Mỹ: “Hàng dệt may Việt Nam không bán phá giá”
Bộ Thương mại Mỹ công bố, Mỹ không có đủ bằng chứng để tự khởi động một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam
Sau khi xem xét số liệu 6 tháng lần 2 đối với chương trình giám sát nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 6/5 công bố, Mỹ không có đủ bằng chứng để tự khởi động một cuộc điều tra chống bán phá giá.
Chủ tịch Vitas, ông Lê Quốc Ân, đánh giá cao tuyên bố của DOC và cho rằng: “DOC đã thừa nhận và tôn trọng một sự thật là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã không hề bán phá giá hàng dệt may vào Mỹ, không gây ảnh hưởng đến thị trường và các nhà sản xuất Mỹ”.
Mặc dù cơ chế trên đi ngược với các nguyên tắc của WTO, không phù hợp với luật pháp Mỹ và tác động không nhỏ đến xu hướng quan hệ thương mại, hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ, nhưng ngành dệt may Việt Nam đã nghiêm chỉnh thực thi các giải pháp tự giám sát cần thiết, đồng thời hợp tác với Bộ Thương mại, các Hiệp hội ngành hàng và các nhà nhập khẩu, bán lẻ Mỹ nhằm vận động, đấu tranh chống lại cơ chế giám sát.
Ông Ân nhấn mạnh: “Đây là thắng lợi của sự thật, của xu thế quan hệ thương mại và hợp tác đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ”!
Theo ông David Spooner, Trợ lý Bộ trưởng phụ trách nhập khẩu của Mỹ: “Điều tra của chúng tôi cho thấy, giá hàng may mặc Việt Nam tương đương, và trong phần lớn các cat thậm chí còn vượt các nhà cung cấp chủ chốt khác, bao gồm cả các nước Trung Mỹ (CAFTA)”.
Thực hiện chương trình giám sát nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam được bắt đầu từ tháng 1/2007, DOC giám sát số liệu đối với 5 nhóm hàng may mặc nhập khẩu từ Việt Nam gồm: quần, sơ mi, đồ lót, quần áo bơi và áo len trong giai đoạn 6 tháng lần thứ 2 (tính từ tháng 8/2007 đến tháng 1/2008).
Việc đánh giá đã xác định rõ trong giai đoạn trên, phía Mỹ không nhập khẩu 208 trong tổng số gần 500 mặt hàng theo mã HTS 10 chữ số trong số 5 nhóm hàng trên từ Việt Nam. Nhiều mặt hàng còn lại theo mã HTS 10 chữ số có đơn giá tăng cho thấy rằng việc bán phá giá đã không xảy ra.
Thông báo của DOC cũng đã chỉ rõ phía Mỹ so sánh xu thế đơn giá và mức độ nhập khẩu các sản phẩm trên vào Mỹ với các nhà cung cấp khác, bao gồm Bangladesh, CAFTA (Costa Rica, CH Dominica, El Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua), Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Thái Lan, Campuchia, Macao, Malaysia và Philippines.
Trên cơ sở so sánh, DOC kết luận rằng không có đủ bằng chứng để tự khởi động điều tra chống bán phá giá. Tuy nhiên, DOC sẽ tiếp tục giám sát thương mại các nhóm hàng trên trong 6 tháng tiếp theo để xem xét trong lần tới bắt đầu vào tháng 9/2008.
Ông David Spooner khẳng định: “Bộ Thương mại sẽ tiếp tục cam kết của mình giám sát nhập khẩu từ Việt Nam nhằm đảm bảo rằng hàng may mặc sẽ không được bán phá giá vào thị trường Mỹ và đe doạ khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Mỹ”. Chương trình giám sát nhập khẩu này sẽ kết thúc vào cuối nhiệm kỳ của Chính quyền Mỹ hiện nay.
Tuy nhiên, số liệu tổng hợp của Vitas cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2008, giá trị xuất khẩu 5 nhóm mặt hàng bị giám sát của Việt Nam đạt 857,322 triệu USD, đơn giá bình quân là 2,90 USD/m2, trong khi đó, 2 tháng đầu năm 2007đạt giá trị 597,912 triệu USD, đơn giá bình quân 2,93 USD/m2.
Cũng theo ông Lê Quốc Ân, các nhóm cat 338, 339, 347, 348, 351, 352, 340, 341 là những nhóm có giá xuất khẩu chưa cao và 2 tháng đầu năm 2008 lại có xu hướng giảm. Đây là những nhóm cat mà phía Mỹ rất chú trọng giám sát bởi các nhà sản xuất Mỹ đang đầu tư sản xuất những nhóm cat này tại vùng Trung Mỹ. Cho nên, nếu mức giá của các doanh nghiệp Việt Nam quá thấp để cạnh tranh với các nhà cung cấp Trung Mỹ thì họ sẽ chống lại.
Vitas, Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khuyến cáo các doanh nghiệp hết sức chú ý đến các nhóm cat này, đặc biệt chỉ nên chọn các đơn hàng giá cao. Nhất là trong bối cảnh giá đầu vào tăng cao như hiện nay, để có thể tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân công trong ngành thì giải pháp cho các doanh nghiệp chính là ký kết các đơn hàng giá cao.
“Về lâu dài, cần phải thực hiện chiến lược hợp tác chặt chẽ với các nhà đầu tư Mỹ để họ sang Việt Nam đầu tư (hiện Hiệp hội Dệt may đã mời được 2 đối tác lớn của Mỹ đầu tư vào Việt Nam). Trước mắt, các doanh nghiệp phải cùng thống nhất giám sát đặc biệt đối với 6 nhóm cat rất nhạy cảm với ngành dệt Mỹ, đặc biệt là tất cả các mặt hàng bông để phía Mỹ không thể đẩy mình vào thế bất lợi” - ông Ân khẳng định.
