Mỹ không còn là nước sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới
Trung Quốc đã trở thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất hàng hóa và chấm dứt “đế chế” kéo dài suốt 110 năm qua của Mỹ
Trung Quốc đã trở thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất hàng hóa và chấm dứt “đế chế” kéo dài suốt 110 năm qua của Mỹ. Giới phân tích cho rằng, đây là một cảnh báo quan trọng đối với Mỹ về sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc.
Theo kết quả nghiên cứu của hãng tư vấn tài chính HIS Global Insight có trụ sở ở Mỹ vừa công bố hôm nay (14/3), hàng hóa của Trung Quốc trong năm 2010 chiếm 19,8% tổng sản lượng toàn cầu, trong khi tỷ lệ này của Mỹ là 19,4%.
Việc Trung Quốc vượt lên giành vị trí dẫn đầu đã đặt “dấu chấm hết cho chu trình 500 năm của lịch sử kinh tế”, Robert Allen, một nhà lịch sử kinh tế thuộc trường Đại học Nuffield, Oxford, nhận định.
Deborah Wince-Smith, Giám đốc điều hành Hội đồng Cạnh tranh, một tổ chức kinh tế có trụ sở ở Washington nói rằng, nước Mỹ “sẽ phải lo lắng” khi bị Trung Quốc giành lấy ngôi vị mà Mỹ đã giữ từ năm 1895 cho tới nay.
“Điều này cho thấy, trong tương lai, Mỹ cần phải cạnh tranh không chỉ trên nền tảng sản xuất hàng hóa, mà còn ở cả lĩnh vực sáng tạo và các loại hình dịch vụ mới hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất”, bà nói.
Lần cuối cùng Trung Quốc là nhà sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới là vào khoảng năm 1850. Nước Anh sau đó vượt lên trở thành nhà sản xuất hàng hóa hàng đầu và giữ ngôi vị này trong gần 50 năm, trước khi bị Mỹ vượt qua.
Chuyên gia về sự thay đổi kinh tế dài hạn, Nicholas Crafts, thuộc trường Đại học Warwick cho rằng, “sự kiện này đánh dấu một bước chuyển cơ bản trong phân chia lao động toàn cầu và khó có thể đảo ngược trong tương lai gần”.
Còn theo nhà nghiên cứu Alan Tomelson thuộc Hội đồng Kinh tế và Công nghiệp Mỹ, sự thay đổi ngôi vương này là “một hồi chuông cảnh tỉnh” dành cho nước Mỹ.
Các nhà lịch sử kinh tế cho biết, vào năm 1830, tỷ lệ hàng hóa sản xuất của Trung Quốc trong tổng sản lượng toàn cầu là gần 30%, nhưng sau đó giảm xuống còn khoảng 6% trong năm 1900 và một nửa con số này vào năm 1990.
Tuy nhiên, sau đó, Trung Quốc đã nhanh chóng bắt kịp Mỹ, nhờ chi phí lao động thấp giúp chuyển dịch một khối lượng lớn hoạt động sản xuất sang Trung Quốc cũng như thu hút lượng đầu tư mạnh mẽ từ các công ty nước ngoài, cùng với chính nội lực của nền kinh tế này.
Theo kết quả nghiên cứu của hãng tư vấn tài chính HIS Global Insight có trụ sở ở Mỹ vừa công bố hôm nay (14/3), hàng hóa của Trung Quốc trong năm 2010 chiếm 19,8% tổng sản lượng toàn cầu, trong khi tỷ lệ này của Mỹ là 19,4%.
Việc Trung Quốc vượt lên giành vị trí dẫn đầu đã đặt “dấu chấm hết cho chu trình 500 năm của lịch sử kinh tế”, Robert Allen, một nhà lịch sử kinh tế thuộc trường Đại học Nuffield, Oxford, nhận định.
Deborah Wince-Smith, Giám đốc điều hành Hội đồng Cạnh tranh, một tổ chức kinh tế có trụ sở ở Washington nói rằng, nước Mỹ “sẽ phải lo lắng” khi bị Trung Quốc giành lấy ngôi vị mà Mỹ đã giữ từ năm 1895 cho tới nay.
“Điều này cho thấy, trong tương lai, Mỹ cần phải cạnh tranh không chỉ trên nền tảng sản xuất hàng hóa, mà còn ở cả lĩnh vực sáng tạo và các loại hình dịch vụ mới hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất”, bà nói.
Lần cuối cùng Trung Quốc là nhà sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới là vào khoảng năm 1850. Nước Anh sau đó vượt lên trở thành nhà sản xuất hàng hóa hàng đầu và giữ ngôi vị này trong gần 50 năm, trước khi bị Mỹ vượt qua.
Chuyên gia về sự thay đổi kinh tế dài hạn, Nicholas Crafts, thuộc trường Đại học Warwick cho rằng, “sự kiện này đánh dấu một bước chuyển cơ bản trong phân chia lao động toàn cầu và khó có thể đảo ngược trong tương lai gần”.
Còn theo nhà nghiên cứu Alan Tomelson thuộc Hội đồng Kinh tế và Công nghiệp Mỹ, sự thay đổi ngôi vương này là “một hồi chuông cảnh tỉnh” dành cho nước Mỹ.
Các nhà lịch sử kinh tế cho biết, vào năm 1830, tỷ lệ hàng hóa sản xuất của Trung Quốc trong tổng sản lượng toàn cầu là gần 30%, nhưng sau đó giảm xuống còn khoảng 6% trong năm 1900 và một nửa con số này vào năm 1990.
Tuy nhiên, sau đó, Trung Quốc đã nhanh chóng bắt kịp Mỹ, nhờ chi phí lao động thấp giúp chuyển dịch một khối lượng lớn hoạt động sản xuất sang Trung Quốc cũng như thu hút lượng đầu tư mạnh mẽ từ các công ty nước ngoài, cùng với chính nội lực của nền kinh tế này.