Mỹ đóng cửa thêm 6 ngân hàng
Mỹ đóng cửa thêm 6 ngân hàng, nâng tổng số nhà băng bị giải thể ở nước này từ đầu năm tới nay lên con số 130
Các nhà chức trách Mỹ đóng cửa thêm 6 ngân hàng vào ngày 4/12, nâng tổng số nhà băng bị giải thể ở nước này từ đầu năm tới nay lên con số 130.
Trong đợt giải thể ngân hàng có vụ đóng cửa ngân hàng lớn thứ tư tại Mỹ trong năm 2009. Đó là ngân hàng AmTrust Bank ở bang Ohio, với tổng trị giá tài sản 12 tỷ USD và 8 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Ước tính, riêng vụ đổ vỡ này sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi thuộc Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) số tiền 2 tỷ USD.
Sự sụp đổ AmTrust Bank không phải là một sự kiện gây bất ngờ, vì cách đây 1 năm, Văn phòng Giám sát tiết kiệm Mỹ (OTS) đã giám sát chặt chẽ AmTrust do lo ngại mức dự phòng thua lỗ quá thấp của ngân hàng này. Khi đó, OTS đã buộc AmTrust phải hạn chế cấp vốn vay mới cho các vụ mua đất, các dự án xây dựng và đầu cơ địa ốc.
Ngân hàng New York Community Bank ở bang New York đã nhất trí tiếp quản toàn bộ số tài khoản tiền gửi và mua lại khoảng 9 tỷ USD tài sản của AmTrust. Số tài sản còn lại sẽ được FDIC quản lý và bán lại sau. Theo FDIC, toàn bộ 66 chi nhánh của AmTrust vẫn hoạt động bình thường, nhưng với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại.
Cũng trong đợt này, FDIC đã tiếp quản 5 ngân hàng khác. Trong đó, có ba ngân hàng ở bang Georgia với tổng tài sản 1,025 tỷ USD và 1,008 tỷ USD tiền gửi của khách hàng; một ngân hàng ở bang Illinois với 128 triệu USD tài sản và 123 triệu USD tiền gửi; một ngân hàng ở bang Virginia với tài sản 203 triệu USD và 179 triệu USD tiền gửi.
Theo FDIC, 5 vụ đổ vỡ này có khả năng làm quỹ bảo hiểm tiền gửi thiệt hại thêm khoảng 384 triệu USD.
Như vậy, với 6 ngân hàng bị đóng cửa lần này, tổng số nhà băng bị giải thể ở Mỹ từ đầu năm tới nay đã chạm con số 130 ngân hàng, cao nhất từ cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay năm 1992 tới nay.
Riêng bang Georgia hiện đã có 24 ngân hàng lâm nạn từ đầu năm, nhiều hơn ở bất kỳ tiểu bang nào khác. Bang Illinois đứng thứ hai về tiêu chí này, với 20 ngân hàng đổ vỡ, tiếp đó là các bang California và Florida.
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tới thời điểm này vẫn chưa thôi tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Mỹ. Từ đầu năm tới nay, cơ quan này đã phải chi tổng số tiền 28 tỷ USD để chi trả bảo hiểm tiền gửi trong các ngân hàng bị giải thể.
FDIC dự báo, từ năm nay tới năm 2013, số tiền chi cho công tác này sẽ lên tới 100 tỷ USD. Mức trần bảo hiểm tiền gửi mà FDIC đang áp dụng là 250.000 USD mỗi tài khoản.
Hiện tại, các khoản vay dành cho lĩnh vực bất động sản thương mại đang bị xem là mảng u ám nhất trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Mỹ. Các tòa nhà văn phòng trống trơn đang khiến các công ty bất động sản thương mại lỗ nặng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ ngân hàng ngày càng lớn.
