“Năm ăn, năm thua” với cổ phiếu giá dưới nghìn đồng
Trong ba phiên giao dịch gần đây, VKP - mã chứng khoán đầu tiên rơi xuống dưới ngưỡng 1.000 đồng - lại tăng trần liên tục
Cổ phiếu VKP của Công ty Cổ phần Nhựa Tân Hóa tuần qua thu hút sự chú ý của thị trường, khi là mã chứng khoán đầu tiên rơi xuống dưới ngưỡng 1.000 đồng. Tuy nhiên, trong ba phiên giao dịch gần đây, VKP lại tăng trần liên tục với thanh khoản khá tốt.
VKP đã lập kỷ lục về khối lượng khớp lệnh trong vòng 7 tháng trở lại đây vào ngày 25/11 vừa qua, với trên 100.000 đơn vị. Giá giao dịch ở mức kịch trần. Thực ra VKP chỉ có 3 bước giá là sàn - tham chiếu - trần nên biến động tính theo phần trăm “ngoài khung” (trên 10% mỗi phiên). Tính chung 3 phiên tăng giá liên tục, VKP đem lại mức sinh lời tới 50%, mặc dù thực chất giá cổ phiếu này chỉ tăng từ 600 đồng lên 900 đồng.
Việc VKP tăng giá liên tục với thanh khoản khá tốt đang khiến thị trường có những quan điểm đánh giá khác nhau.
Có ý kiến cho rằng VKP cũng có thể là cơ hội cho những nhà đầu tư ưa mạo hiểm vì giá giao dịch hiện quá thấp theo đúng nghĩa đen. Lượng vốn cần thiết để mua khối lượng lớn không đáng là bao, thậm chí có thể “làm giá” dễ dàng.
Quan điểm ngược lại thì cảnh báo về một nguy cơ tại những mã như VKP, vốn trải qua quá trình lỗ triền miên, nợ nần chồng chất và có nguy cơ bị “đá” khỏi sàn niêm yết, thậm chí là phá sản do không trả được nợ. Như vậy, nhà đầu tư mua vào VKP mấy hôm nay đang chơi trò may rủi và có nguy cơ mất thanh khoản do bị hủy niêm yết, thậm chí là bài học DVD có thể lặp lại.
Dĩ nhiên nhà đầu tư chấp nhận rủi ro với VKP cũng có lý do riêng của mình. Ngay với trường hợp của DVD, kể cả khi lãnh đạo doanh nghiệp vướng vào lao lý, doanh nghiệp bị nghi ngờ kinh doanh lòng vòng, tạo doanh thu ảo… thì vẫn có không ít nhà đầu tư ham hố. Liệu VKP có đi lại vào vết xe đổ của DVD và nhà đầu tư có lặp lại sai lầm trong quá khứ?
Trước hết, rủi ro đầu tiên và gần như chắc chắn sẽ xảy ra, là nguy cơ mất thanh khoản với VKP khi cổ phiếu này bị hủy niêm yết. Theo quy định, cổ phiếu sẽ bị hủy niêm yết khi doanh nghiệp có kết quả sản xuất, kinh doanh lỗ liên tục trong 3 năm hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính năm gần nhất.
Do vậy, VKP cần có “phép thần” mới thoát khỏi quy định này. Năm 2009 VKP lỗ 50,27 tỷ đồng. Năm 2010 VKP lỗ tiếp 35,74 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính quý 3/2011, VKP lỗ 9,39 tỷ đồng, nâng tổng mức lỗ lũy kế 3 quý đầu năm lên 30,77 tỷ đồng.
Khả năng đảo ngược tình thế trong quý 4 năm nay gần như là bất khả thi, tức là nguy cơ lỗ 3 năm liên tiếp là gần như chắc chắn. Ngay trong kế hoạch năm, VKP cũng đã xác định tiếp tục lỗ.
Với khoản lỗ lũy kế các năm lên tới 116,87 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của VKP tính đến hết quý 3/2011 chỉ còn 34,41 tỷ đồng.
Như vậy, thời điểm hủy niêm yết của VKP chỉ còn tính bằng tháng. Ngay sau khi có báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011, HSX sẽ căn cứ vào đó để ra quyết định hủy niêm yết.
Câu hỏi đặt ra là những nhà đầu tư mua vào VKP mấy phiên gần đây có lường trước rủi ro này hay không? Sau bài học DVD, có lẽ đa số nhà đầu tư đều cảnh giác với những cổ phiếu của doanh nghiệp có kết quả kinh doanh lỗ liên tục nhiều quý. Tuy nhiên, vẫn có thể có nhà đầu tư chấp nhận rủi ro mạo hiểm theo hai khả năng. Thứ nhất là đầu cơ ngắn hạn và xác định sẽ thoát ra trước thời điểm VKP bị hủy niêm yết. Thứ hai là chấp nhận đầu tư dài hạn với cơ hội VKP sẽ tái cơ cấu thành công.
Về khía cạnh dài hạn, vấn đề cơ bản nhất của VKP lúc này là xử lý nợ. Theo báo cáo tài chính quý 3/2011, VKP có tổng nợ 234,16 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 168,87 tỷ đồng, nợ dài hạn là 65,29 tỷ đồng.