Chủ tịch Vitas, ông Lê Quốc Ân, đánh giá cao tuyên bố của DOC và cho rằng: “DOC đã thừa nhận và tôn trọng một sự thật là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã không hề bán phá giá hàng dệt may vào Mỹ, không gây ảnh hưởng đến thị trường và các nhà sản xuất Mỹ”.
Mặc dù cơ chế trên đi ngược với các nguyên tắc của WTO, không phù hợp với luật pháp Mỹ và tác động không nhỏ đến xu hướng quan hệ thương mại, hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ, nhưng ngành dệt may Việt Nam đã nghiêm chỉnh thực thi các giải pháp tự giám sát cần thiết, đồng thời hợp tác với Bộ Thương mại, các Hiệp hội ngành hàng và các nhà nhập khẩu, bán lẻ Mỹ nhằm vận động, đấu tranh chống lại cơ chế giám sát.
Ông Ân nhấn mạnh: “Đây là thắng lợi của sự thật, của xu thế quan hệ thương mại và hợp tác đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ”!
Theo ông David Spooner, Trợ lý Bộ trưởng phụ trách nhập khẩu của Mỹ: “Điều tra của chúng tôi cho thấy, giá hàng may mặc Việt Nam tương đương, và trong phần lớn các cat thậm chí còn vượt các nhà cung cấp chủ chốt khác, bao gồm cả các nước Trung Mỹ (CAFTA)”.
Thực hiện chương trình giám sát nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam được bắt đầu từ tháng 1/2007, DOC giám sát số liệu đối với 5 nhóm hàng may mặc nhập khẩu từ Việt Nam gồm: quần, sơ mi, đồ lót, quần áo bơi và áo len trong giai đoạn 6 tháng lần thứ 2 (tính từ tháng 8/2007 đến tháng 1/2008).
Việc đánh giá đã xác định rõ trong giai đoạn trên, phía Mỹ không nhập khẩu 208 trong tổng số gần 500 mặt hàng theo mã HTS 10 chữ số trong số 5 nhóm hàng trên từ Việt Nam. Nhiều mặt hàng còn lại theo mã HTS 10 chữ số có đơn giá tăng cho thấy rằng việc bán phá giá đã không xảy ra.
Thông báo của DOC cũng đã chỉ rõ phía Mỹ so sánh xu thế đơn giá và mức độ nhập khẩu các sản phẩm trên vào Mỹ với các nhà cung cấp khác, bao gồm Bangladesh, CAFTA (Costa Rica, CH Dominica, El Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua), Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Thái Lan, Campuchia, Macao, Malaysia và Philippines.
Trên cơ sở so sánh, DOC kết luận rằng không có đủ bằng chứng để tự khởi động điều tra chống bán phá giá. Tuy nhiên, DOC sẽ tiếp tục giám sát thương mại các nhóm hàng trên trong 6 tháng tiếp theo để xem xét trong lần tới bắt đầu vào tháng 9/2008.
Ông David Spooner khẳng định: “Bộ Thương mại sẽ tiếp tục cam kết của mình giám sát nhập khẩu từ Việt Nam nhằm đảm bảo rằng hàng may mặc sẽ không được bán phá giá vào thị trường Mỹ và đe doạ khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Mỹ”. Chương trình giám sát nhập khẩu này sẽ kết thúc vào cuối nhiệm kỳ của Chính quyền Mỹ hiện nay.
Tuy nhiên, số liệu tổng hợp của Vitas cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2008, giá trị xuất khẩu 5 nhóm mặt hàng bị giám sát của Việt Nam đạt 857,322 triệu USD, đơn giá bình quân là 2,90 USD/m2, trong khi đó, 2 tháng đầu năm 2007đạt giá trị 597,912 triệu USD, đơn giá bình quân 2,93 USD/m2.
Cũng theo ông Lê Quốc Ân, các nhóm cat 338, 339, 347, 348, 351, 352, 340, 341 là những nhóm có giá xuất khẩu chưa cao và 2 tháng đầu năm 2008 lại có xu hướng giảm. Đây là những nhóm cat mà phía Mỹ rất chú trọng giám sát bởi các nhà sản xuất Mỹ đang đầu tư sản xuất những nhóm cat này tại vùng Trung Mỹ. Cho nên, nếu mức giá của các doanh nghiệp Việt Nam quá thấp để cạnh tranh với các nhà cung cấp Trung Mỹ thì họ sẽ chống lại.
Vitas, Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khuyến cáo các doanh nghiệp hết sức chú ý đến các nhóm cat này, đặc biệt chỉ nên chọn các đơn hàng giá cao. Nhất là trong bối cảnh giá đầu vào tăng cao như hiện nay, để có thể tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân công trong ngành thì giải pháp cho các doanh nghiệp chính là ký kết các đơn hàng giá cao.
“Về lâu dài, cần phải thực hiện chiến lược hợp tác chặt chẽ với các nhà đầu tư Mỹ để họ sang Việt Nam đầu tư (hiện Hiệp hội Dệt may đã mời được 2 đối tác lớn của Mỹ đầu tư vào Việt Nam). Trước mắt, các doanh nghiệp phải cùng thống nhất giám sát đặc biệt đối với 6 nhóm cat rất nhạy cảm với ngành dệt Mỹ, đặc biệt là tất cả các mặt hàng bông để phía Mỹ không thể đẩy mình vào thế bất lợi” - ông Ân khẳng định.