Mỹ sẽ xoa dịu căng thẳng biển Đông tại diễn đàn ASEAN
Một trong những ưu tiên của Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến tham dự ARF lần này sẽ là giảm bớt căng thẳng ở biển Đông
Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ở Myanmar vào cuối tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ kêu gọi các nước tự nguyện đóng băng các hành động làm trầm trọng thêm căng thẳng ở biển Đông.
Hãng tin Reuters sáng 5/8 dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho biết trước chuyến đi của ông Kerry tới diễn đàn ARF rằng, lời kêu gọi "đóng băng" này của Washington không phải là mới và không quá khó và là "lẽ thường".
Một trong những ưu tiên của ông Kerry trong chuyến đi lần này sẽ là làm thế nào để giảm bớt căng thẳng ở biển Đông, khu vực có vị trí quan trọng đối với giao thương trên biển, đồng thời cũng là nơi mà Trung Quốc và các nước thành viên của ASEAN có tranh chấp chủ quyền.
"Nền kinh tế khu vực rất quan trọng và rất mong manh, do đó bất kỳ quốc gia nào cũng không thể đe dọa dùng vũ lực để gây hấn và cưỡng ép", ông Russel tuyên bố trong cuộc họp báo sáng 5/8 (theo giờ Việt Nam).
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho hay vẫn có chỗ để các bên có tuyên bố chủ quyền thực hiện một số bước đi tự nguyện và để xác định các hành động mà họ thấy lo ngại, khiêu khích đối với các bên khác, và nếu tất cả các bên đồng ý, thì cần phải loại bỏ những hành động kiểu như vậy.
Các bước đi như vậy có thể bao gồm việc tuân thủ một thỏa thuận hiện có nhằm không chiếm đóng các vùng đất không người ở, hoặc quan trọng hơn là ngừng các nỗ lực cải tạo đất, ông Russel nói thêm.
Trước đó vào hôm 3/8, Trung Quốc, nước cũng sẽ tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN, đã lên tiếng bác bỏ ý tưởng "đóng băng leo thang" này. Ngược lại, Bắc Kinh còn thách thức dư luận rằng họ muốn xây dựng gì thì họ cứ xây trên các đảo ở biển Đông mà họ nhận là của mình.
"Cái mà Trung Quốc đang làm hoặc không làm tùy thuộc vào Chính phủ Trung Quốc. Không ai có thể thay đổi quan điểm của chính phủ", ông Dịch Tiên Lương, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố trước báo chí.
“Tại sao khi có những quốc gia khác ngang nhiên xây sân bay, thì không ai nói gì cả? Nhưng khi Trung Quốc chỉ mới bắt đầu tiến hành xây dựng các công trình nhỏ và cần thiết để cải thiện điều kiện sống trên quần đảo thì rất nhiều người lại nghi ngại”, quan chức Trung Quốc này nói.
Theo lời ông Dịch, các đề xuất về việc đóng băng có thể xem như một âm mưu cản trở nỗ lực soạn ra Bộ Quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC) của Trung Quốc và ASEAN.
Ông này nói, nếu Mỹ đã có đề xuất như vậy thì ông chưa thấy, và cảnh báo tranh chấp ở biển Đông chỉ nên là vấn đề giữa các nước liên quan trực tiếp. “Hãy tin người châu Á, sử dụng phương tiện, trí tuệ của người châu Á để giải quyết các vấn đề của chính chúng ta”, ông Dịch nói.
Hôm 4/8, Philippines cũng cho biết nước này đang nhận được sự ủng hộ từ Việt Nam, Indonesia và Brunei về "kế hoạch ba hành động" mà Manila đề xuất nhằm xoa dịu căng thẳng trên biển Đông. Dự kiến, Philippines sẽ đưa ra những ý tưởng này tại diễn đàn ARF vào cuối tuần này.
Kế hoạch ba hành động của Manila gồm các biện pháp "ngay lập tức", "trung gian" và "cuối cùng" nhằm kêu gọi tạm ngừng những hành động làm leo thang căng thẳng và triển khai COC.
Cũng theo kế hoạch này, Philippines kêu gọi thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và khối ASEAN đã ký kết năm 2002, đồng thời đưa ra các cơ chế dựa vào luật pháp quốc tế nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Phát biểu trong cuộc họp báo sáng 5/8, ông Russel cho hay, Washington muốn nhìn thấy ASEAN và Trung Quốc tăng cường các nỗ lực nhằm đạt được đồng thuận về một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông.
