Năm 2010, kinh tế EU vẫn ảm đạm
Triển vọng kinh tế dài hạn của 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) có thể vẫn ảm đạm trong thời gian tới
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới sẽ tiếp tục gây tác động tiêu cực trong năm 2010, có thể làm giảm các nguồn đầu tư, khiến triển vọng kinh tế dài hạn của 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) vẫn ảm đạm trong thời gian tới.
Tân Chủ tịch EU, Herman Van Rompuy vừa đưa ra nhận định bi quan trên tại hội nghị của đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo Đức, diễn ra ở Wildbad Kreuth (Đức).
Hết kỳ vọng tăng trưởng “hình chữ V”
Ông Herman nhấn mạnh rằng, nạn thất nghiệp, những điều kiện tài chính yếu kém hiện nay cùng với những rủi ro lớn hơn có thể là nguyên nhân chính làm giảm các dự án đầu tư trong lâu dài tại EU.
Các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, ở châu Âu ngày nay, không ai còn kỳ vọng vào mô hình tăng trưởng chữ V, nghĩa là đột phá trỗi dậy, sau thời gian suy giảm. Năm 2010 vẫn là một năm đầy khó khăn đối với châu Âu. Đặc biệt viễn cảnh kinh tế của các nước Tây Âu không sáng sủa.
Dự báo tăng trưởng của các nước đứng đầu EU như Pháp, Đức, Anh vẫn còn yếu ớt và mong manh, trong khi nạn thất nghiệp tiếp tục lan mạnh. Economist Intelligence Unit nhận định, GDP của Pháp năm nay chỉ có thể đạt 0,9%, Đức yếu hơn Pháp, với 0,8% và Anh thấp nhất ở mức 0,6%.
Trong khi đó, tình hình ở các nước Đông Âu còn hàm chứa nhiều rủi ro, bất trắc hơn. Đáng lo ngại nhất là Hungari - nước đã bị coi là “mắt xích yếu trong EU”. Nợ nước ngoài của Hungari hiện đã chiếm 83% GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế được dự báo ở mức âm 0,5-1,55% năm nay.
Trong bối cảnh kinh tế EU chậm chạp ra khỏi suy thoái, hai nhật báo lớn là Le Monde của Pháp và Financial Times của Anh vừa đưa ra dự báo, các tập đoàn công nghiệp châu Âu sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn trong năm 2010.
Tăng trưởng thấp và nạn thất nghiệp tăng cao là hai yếu tố khiến nhiều doanh nghiệp bi quan. Mặc dù những biện pháp "tiết kiệm và cải cách", theo đó cắt giảm nhân công và đóng cửa chi nhánh, trong năm qua có mang lại ít nhiều lợi nhuận, nhưng tương lai các tập đoàn lớn của châu Âu trong năm 2010 vẫn đứng trước nhiều bất trắc.
Doanh nghiệp tiếp tục sa thải nhân viên
Kinh tế ảm đạm khiến sức mua yếu và các ngành sản xuất không thể phục hồi. Tại Đức-đầu tàu kinh tế châu Âu, Hiệp hội thương mại Đức (HDE) vừa đưa ra con số mức suy giảm của lĩnh vực bán lẻ Đức năm 2009 là khoảng 2,0%. Theo HDE, các thương nhân Đức đang phải đối mặt với năm 2010 tiếp tục khó khăn, bởi theo nhận định của các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu kinh tế thì "sức tàn phá" của khủng hoảng tài chính - kinh tế đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu này còn tiếp tục kéo dài trong vài năm nữa.
Với việc áp dụng “đơn thuốc” kể trên của các doanh nghiệp châu Âu, số người thất nghiệp tại EU đã tăng vọt trong năm vừa qua và dự kiến vẫn ở mức cao trong năm nay. Tỷ lệ thất nghiệp của Pháp được dự báo sẽ xấp xỉ 10%; của Hungari là 12%... trong năm 2010.
Chủ tịch Công ty vận chuyển hàng hải quốc gia Pháp, ông Patrick Molis vừa cảnh báo rằng, các doanh nghiệp không nên đối phó một cách thụ động với tình thế hiện nay. Theo ông, phương án không tăng lương hay sa thải nhân viên là một "sai lầm chiến lược", và cần đưa ra hướng đối phó như năng động đầu tư và không nên quá trông cậy vào thị trường Trung Quốc và tình trạng phục hồi "có vẻ giả tạo".
Giới doanh nghiệp còn cho rằng nên nâng cấp đầu tư kỹ thuật, công nghệ lên một cấp nữa thì mới có thể cạnh tranh được với các nước mới công nghiệp hóa ở châu Á. Vì vậy, hai yếu tố là tản quyền cho các công ty nhỏ và đầu tư công nghệ, kỹ thuật được cho là rất cần thiết.
Trong buổi làm việc đầu tiên trên cương vị Chủ tịch EU vừa qua, ông Rompuy đã kêu gọi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh EU vào tháng 2 nhằm thảo luận về kế hoạch kinh tế của tổ chức trong 10 năm tới. Chủ tịch EU cảnh báo, sự gia tăng thất nghiệp hiện nay tại các nước EU có thể trở thành "mô hình chung" của khối kinh tế này, và sẽ tác động kéo dài tới chất lượng cũng như số lượng lao động.
