Mỹ phẩm Avon rút khỏi Việt Nam
2012 là một năm đầy khó khăn đối với Avon do doanh thu sụt giảm
Hãng mỹ phẩm đang gặp khó Avon Products vừa công bố kế hoạch rút lui khỏi hai thị trường châu Á là Việt Nam và Hàn Quốc, đồng thời cắt giảm 1.500 việc làm trên thị trường toàn cầu.
Theo tin từ hãng AP, đây là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu nhằm đưa lợi nhuận trở lại báo cáo kết quả kinh doanh của Avon.
Trong kế hoạch công bố ngày 12/12, Avon cho biết, số 1.500 việc làm bị cắt giảm trên bao gồm có 100 nhân viên tại Việt Nam và Hàn Quốc, hai thị trường mà Avon sẽ rút lui hoàn toàn.
Tổng số việc làm bị cắt giảm lần này tương đương với khoảng 4% lực lượng lao động của Avon, đồng thời đánh dấu động thái lớn đầu tiên của Giám đốc điều hành (CEO) Sheri McCoy, người vừa nhậm chức hồi tháng 4 năm nay thay cho người tiền nhiệm lâu năm Andrea Jung.
Avon là hãng mỹ phẩm với phương thức bán hàng trực tiếp được thành lập vào năm 1886. Hãng này có trụ sở tại New York và cổ phiếu niêm yết trên sàn NYSE. Năm 2011, Avon đạt mức doanh thu 11,292 tỷ USD, lợi nhuận ròng là 518 triệu USD. Tính đến 31/12/2011, Avon có 40.600 nhân viên, bao gồm 5.400 nhân viên tại Mỹ và 35.200 nhân viên tại các quốc gia khác. Công ty này đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và bán hàng thông qua 6 triệu tư vấn viên độc lập.
Hiện trên website của Avon Việt Nam vẫn chưa có thông tin gì về việc công ty này sắp rút khỏi thị trường Việt Nam. Theo website này, Avon chính thức có mặt vào tháng 4/2004, với hai chi nhánh tại Hà Nội và Tp.HCM cùng hệ thống văn phòng đại diện trên toàn quốc. Avon đã đầu tư mở một nhà máy 3 triệu USD tại Bình Dương, với công suất ban đầu là 7 triệu đơn vị sản phẩm/năm và từng có kế hoạch nâng lên 15 triệu sản phẩm/năm.
2012 là một năm đầy khó khăn đối với Avon do doanh thu sụt giảm. Ngoài ra, hãng này còn bị điều tra về hành vi đưa hối lộ và các vấn đề khác. Để xoay chuyển tình thế, ngoài việc thay CEO mới, Avon còn nỗ lực cắt giảm chi phí và thúc đẩy cải thiện doanh số ở thị trường nước ngoài. Theo dự kiến, Avon sẽ cắt giảm 400 triệu USD chi phí trong vòng 3 năm tới.
Tháng trước, Avon thông báo lợi nhuận ròng quý 3 giảm 81% so với cùng kỳ năm trước do đồng USD mạnh và chi phí gia tăng.
Động thái rút lui khỏi hai thị trường Việt Nam và Hàn Quốc của Avon được giới phân tích đánh giá là khôn ngoan, bởi đây là hai thị trường nhỏ, không đóng góp đáng kể cho doanh thu và lợi nhuận của hãng.
Suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu không chỉ khiến Avon gặp khó. AP cho biết, ngày càng có nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng phải ngừng hoạt động hoặc cắt giảm chi phí.
Hãng Procter & Gamble đầu năm nay đã công bố kế hoạch cắt giảm 10 tỷ USD chi phí, đồng thời sa thải 10% số nhân viên thuộc mảng phi sản xuất. Tháng 11 vừa qua, công ty Kimberly Clark cũng tuyên bố rút lui khỏi thị trường tã bỉm ở châu Âu, còn hãng Colgate cho biết sẽ cắt giảm 6% số nhân viên.
Theo tin từ hãng AP, đây là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu nhằm đưa lợi nhuận trở lại báo cáo kết quả kinh doanh của Avon.
Trong kế hoạch công bố ngày 12/12, Avon cho biết, số 1.500 việc làm bị cắt giảm trên bao gồm có 100 nhân viên tại Việt Nam và Hàn Quốc, hai thị trường mà Avon sẽ rút lui hoàn toàn.
Tổng số việc làm bị cắt giảm lần này tương đương với khoảng 4% lực lượng lao động của Avon, đồng thời đánh dấu động thái lớn đầu tiên của Giám đốc điều hành (CEO) Sheri McCoy, người vừa nhậm chức hồi tháng 4 năm nay thay cho người tiền nhiệm lâu năm Andrea Jung.
Avon là hãng mỹ phẩm với phương thức bán hàng trực tiếp được thành lập vào năm 1886. Hãng này có trụ sở tại New York và cổ phiếu niêm yết trên sàn NYSE. Năm 2011, Avon đạt mức doanh thu 11,292 tỷ USD, lợi nhuận ròng là 518 triệu USD. Tính đến 31/12/2011, Avon có 40.600 nhân viên, bao gồm 5.400 nhân viên tại Mỹ và 35.200 nhân viên tại các quốc gia khác. Công ty này đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và bán hàng thông qua 6 triệu tư vấn viên độc lập.
Hiện trên website của Avon Việt Nam vẫn chưa có thông tin gì về việc công ty này sắp rút khỏi thị trường Việt Nam. Theo website này, Avon chính thức có mặt vào tháng 4/2004, với hai chi nhánh tại Hà Nội và Tp.HCM cùng hệ thống văn phòng đại diện trên toàn quốc. Avon đã đầu tư mở một nhà máy 3 triệu USD tại Bình Dương, với công suất ban đầu là 7 triệu đơn vị sản phẩm/năm và từng có kế hoạch nâng lên 15 triệu sản phẩm/năm.
2012 là một năm đầy khó khăn đối với Avon do doanh thu sụt giảm. Ngoài ra, hãng này còn bị điều tra về hành vi đưa hối lộ và các vấn đề khác. Để xoay chuyển tình thế, ngoài việc thay CEO mới, Avon còn nỗ lực cắt giảm chi phí và thúc đẩy cải thiện doanh số ở thị trường nước ngoài. Theo dự kiến, Avon sẽ cắt giảm 400 triệu USD chi phí trong vòng 3 năm tới.
Tháng trước, Avon thông báo lợi nhuận ròng quý 3 giảm 81% so với cùng kỳ năm trước do đồng USD mạnh và chi phí gia tăng.
Động thái rút lui khỏi hai thị trường Việt Nam và Hàn Quốc của Avon được giới phân tích đánh giá là khôn ngoan, bởi đây là hai thị trường nhỏ, không đóng góp đáng kể cho doanh thu và lợi nhuận của hãng.
Suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu không chỉ khiến Avon gặp khó. AP cho biết, ngày càng có nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng phải ngừng hoạt động hoặc cắt giảm chi phí.
Hãng Procter & Gamble đầu năm nay đã công bố kế hoạch cắt giảm 10 tỷ USD chi phí, đồng thời sa thải 10% số nhân viên thuộc mảng phi sản xuất. Tháng 11 vừa qua, công ty Kimberly Clark cũng tuyên bố rút lui khỏi thị trường tã bỉm ở châu Âu, còn hãng Colgate cho biết sẽ cắt giảm 6% số nhân viên.