“Mỹ sẽ sớm ký hiệp định khung về thương mại với Việt Nam”
Quan hệ giao thương Việt - Mỹ hiện nay dưới góc nhìn của Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ, ông Israel Hernandez
Thứ trưởng Bộ Thương mại kiêm phụ trách Cơ quan Xúc tiến thương mại Hoa Kỳ, ông Israel Hernandez, dẫn đầu một phái đoàn doanh nghiệp đã tới Việt Nam trong chuyến thăm và làm việc từ ngày 16-20/6.
Phái đoàn doanh nghiệp tháp tùng Thứ trưởng Hernandez đến Việt Nam lần này gồm các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau: sản xuất, năng lượng, khai khoáng, chăm sóc y tế, du lịch, giao thông vận tải, viễn thông, khách sạn, giáo dục và môi trường...
Trong lĩnh vực thương mại, hai nước đã có những bước tiến lớn kể từ khi hai bên ký hiệp định thương mại song phương năm 2001. Hai nước cũng đang tiếp tục thực hiện để có một hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA).
Phái đoàn thương mại Hoa Kỳ đến Việt Nam lần này có kỳ vọng gì khi mà chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có những vấn đề đặt ra như lạm phát tăng cao?
Rất nhiều công ty của chúng tôi cảm thấy ấn tượng về sự tăng trưởng của Việt Nam trong những năm gần đây. Họ quyết định đến thăm Việt Nam trong thời gian này để có cái nhìn nghiêm túc về sự phát triển của Việt Nam. Họ mong muốn nhìn nhận những triển vọng về dài hạn và đánh giá Việt Nam cũng như các công ty Hoa Kỳ sẽ có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á.
Chuyến thăm này bản thân nó cũng rất ý nghĩa. Đây là chuyến thăm tiếp nối và làm sâu sắc thêm sau chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ vào năm ngoái. Rất nhiều công ty Hoa Kỳ muốn đánh giá một chiến lược lâu dài ở Việt Nam. Xuất phát từ sự đánh giá đó, họ mới đưa ra các cam kết và đầu tư.
Ông đánh giá như thế nào về tình hình kinh tế Việt Nam, môi trường đầu tư của Việt Nam bởi vì như ông biết thị trường chứng khoán đã giảm mạnh trong khi lạm phát lại tăng cao?
Việt Nam hiện nay đang ở vào một tình thế mới nhưng cũng rất thú vị. Chúng ta thấy Chính phủ đã có những bước đi mạnh mẽ để tiến tới một nền kinh tế thị trường. Việc Việt Nam đã ký Hiệp định BTA với Hoa Kỳ và gia nhập WTO đã giúp cho những tăng trưởng lớn về đầu tư và thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng như giữa Việt Nam với các nước còn lại trên thế giới.
Trong thời điểm này, chúng ta bắt đầu thấy sự tác động của nền kinh tế toàn cầu và theo xu hướng toàn cầu. Không những ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác, chúng ta thấy hàng hoá, giá cả gia tăng đang gây sức ép lên nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam đang xem xét vấn đề này rất nghiêm túc. Bản thân Hoa Kỳ cũng vậy, chúng tôi phải chú ý đến sự tăng trưởng đồng thời cũng phải lo về vấn đề lạm phát.
Ở những nước như Hoa Kỳ, Việt Nam, Trung Quốc hay các nước ở châu Âu, mọi người đều phải lo lắng vấn đề làm sao có sự cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát khi tiến về phía trước. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành những biện pháp để kiểm soát tình hình. Chúng tôi cũng đang theo dõi chặt chẽ vấn đề này.
Để duy trì ổn định kinh tế và vẫn tiếp tục tiến về phía trước, Chính phủ Việt Nam cần phải quan tâm đến một điều là với những cam kết của mình, Việt Nam đã thu hút được nhiều đầu tư. Để tiếp tục thu hút nhiều đầu tư cần chú ý đến việc thực hiện những hiệp định đã được ký kết như BTA và các cam kết WTO. Đây là những cam kết lâu dài để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vào Việt Nam.
Cụ thể hơn là những vấn đề liên quan đến pháp trị, sự minh bạch... Với những vấn đề này, tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác Việt Nam với tư cách là người bạn.
Sự có mặt của tôi cùng các công ty Hoa Kỳ ở đây cho thấy các công ty nhỏ và vừa của Hoa Kỳ rất quan tâm đến thị trường Việt Nam, háo hức muốn làm ăn và mang đến đây những công nghệ mới để đóng góp cho sự tăng trưởng của Việt Nam.
Nhìn về tương lai, ông nhận thấy triển vọng phát triển lâu dài của nền kinh tế Việt Nam như thế nào cũng như cơ hội đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại đây?