Tân Chủ tịch EU, Herman Van Rompuy vừa đưa ra nhận định bi quan trên tại hội nghị của đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo Đức, diễn ra ở Wildbad Kreuth (Đức).
Hết kỳ vọng tăng trưởng “hình chữ V”
Ông Herman nhấn mạnh rằng, nạn thất nghiệp, những điều kiện tài chính yếu kém hiện nay cùng với những rủi ro lớn hơn có thể là nguyên nhân chính làm giảm các dự án đầu tư trong lâu dài tại EU.
Các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, ở châu Âu ngày nay, không ai còn kỳ vọng vào mô hình tăng trưởng chữ V, nghĩa là đột phá trỗi dậy, sau thời gian suy giảm. Năm 2010 vẫn là một năm đầy khó khăn đối với châu Âu. Đặc biệt viễn cảnh kinh tế của các nước Tây Âu không sáng sủa.
Dự báo tăng trưởng của các nước đứng đầu EU như Pháp, Đức, Anh vẫn còn yếu ớt và mong manh, trong khi nạn thất nghiệp tiếp tục lan mạnh. Economist Intelligence Unit nhận định, GDP của Pháp năm nay chỉ có thể đạt 0,9%, Đức yếu hơn Pháp, với 0,8% và Anh thấp nhất ở mức 0,6%.
Trong khi đó, tình hình ở các nước Đông Âu còn hàm chứa nhiều rủi ro, bất trắc hơn. Đáng lo ngại nhất là Hungari - nước đã bị coi là “mắt xích yếu trong EU”. Nợ nước ngoài của Hungari hiện đã chiếm 83% GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế được dự báo ở mức âm 0,5-1,55% năm nay.
Trong bối cảnh kinh tế EU chậm chạp ra khỏi suy thoái, hai nhật báo lớn là Le Monde của Pháp và Financial Times của Anh vừa đưa ra dự báo, các tập đoàn công nghiệp châu Âu sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn trong năm 2010.
Tăng trưởng thấp và nạn thất nghiệp tăng cao là hai yếu tố khiến nhiều doanh nghiệp bi quan. Mặc dù những biện pháp "tiết kiệm và cải cách", theo đó cắt giảm nhân công và đóng cửa chi nhánh, trong năm qua có mang lại ít nhiều lợi nhuận, nhưng tương lai các tập đoàn lớn của châu Âu trong năm 2010 vẫn đứng trước nhiều bất trắc.
Doanh nghiệp tiếp tục sa thải nhân viên
Kinh tế ảm đạm khiến sức mua yếu và các ngành sản xuất không thể phục hồi. Tại Đức-đầu tàu kinh tế châu Âu, Hiệp hội thương mại Đức (HDE) vừa đưa ra con số mức suy giảm của lĩnh vực bán lẻ Đức năm 2009 là khoảng 2,0%. Theo HDE, các thương nhân Đức đang phải đối mặt với năm 2010 tiếp tục khó khăn, bởi theo nhận định của các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu kinh tế thì "sức tàn phá" của khủng hoảng tài chính - kinh tế đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu này còn tiếp tục kéo dài trong vài năm nữa.
Với việc áp dụng “đơn thuốc” kể trên của các doanh nghiệp châu Âu, số người thất nghiệp tại EU đã tăng vọt trong năm vừa qua và dự kiến vẫn ở mức cao trong năm nay. Tỷ lệ thất nghiệp của Pháp được dự báo sẽ xấp xỉ 10%; của Hungari là 12%... trong năm 2010.
Chủ tịch Công ty vận chuyển hàng hải quốc gia Pháp, ông Patrick Molis vừa cảnh báo rằng, các doanh nghiệp không nên đối phó một cách thụ động với tình thế hiện nay. Theo ông, phương án không tăng lương hay sa thải nhân viên là một "sai lầm chiến lược", và cần đưa ra hướng đối phó như năng động đầu tư và không nên quá trông cậy vào thị trường Trung Quốc và tình trạng phục hồi "có vẻ giả tạo".
Giới doanh nghiệp còn cho rằng nên nâng cấp đầu tư kỹ thuật, công nghệ lên một cấp nữa thì mới có thể cạnh tranh được với các nước mới công nghiệp hóa ở châu Á. Vì vậy, hai yếu tố là tản quyền cho các công ty nhỏ và đầu tư công nghệ, kỹ thuật được cho là rất cần thiết.
Trong buổi làm việc đầu tiên trên cương vị Chủ tịch EU vừa qua, ông Rompuy đã kêu gọi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh EU vào tháng 2 nhằm thảo luận về kế hoạch kinh tế của tổ chức trong 10 năm tới. Chủ tịch EU cảnh báo, sự gia tăng thất nghiệp hiện nay tại các nước EU có thể trở thành "mô hình chung" của khối kinh tế này, và sẽ tác động kéo dài tới chất lượng cũng như số lượng lao động.