Theo ông, dù Trung Quốc đã dời giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nhưng vụ việc đã gây ra sự tức giận, căng thẳng và "khiến các nước láng giềng của Trung Quốc đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về chiến lược lâu dài của Bắc Kinh".
Hãng tin Reuters sáng 5/8 dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho biết trước chuyến đi của ông Kerry tới diễn đàn ARF rằng, lời kêu gọi "đóng băng" này của Washington không phải là mới và không quá khó và là "lẽ thường".
Một trong những ưu tiên của ông Kerry trong chuyến đi lần này sẽ là làm thế nào để giảm bớt căng thẳng ở biển Đông, khu vực có vị trí quan trọng đối với giao thương trên biển, đồng thời cũng là nơi mà Trung Quốc và các nước thành viên của ASEAN có tranh chấp chủ quyền.
"Nền kinh tế khu vực rất quan trọng và rất mong manh, do đó bất kỳ quốc gia nào cũng không thể đe dọa dùng vũ lực để gây hấn và cưỡng ép", ông Russel tuyên bố trong cuộc họp báo sáng 5/8 (theo giờ Việt Nam).
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho hay vẫn có chỗ để các bên có tuyên bố chủ quyền thực hiện một số bước đi tự nguyện và để xác định các hành động mà họ thấy lo ngại, khiêu khích đối với các bên khác, và nếu tất cả các bên đồng ý, thì cần phải loại bỏ những hành động kiểu như vậy.
Các bước đi như vậy có thể bao gồm việc tuân thủ một thỏa thuận hiện có nhằm không chiếm đóng các vùng đất không người ở, hoặc quan trọng hơn là ngừng các nỗ lực cải tạo đất, ông Russel nói thêm.
Trước đó vào hôm 3/8, Trung Quốc, nước cũng sẽ tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN, đã lên tiếng bác bỏ ý tưởng "đóng băng leo thang" này. Ngược lại, Bắc Kinh còn thách thức dư luận rằng họ muốn xây dựng gì thì họ cứ xây trên các đảo ở biển Đông mà họ nhận là của mình.
"Cái mà Trung Quốc đang làm hoặc không làm tùy thuộc vào Chính phủ Trung Quốc. Không ai có thể thay đổi quan điểm của chính phủ", ông Dịch Tiên Lương, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố trước báo chí.
“Tại sao khi có những quốc gia khác ngang nhiên xây sân bay, thì không ai nói gì cả? Nhưng khi Trung Quốc chỉ mới bắt đầu tiến hành xây dựng các công trình nhỏ và cần thiết để cải thiện điều kiện sống trên quần đảo thì rất nhiều người lại nghi ngại”, quan chức Trung Quốc này nói.
Theo lời ông Dịch, các đề xuất về việc đóng băng có thể xem như một âm mưu cản trở nỗ lực soạn ra Bộ Quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC) của Trung Quốc và ASEAN.
Ông này nói, nếu Mỹ đã có đề xuất như vậy thì ông chưa thấy, và cảnh báo tranh chấp ở biển Đông chỉ nên là vấn đề giữa các nước liên quan trực tiếp. “Hãy tin người châu Á, sử dụng phương tiện, trí tuệ của người châu Á để giải quyết các vấn đề của chính chúng ta”, ông Dịch nói.
Hôm 4/8, Philippines cũng cho biết nước này đang nhận được sự ủng hộ từ Việt Nam, Indonesia và Brunei về "kế hoạch ba hành động" mà Manila đề xuất nhằm xoa dịu căng thẳng trên biển Đông. Dự kiến, Philippines sẽ đưa ra những ý tưởng này tại diễn đàn ARF vào cuối tuần này.
Kế hoạch ba hành động của Manila gồm các biện pháp "ngay lập tức", "trung gian" và "cuối cùng" nhằm kêu gọi tạm ngừng những hành động làm leo thang căng thẳng và triển khai COC.
Cũng theo kế hoạch này, Philippines kêu gọi thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và khối ASEAN đã ký kết năm 2002, đồng thời đưa ra các cơ chế dựa vào luật pháp quốc tế nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Phát biểu trong cuộc họp báo sáng 5/8, ông Russel cho hay, Washington muốn nhìn thấy ASEAN và Trung Quốc tăng cường các nỗ lực nhằm đạt được đồng thuận về một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông.
Theo ông, dù Trung Quốc đã dời giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nhưng vụ việc đã gây ra sự tức giận, căng thẳng và "khiến các nước láng giềng của Trung Quốc đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về chiến lược lâu dài của Bắc Kinh".