Tôi nghĩ rằng những kết quả đạt được trong 7-8 năm qua cũng là một biểu hiện cho tương lai. Việt Nam có cơ hội rất lớn trong thế kỷ 21.
Về quan hệ thương mại giữa hai nước, tôi nghĩ rằng sẽ tiếp tục phát triển. Với những đối thoại về thương mại bằng việc khởi động đàm phán Hiệp định khung về thương mại và đầu tư vào năm ngoái, chúng ta sẽ tiến về phía trước để sớm đi đến ký kết Hiệp định này. Đây là điều sẽ có lợi cho cả hai nước. Hiệp định TIFA làm rõ hơn nhiều điều và cũng mang lại những hoạt động thực chất hơn trên cơ sở của BTA.
Chúng tôi mong muốn làm việc vì sự phát triển quan hệ lâu dài với Việt Nam với tư cách là những người bạn. Đánh giá về 8 năm qua, mọi người đều rất lạc quan khi nghĩ đến tương lai.
Có lẽ tôi không thể nói đủ hết ý nghĩa của những quyết định đã được đưa ra trong 8 năm qua. Nếu như chúng ta muốn hiểu tầm quan trọng của nó thì cần phải nhìn vào khung cảnh của cả khu vực, một số nước đã không đưa ra được những quyết định như vậy. Khi Việt Nam có những quyết định đó đã làm thay đổi suy nghĩ của nhiều người. Đó là những quyết định có ý nghĩa rất lớn và mang tính đột phá.
Bước tiếp theo rất quan trọng là thực hiện các quyết định đó như thế nào. Trong 8 năm tới, tôi cũng tin rằng sẽ có những phát triển tuyệt vời.
Hai nước đang đàm phán để đi đến ký kết hiệp định khung về thương mại và đầu tư. Liệu khi nào thì hiệp định được ký kết, thưa ông?
Các cuộc thảo luận về TIFA đã bắt đầu từ tháng 6 năm ngoái. Kể cả với những nước khác thì những hiệp định như thế này luôn luôn mất nhiều thời gian. Hiện nay cuộc thảo luận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về hiệp định này vẫn đang diễn và sẽ còn cần những cuộc thảo luận thêm nữa. Chúng tôi rất vui vì ít nhất hai nước đã bắt đầu thảo luận và chúng tôi hy vọng sẽ sớm đạt được thoả thuận.
Hiệp định này là sự mở rộng của hiệp định thương mại song phương (BTA). Nhưng cho đến giờ, chúng tôi vẫn chưa có một thông tin gì chính thức để thông báo.
Một trong những điều phía Việt Nam cũng đang quan tâm là quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Theo ông, Bộ Thương mại Hoa Kỳ có sớm thực hiện quy chế này đối với Việt Nam không?
Về hiệp định thuế quan ưu đãi, giữa chúng tôi và các quan chức Việt Nam cũng đã có những thảo luận về sáng kiến này. Chúng tôi cũng đã thông báo cho phía Việt Nam về những yêu cầu mà Việt Nam cần phải đáp ứng. Hiện nay, các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra và chưa có một thông báo chính thức nào cả.
Đây là một quy chế mà chúng tôi mời nhiều nước đang phát triển tham gia. Nó cũng yêu cầu chính phủ các nước phải rất quan tâm đến từng chi tiết và Việt Nam cũng vậy, nhất là việc thực hiện các Hiệp định đã có trước đây.
Các công ty tham gia đoàn lần này có quan tâm mua một số công ty của Việt Nam hay không, thưa ông?
Mục đích của chúng tôi đưa các công ty đến đây là để họ nhìn vào thị trường Việt Nam một cách chi tiết. Họ đến để tự quan sát thị trường và tìm hiểu về môi trường làm ăn kinh doanh. Họ sẽ tìm hiểu việc các tài sản được bảo vệ như thế nào; học hỏi những kinh nghiệm từ công ty Hoa Kỳ khác đang làm việc tại Việt Nam cũng như trao đổi với các công ty của Việt Nam. Tôi nghĩ rằng họ sẽ tìm ra những cơ hội để kinh doanh.
Thực tế hiện nay, các công ty của Hoa Kỳ đăng ký đầu tư lớn vào Việt Nam nhưng vốn thực hiện vẫn còn ít. Theo ông có điều gì cản trở?
Tôi muốn nói rằng Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất ở trên thế giới cho Việt Nam, có rất nhiều hàng hoá được bán ở Hoa Kỳ. Nhưng chúng tôi cũng phải có nhiệm vụ làm sao bán được nhiều hàng của Hoa Kỳ sang Việt Nam. Việt Nam cần mua nhiều hàng hoá của Hoa Kỳ hơn nữa vì hiện nay cán cân thương mại hai bên đang lệch, Việt Nam đang xuất siêu.
