ hại nhiều hơn lợi, vì có thể châm ngòi cho lạm phát bùng nổ. Ông Hoenig đã bỏ phiếu chống quyết định bơm tiền lần này của FED.
Nhà đầu tư nổi tiếng Jim Rogers của Mỹ thậm chí còn cho rằng, với việc in tiền, Chủ tịch FED là người “không hiểu gì về kinh tế”. Phát biểu ngày hôm 4/11 tại Đại học Oxford, ông Rogers, nói: "Thật đáng tiếc là ông Bernanke không hiểu gì về kinh tế, ông ấy không hiểu về tiền tệ cũng như tài chính… Ông ấy chỉ biết mỗi việc in tiền".