Năm 2015, Việt Nam "lọt" top 5 nước gia công phần mềm
Đến năm 2015, ngành công nghiệp công nghệ thông tin là đạt doanh thu toàn ngành đạt 17 - 19 tỷ USD
Mục tiêu của ngành công nghiệp công nghệ thông tin (IT) đến năm 2015 là đạt doanh thu toàn ngành 17 - 19 tỷ USD, trong đó doanh thu phần mềm khoảng 2 tỷ USD, phần cứng khoảng 12,5 tỷ USD, nội dung số 2 tỷ USD và dịch vụ khoảng 1,5 tỷ USD.
Đó là một trong những nội dung chính trong dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp IT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đang được Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng để trình Chính phủ ban hành.
Theo dự thảo, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành đến năm 2015 đạt khoảng 17,5%/năm. Trong đó, phần cứng tăng 18%/năm, phần mềm 15%/năm, nội dung số 20%/năm. Tỷ trọng xuất khẩu chiếm trên 60% tổng doanh thu toàn ngành.
“Bệ đỡ” để phát triển ngành công nghiệp IT là phát triển ba vùng kinh tế trọng điểm thành ba trung tâm công nghiệp IT chủ lực của cả nước; ba đô thị đặc biệt gồm Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng trở thành ba trung tâm sản xuất phần mềm, dịch vụ và nội dung số, trong đó Tp.HCM có doanh thu 3 tỷ USD, Hà Nội 1,8 tỷ USD và Đà Nẵng 300 triệu USD.
Theo đó, sẽ hình thành ba cụm các địa phương mạnh về công nghiệp phần cứng, điện tử trong khu vực bao gồm cụm phía Bắc với Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc đạt doanh thu 5 tỷ USD, cụm phía Nam gồm Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đạt doanh thu 6 tỷ USD và cụm miền Trung gồm Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế đạt doanh thu 700 triệu USD.
Trong chiến lược phát triển đến 2015, Bộ còn đặt mục tiêu sẽ phát triển được 2 doanh nghiệp phần cứng, điện tử có doanh thu trung bình trên 2 tỷ USD, 2 doanh nghiệp phần mềm có doanh thu trung bình trên 200 triệu USD/năm và 2 doanh nghiệp nội dung số đạt doanh thu trên 500 triệu USD/năm; có ít nhất 60 doanh nghiệp phần mềm được cấp chứng chỉ công nhận quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn CMMi.
Đồng thời, đào tạo lại 50 nghìn kỹ sư công nghệ thông tin có trình độ cao, thông thạo chuyên môn và ngoại ngữ.
Cùng với “con số 2” của những mục tiêu trên, dự thảo cũng đặt mục tiêu sẽ phấn đấu hình thành được 2 sản phẩm phần cứng hoặc dòng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, mang thương hiệu Việt Nam, đảm bảo cung cấp cho thị trường nội địa, có khả năng xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Đặc biệt là sẽ bản địa hóa được một số sản phẩm phần mềm nguồn mở có ứng dụng hiệu quả trong các cơ quan Nhà nước; phát triển được 1 công cụ tìm kiếm tiếng Việt và 3 trang mua sắm hàng hóa trên mạng, thu hút nhiều người sử dụng, đáp ứng đặc thù ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.
Đến thời điểm đó Việt Nam lọt vào nhóm 5 nước hấp dẫn nhất về gia công phần mềm, có ba thành phố gồm Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng lọt vào nhóm 10 thành phố mới nổi về gia công phần mềm toàn cầu.
Thu hút được trên 5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp công nghệ thông tin, trong đó có một số tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin đầu tư vào các trung tâm R&D tại Việt Nam.
Được biết, dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 sẽ được trình Chính phủ vào cuối năm nay.
Đó là một trong những nội dung chính trong dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp IT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đang được Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng để trình Chính phủ ban hành.
Theo dự thảo, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành đến năm 2015 đạt khoảng 17,5%/năm. Trong đó, phần cứng tăng 18%/năm, phần mềm 15%/năm, nội dung số 20%/năm. Tỷ trọng xuất khẩu chiếm trên 60% tổng doanh thu toàn ngành.
“Bệ đỡ” để phát triển ngành công nghiệp IT là phát triển ba vùng kinh tế trọng điểm thành ba trung tâm công nghiệp IT chủ lực của cả nước; ba đô thị đặc biệt gồm Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng trở thành ba trung tâm sản xuất phần mềm, dịch vụ và nội dung số, trong đó Tp.HCM có doanh thu 3 tỷ USD, Hà Nội 1,8 tỷ USD và Đà Nẵng 300 triệu USD.
Theo đó, sẽ hình thành ba cụm các địa phương mạnh về công nghiệp phần cứng, điện tử trong khu vực bao gồm cụm phía Bắc với Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc đạt doanh thu 5 tỷ USD, cụm phía Nam gồm Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đạt doanh thu 6 tỷ USD và cụm miền Trung gồm Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế đạt doanh thu 700 triệu USD.
Trong chiến lược phát triển đến 2015, Bộ còn đặt mục tiêu sẽ phát triển được 2 doanh nghiệp phần cứng, điện tử có doanh thu trung bình trên 2 tỷ USD, 2 doanh nghiệp phần mềm có doanh thu trung bình trên 200 triệu USD/năm và 2 doanh nghiệp nội dung số đạt doanh thu trên 500 triệu USD/năm; có ít nhất 60 doanh nghiệp phần mềm được cấp chứng chỉ công nhận quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn CMMi.
Đồng thời, đào tạo lại 50 nghìn kỹ sư công nghệ thông tin có trình độ cao, thông thạo chuyên môn và ngoại ngữ.
Cùng với “con số 2” của những mục tiêu trên, dự thảo cũng đặt mục tiêu sẽ phấn đấu hình thành được 2 sản phẩm phần cứng hoặc dòng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, mang thương hiệu Việt Nam, đảm bảo cung cấp cho thị trường nội địa, có khả năng xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Đặc biệt là sẽ bản địa hóa được một số sản phẩm phần mềm nguồn mở có ứng dụng hiệu quả trong các cơ quan Nhà nước; phát triển được 1 công cụ tìm kiếm tiếng Việt và 3 trang mua sắm hàng hóa trên mạng, thu hút nhiều người sử dụng, đáp ứng đặc thù ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.
Đến thời điểm đó Việt Nam lọt vào nhóm 5 nước hấp dẫn nhất về gia công phần mềm, có ba thành phố gồm Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng lọt vào nhóm 10 thành phố mới nổi về gia công phần mềm toàn cầu.
Thu hút được trên 5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp công nghệ thông tin, trong đó có một số tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin đầu tư vào các trung tâm R&D tại Việt Nam.
Được biết, dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 sẽ được trình Chính phủ vào cuối năm nay.