Với vấn đề đầu tư, cứ mỗi năm số đầu tư của Hoa Kỳ đều tăng lên ở Việt Nam. Con số đầu tư của các công ty Hoa Kỳ từ năm 2001 đến nay cho thấy sự tăng trưởng lớn và rõ rệt.
Phái đoàn doanh nghiệp tháp tùng Thứ trưởng Hernandez đến Việt Nam lần này gồm các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau: sản xuất, năng lượng, khai khoáng, chăm sóc y tế, du lịch, giao thông vận tải, viễn thông, khách sạn, giáo dục và môi trường...
Trong lĩnh vực thương mại, hai nước đã có những bước tiến lớn kể từ khi hai bên ký hiệp định thương mại song phương năm 2001. Hai nước cũng đang tiếp tục thực hiện để có một hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA).
Phái đoàn thương mại Hoa Kỳ đến Việt Nam lần này có kỳ vọng gì khi mà chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có những vấn đề đặt ra như lạm phát tăng cao?
Rất nhiều công ty của chúng tôi cảm thấy ấn tượng về sự tăng trưởng của Việt Nam trong những năm gần đây. Họ quyết định đến thăm Việt Nam trong thời gian này để có cái nhìn nghiêm túc về sự phát triển của Việt Nam. Họ mong muốn nhìn nhận những triển vọng về dài hạn và đánh giá Việt Nam cũng như các công ty Hoa Kỳ sẽ có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á.
Chuyến thăm này bản thân nó cũng rất ý nghĩa. Đây là chuyến thăm tiếp nối và làm sâu sắc thêm sau chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ vào năm ngoái. Rất nhiều công ty Hoa Kỳ muốn đánh giá một chiến lược lâu dài ở Việt Nam. Xuất phát từ sự đánh giá đó, họ mới đưa ra các cam kết và đầu tư.
Ông đánh giá như thế nào về tình hình kinh tế Việt Nam, môi trường đầu tư của Việt Nam bởi vì như ông biết thị trường chứng khoán đã giảm mạnh trong khi lạm phát lại tăng cao?
Việt Nam hiện nay đang ở vào một tình thế mới nhưng cũng rất thú vị. Chúng ta thấy Chính phủ đã có những bước đi mạnh mẽ để tiến tới một nền kinh tế thị trường. Việc Việt Nam đã ký Hiệp định BTA với Hoa Kỳ và gia nhập WTO đã giúp cho những tăng trưởng lớn về đầu tư và thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng như giữa Việt Nam với các nước còn lại trên thế giới.
Trong thời điểm này, chúng ta bắt đầu thấy sự tác động của nền kinh tế toàn cầu và theo xu hướng toàn cầu. Không những ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác, chúng ta thấy hàng hoá, giá cả gia tăng đang gây sức ép lên nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam đang xem xét vấn đề này rất nghiêm túc. Bản thân Hoa Kỳ cũng vậy, chúng tôi phải chú ý đến sự tăng trưởng đồng thời cũng phải lo về vấn đề lạm phát.
Ở những nước như Hoa Kỳ, Việt Nam, Trung Quốc hay các nước ở châu Âu, mọi người đều phải lo lắng vấn đề làm sao có sự cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát khi tiến về phía trước. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành những biện pháp để kiểm soát tình hình. Chúng tôi cũng đang theo dõi chặt chẽ vấn đề này.
Để duy trì ổn định kinh tế và vẫn tiếp tục tiến về phía trước, Chính phủ Việt Nam cần phải quan tâm đến một điều là với những cam kết của mình, Việt Nam đã thu hút được nhiều đầu tư. Để tiếp tục thu hút nhiều đầu tư cần chú ý đến việc thực hiện những hiệp định đã được ký kết như BTA và các cam kết WTO. Đây là những cam kết lâu dài để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vào Việt Nam.
Cụ thể hơn là những vấn đề liên quan đến pháp trị, sự minh bạch... Với những vấn đề này, tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác Việt Nam với tư cách là người bạn.
Sự có mặt của tôi cùng các công ty Hoa Kỳ ở đây cho thấy các công ty nhỏ và vừa của Hoa Kỳ rất quan tâm đến thị trường Việt Nam, háo hức muốn làm ăn và mang đến đây những công nghệ mới để đóng góp cho sự tăng trưởng của Việt Nam.
Nhìn về tương lai, ông nhận thấy triển vọng phát triển lâu dài của nền kinh tế Việt Nam như thế nào cũng như cơ hội đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại đây?
Tôi nghĩ rằng những kết quả đạt được trong 7-8 năm qua cũng là một biểu hiện cho tương lai. Việt Nam có cơ hội rất lớn trong thế kỷ 21.
