Myanmar xóa bỏ cơ chế đồng tiền kép
Đây có thể được xem là một "phép thử" lòng tin của người dân Myanmar đối với khả năng điều hành kinh tế của chính phủ
Hôm 20/3, Myanmar tuyên bố xóa bỏ tiền FEC (chứng chỉ hoán đổi ngoại tệ) và giữ lại duy nhất đồng nội tệ của nước này là Kyat. Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực cải cách kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này.
Tờ Straits Times dẫn phát biểu trước Quốc hội Myanmar của Bộ trưởng Bộ Tài chính Win Shein cho biết, số chứng chỉ hoán đổi ngoại tệ có giá trị hơn 30 triệu USD sẽ bị hủy bỏ. Theo đó, cơ chế đồng tiền kép đã được áp dụng từ nhiều năm nay ở Myanmar sẽ chính thức bị xóa bỏ.
Chứng chỉ hoán đổi ngoại tệ được chính thức ban hành cách đây hai thập niên, được dùng để thay thế cho đồng USD của Mỹ vốn bị cấm lưu thông tại Myanmar. FEC do Ngân hàng Trung ương Myanmar phát hành có các mệnh giá 1, 5, 10, 20 tương đương với 1, 5, 10, 20 USD.
FEC được dùng rộng rãi trong thanh toán, mua bán hàng hóa, đặc biệt là với khách du lịch và thương nhân nước ngoài đến Myanmar. Nhiều bộ, ngành của Chính phủ Myanmar kiểm soát vấn đề tài chính nội bộ cũng như thực hiện giao dịch liên quan thuế nhập khẩu bằng đồng FEC.
Tuy nhiên, giá cả của đồng FEC lên xuống thất thường, đã gây ra không ít thiệt hại cho những doanh nghiệp nước ngoài khi làm ăn với Myanmar. Ngoài ra, cơ chế đồng tiền kép này còn gây khó dễ nhất định cho Myanmar trong việc cân đối thị trường ngoại tệ cho giao dịch ngoại thương.
Chuyên gia Sean Turnell thuộc trường Đại học Macquarie cho rằng, đây có thể được xem là một “phép thử” lòng tin của người dân đối với khả năng điều hành kinh tế của chính phủ. Theo ông, quyết định có thể làm người dân tin tưởng hơn cách quản lý tiền tệ của giới chức lãnh đạo.
“Trước đây, những động thái thế này sẽ gây ra hoảng loạn, nhưng hiện tại sẽ khiến người ta tin tưởng hơn vào cách quản lý tiền tệ”, Turnell cho hay. Theo ông, những người đang nắm giữ đồng tiền FEC ở quốc gia Đông Nam Á sẽ tìm cách hoán đổi chúng sang đồng bạc xanh của Mỹ.
Tuy nhiên, việc xóa bỏ đồng FEC cũng nhận được ý kiến trái chiều. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Myanmar Win Thaw cho rằng việc xóa bỏ cơ chế tiền kép bằng cách bỏ FEC, có thể tác động đôi chút bởi hiện dân chúng Myanmar vẫn có thể đổi đồng tiền này ra USD hợp pháp.
Theo Bộ trưởng Shein, kế hoạch này sẽ được thực hiện phối hợp với Ngân hàng Trung ương Myanmar, các ngân hàng thuộc chính phủ, các ngân hàng tư nhân và một số tổ chức tài chính liên quan. Tuy nhiên, quan chức trên không cho biết thời điểm áp dụng cơ chế tiền tệ mới này.
Kyat là đồng nội tệ của Myanmar được dùng song song với việc lưu hành đồng FEC. Tháng 4 năm ngoái, Myanmar bắt đầu thực hiện cơ chế tiền tệ thả nổi có kiểm soát. Ngân hàng Trung ương Myanmar đã ấn định tỷ giá hối đoái của đồng kyat so với đồng USD ở mức 818 Kyat/USD.