Trong khi đó, các ngân hàng địa phương với quy mô nhỏ lại đang là đối tượng nắm giữ một khối lượng rất lớn những khoản vay này. Thống kê cho thấy, số vốn vay trị giá 500 tỷ USD mà các ngân hàng Mỹ đã cấp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản thương mại sẽ đáo hạn trong vài năm tới.
(Theo AP)
Trong đợt giải thể ngân hàng có vụ đóng cửa ngân hàng lớn thứ tư tại Mỹ trong năm 2009. Đó là ngân hàng AmTrust Bank ở bang Ohio, với tổng trị giá tài sản 12 tỷ USD và 8 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Ước tính, riêng vụ đổ vỡ này sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi thuộc Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) số tiền 2 tỷ USD.
Sự sụp đổ AmTrust Bank không phải là một sự kiện gây bất ngờ, vì cách đây 1 năm, Văn phòng Giám sát tiết kiệm Mỹ (OTS) đã giám sát chặt chẽ AmTrust do lo ngại mức dự phòng thua lỗ quá thấp của ngân hàng này. Khi đó, OTS đã buộc AmTrust phải hạn chế cấp vốn vay mới cho các vụ mua đất, các dự án xây dựng và đầu cơ địa ốc.
Ngân hàng New York Community Bank ở bang New York đã nhất trí tiếp quản toàn bộ số tài khoản tiền gửi và mua lại khoảng 9 tỷ USD tài sản của AmTrust. Số tài sản còn lại sẽ được FDIC quản lý và bán lại sau. Theo FDIC, toàn bộ 66 chi nhánh của AmTrust vẫn hoạt động bình thường, nhưng với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại.
Cũng trong đợt này, FDIC đã tiếp quản 5 ngân hàng khác. Trong đó, có ba ngân hàng ở bang Georgia với tổng tài sản 1,025 tỷ USD và 1,008 tỷ USD tiền gửi của khách hàng; một ngân hàng ở bang Illinois với 128 triệu USD tài sản và 123 triệu USD tiền gửi; một ngân hàng ở bang Virginia với tài sản 203 triệu USD và 179 triệu USD tiền gửi.
Theo FDIC, 5 vụ đổ vỡ này có khả năng làm quỹ bảo hiểm tiền gửi thiệt hại thêm khoảng 384 triệu USD.
Như vậy, với 6 ngân hàng bị đóng cửa lần này, tổng số nhà băng bị giải thể ở Mỹ từ đầu năm tới nay đã chạm con số 130 ngân hàng, cao nhất từ cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay năm 1992 tới nay.
Riêng bang Georgia hiện đã có 24 ngân hàng lâm nạn từ đầu năm, nhiều hơn ở bất kỳ tiểu bang nào khác. Bang Illinois đứng thứ hai về tiêu chí này, với 20 ngân hàng đổ vỡ, tiếp đó là các bang California và Florida.
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tới thời điểm này vẫn chưa thôi tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Mỹ. Từ đầu năm tới nay, cơ quan này đã phải chi tổng số tiền 28 tỷ USD để chi trả bảo hiểm tiền gửi trong các ngân hàng bị giải thể.
FDIC dự báo, từ năm nay tới năm 2013, số tiền chi cho công tác này sẽ lên tới 100 tỷ USD. Mức trần bảo hiểm tiền gửi mà FDIC đang áp dụng là 250.000 USD mỗi tài khoản.
Hiện tại, các khoản vay dành cho lĩnh vực bất động sản thương mại đang bị xem là mảng u ám nhất trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Mỹ. Các tòa nhà văn phòng trống trơn đang khiến các công ty bất động sản thương mại lỗ nặng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ ngân hàng ngày càng lớn.
Trong khi đó, các ngân hàng địa phương với quy mô nhỏ lại đang là đối tượng nắm giữ một khối lượng rất lớn những khoản vay này. Thống kê cho thấy, số vốn vay trị giá 500 tỷ USD mà các ngân hàng Mỹ đã cấp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản thương mại sẽ đáo hạn trong vài năm tới.
(Theo AP)