Về quan hệ thương mại giữa hai nước, tôi nghĩ rằng sẽ tiếp tục phát triển. Với những đối thoại về thương mại bằng việc khởi động đàm phán Hiệp định khung về thương mại và đầu tư vào năm ngoái, chúng ta sẽ tiến về phía trước để sớm đi đến ký kết Hiệp định này. Đây là điều sẽ có lợi cho cả hai nước. Hiệp định TIFA làm rõ hơn nhiều điều và cũng mang lại những hoạt động thực chất hơn trên cơ sở của BTA.
Chúng tôi mong muốn làm việc vì sự phát triển quan hệ lâu dài với Việt Nam với tư cách là những người bạn. Đánh giá về 8 năm qua, mọi người đều rất lạc quan khi nghĩ đến tương lai.
Có lẽ tôi không thể nói đủ hết ý nghĩa của những quyết định đã được đưa ra trong 8 năm qua. Nếu như chúng ta muốn hiểu tầm quan trọng của nó thì cần phải nhìn vào khung cảnh của cả khu vực, một số nước đã không đưa ra được những quyết định như vậy. Khi Việt Nam có những quyết định đó đã làm thay đổi suy nghĩ của nhiều người. Đó là những quyết định có ý nghĩa rất lớn và mang tính đột phá.
Bước tiếp theo rất quan trọng là thực hiện các quyết định đó như thế nào. Trong 8 năm tới, tôi cũng tin rằng sẽ có những phát triển tuyệt vời.
Hai nước đang đàm phán để đi đến ký kết hiệp định khung về thương mại và đầu tư. Liệu khi nào thì hiệp định được ký kết, thưa ông?
Các cuộc thảo luận về TIFA đã bắt đầu từ tháng 6 năm ngoái. Kể cả với những nước khác thì những hiệp định như thế này luôn luôn mất nhiều thời gian. Hiện nay cuộc thảo luận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về hiệp định này vẫn đang diễn và sẽ còn cần những cuộc thảo luận thêm nữa. Chúng tôi rất vui vì ít nhất hai nước đã bắt đầu thảo luận và chúng tôi hy vọng sẽ sớm đạt được thoả thuận.
Hiệp định này là sự mở rộng của hiệp định thương mại song phương (BTA). Nhưng cho đến giờ, chúng tôi vẫn chưa có một thông tin gì chính thức để thông báo.
Một trong những điều phía Việt Nam cũng đang quan tâm là quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Theo ông, Bộ Thương mại Hoa Kỳ có sớm thực hiện quy chế này đối với Việt Nam không?
Về hiệp định thuế quan ưu đãi, giữa chúng tôi và các quan chức Việt Nam cũng đã có những thảo luận về sáng kiến này. Chúng tôi cũng đã thông báo cho phía Việt Nam về những yêu cầu mà Việt Nam cần phải đáp ứng. Hiện nay, các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra và chưa có một thông báo chính thức nào cả.
Đây là một quy chế mà chúng tôi mời nhiều nước đang phát triển tham gia. Nó cũng yêu cầu chính phủ các nước phải rất quan tâm đến từng chi tiết và Việt Nam cũng vậy, nhất là việc thực hiện các Hiệp định đã có trước đây.
Các công ty tham gia đoàn lần này có quan tâm mua một số công ty của Việt Nam hay không, thưa ông?
Mục đích của chúng tôi đưa các công ty đến đây là để họ nhìn vào thị trường Việt Nam một cách chi tiết. Họ đến để tự quan sát thị trường và tìm hiểu về môi trường làm ăn kinh doanh. Họ sẽ tìm hiểu việc các tài sản được bảo vệ như thế nào; học hỏi những kinh nghiệm từ công ty Hoa Kỳ khác đang làm việc tại Việt Nam cũng như trao đổi với các công ty của Việt Nam. Tôi nghĩ rằng họ sẽ tìm ra những cơ hội để kinh doanh.
Thực tế hiện nay, các công ty của Hoa Kỳ đăng ký đầu tư lớn vào Việt Nam nhưng vốn thực hiện vẫn còn ít. Theo ông có điều gì cản trở?
Tôi muốn nói rằng Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất ở trên thế giới cho Việt Nam, có rất nhiều hàng hoá được bán ở Hoa Kỳ. Nhưng chúng tôi cũng phải có nhiệm vụ làm sao bán được nhiều hàng của Hoa Kỳ sang Việt Nam. Việt Nam cần mua nhiều hàng hoá của Hoa Kỳ hơn nữa vì hiện nay cán cân thương mại hai bên đang lệch, Việt Nam đang xuất siêu.
Với vấn đề đầu tư, cứ mỗi năm số đầu tư của Hoa Kỳ đều tăng lên ở Việt Nam. Con số đầu tư của các công ty Hoa Kỳ từ năm 2001 đến nay cho thấy sự tăng trưởng lớn và rõ rệt.