Ngân hàng Trung ương Myanmar cho biết, cơ chế tiền tệ này sẽ cho phép thị trường quyết định giá trị của đồng Kyat, trong khi vẫn tạo ra được khoảng trống để chi phối giá trị của đơn vị tiền tệ này.
Tờ Straits Times dẫn phát biểu trước Quốc hội Myanmar của Bộ trưởng Bộ Tài chính Win Shein cho biết, số chứng chỉ hoán đổi ngoại tệ có giá trị hơn 30 triệu USD sẽ bị hủy bỏ. Theo đó, cơ chế đồng tiền kép đã được áp dụng từ nhiều năm nay ở Myanmar sẽ chính thức bị xóa bỏ.
Chứng chỉ hoán đổi ngoại tệ được chính thức ban hành cách đây hai thập niên, được dùng để thay thế cho đồng USD của Mỹ vốn bị cấm lưu thông tại Myanmar. FEC do Ngân hàng Trung ương Myanmar phát hành có các mệnh giá 1, 5, 10, 20 tương đương với 1, 5, 10, 20 USD.
FEC được dùng rộng rãi trong thanh toán, mua bán hàng hóa, đặc biệt là với khách du lịch và thương nhân nước ngoài đến Myanmar. Nhiều bộ, ngành của Chính phủ Myanmar kiểm soát vấn đề tài chính nội bộ cũng như thực hiện giao dịch liên quan thuế nhập khẩu bằng đồng FEC.
Tuy nhiên, giá cả của đồng FEC lên xuống thất thường, đã gây ra không ít thiệt hại cho những doanh nghiệp nước ngoài khi làm ăn với Myanmar. Ngoài ra, cơ chế đồng tiền kép này còn gây khó dễ nhất định cho Myanmar trong việc cân đối thị trường ngoại tệ cho giao dịch ngoại thương.
Chuyên gia Sean Turnell thuộc trường Đại học Macquarie cho rằng, đây có thể được xem là một “phép thử” lòng tin của người dân đối với khả năng điều hành kinh tế của chính phủ. Theo ông, quyết định có thể làm người dân tin tưởng hơn cách quản lý tiền tệ của giới chức lãnh đạo.
“Trước đây, những động thái thế này sẽ gây ra hoảng loạn, nhưng hiện tại sẽ khiến người ta tin tưởng hơn vào cách quản lý tiền tệ”, Turnell cho hay. Theo ông, những người đang nắm giữ đồng tiền FEC ở quốc gia Đông Nam Á sẽ tìm cách hoán đổi chúng sang đồng bạc xanh của Mỹ.
Tuy nhiên, việc xóa bỏ đồng FEC cũng nhận được ý kiến trái chiều. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Myanmar Win Thaw cho rằng việc xóa bỏ cơ chế tiền kép bằng cách bỏ FEC, có thể tác động đôi chút bởi hiện dân chúng Myanmar vẫn có thể đổi đồng tiền này ra USD hợp pháp.
Theo Bộ trưởng Shein, kế hoạch này sẽ được thực hiện phối hợp với Ngân hàng Trung ương Myanmar, các ngân hàng thuộc chính phủ, các ngân hàng tư nhân và một số tổ chức tài chính liên quan. Tuy nhiên, quan chức trên không cho biết thời điểm áp dụng cơ chế tiền tệ mới này.
Kyat là đồng nội tệ của Myanmar được dùng song song với việc lưu hành đồng FEC. Tháng 4 năm ngoái, Myanmar bắt đầu thực hiện cơ chế tiền tệ thả nổi có kiểm soát. Ngân hàng Trung ương Myanmar đã ấn định tỷ giá hối đoái của đồng kyat so với đồng USD ở mức 818 Kyat/USD.
Ngân hàng Trung ương Myanmar cho biết, cơ chế tiền tệ này sẽ cho phép thị trường quyết định giá trị của đồng Kyat, trong khi vẫn tạo ra được khoảng trống để chi phối giá trị của đơn vị tiền tệ này.