Áp lực lớn nhất vẫn là khoản 168,87 tỷ đồng nợ ngắn hạn. Theo giải trình của VKP, các khoản vay cũ tồn đọng quá lớn khiến công ty mỗi tháng phải trả tới 2 tỷ đồng tiền lãi. Nếu trả dứt điểm được nợ thì cơ hội hồi phục của VKP không phải là không có.
Tuy nhiên vấn đề là lấy đâu ra nguồn vốn để trả nợ? Với kết quả kinh doanh lỗ liên tục nhiều quý, có lẽ VKP chỉ còn nước phát hành riêng lẻ để huy động vốn. Điều này trên thực tế là rất khó, nhưng không phải là bất khả thi. Liệu có “Mạnh Thường Quân” nào sẵn lòng rót vốn vào VKP hay cho vay dài hạn để cơ cấu nợ?
Một khả năng nữa là VKP dùng mọi biện pháp để thuyết phục chủ nợ thực hiện giãn nợ. Trong cơ cấu nợ ngắn hạn, khoản phải trả cho người bán chiếm một phần rất lớn, tới 67,64 tỷ đồng. Phần còn lại khoản chi phí phải trả là 10,74 tỷ đồng.
Điểm tích cực trong trường hợp của VKP là hoạt động sản xuất kinh doanh chính có chuyển biến tích cực và dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động này vẫn dương. Theo số liệu đến 30/9/2011, VKP có dòng tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác là 168,35 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi, lưu chuyển tiền thuần còn hơn 11,58 tỷ đồng.
Điều này có thể hiểu là VKP vẫn sản xuất và bán được hàng. Giải trình quý 3 của VKP cũng xác nhận trong quý này công ty đã kiểm soát được chi phí sản xuất và giữ vững đơn hang. Doanh thu bán hàng quý 3 tăng 7% so với quý 2/2011. Tuy nhiên chi phí bán hàng quý 3 bị tăng 64% so với quý 2 do một số đơn hàng nhập khẩu không kịp tiến độ giao hàng nên phải xuất bằng đường hàng không làm cước phí vận chuyển tăng lên.
Tóm lại, vấn đề của VKP thuần túy là vấn đề của hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Trong giai đoạn khủng hoảng, doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất là bình thường. Dĩ nhiên mức độ trầm trọng có thể khác nhau. Khả năng tái cơ cấu, làm hồi sinh VKP là có thể (dù không hề đơn giản), và bản chất vấn đề khác với trường hợp của DVD.
VKP đã lập kỷ lục về khối lượng khớp lệnh trong vòng 7 tháng trở lại đây vào ngày 25/11 vừa qua, với trên 100.000 đơn vị. Giá giao dịch ở mức kịch trần. Thực ra VKP chỉ có 3 bước giá là sàn - tham chiếu - trần nên biến động tính theo phần trăm “ngoài khung” (trên 10% mỗi phiên). Tính chung 3 phiên tăng giá liên tục, VKP đem lại mức sinh lời tới 50%, mặc dù thực chất giá cổ phiếu này chỉ tăng từ 600 đồng lên 900 đồng.
Việc VKP tăng giá liên tục với thanh khoản khá tốt đang khiến thị trường có những quan điểm đánh giá khác nhau.
Có ý kiến cho rằng VKP cũng có thể là cơ hội cho những nhà đầu tư ưa mạo hiểm vì giá giao dịch hiện quá thấp theo đúng nghĩa đen. Lượng vốn cần thiết để mua khối lượng lớn không đáng là bao, thậm chí có thể “làm giá” dễ dàng.
Quan điểm ngược lại thì cảnh báo về một nguy cơ tại những mã như VKP, vốn trải qua quá trình lỗ triền miên, nợ nần chồng chất và có nguy cơ bị “đá” khỏi sàn niêm yết, thậm chí là phá sản do không trả được nợ. Như vậy, nhà đầu tư mua vào VKP mấy hôm nay đang chơi trò may rủi và có nguy cơ mất thanh khoản do bị hủy niêm yết, thậm chí là bài học DVD có thể lặp lại.
Dĩ nhiên nhà đầu tư chấp nhận rủi ro với VKP cũng có lý do riêng của mình. Ngay với trường hợp của DVD, kể cả khi lãnh đạo doanh nghiệp vướng vào lao lý, doanh nghiệp bị nghi ngờ kinh doanh lòng vòng, tạo doanh thu ảo… thì vẫn có không ít nhà đầu tư ham hố. Liệu VKP có đi lại vào vết xe đổ của DVD và nhà đầu tư có lặp lại sai lầm trong quá khứ?
Trước hết, rủi ro đầu tiên và gần như chắc chắn sẽ xảy ra, là nguy cơ mất thanh khoản với VKP khi cổ phiếu này bị hủy niêm yết. Theo quy định, cổ phiếu sẽ bị hủy niêm yết khi doanh nghiệp có kết quả sản xuất, kinh doanh lỗ liên tục trong 3 năm hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính năm gần nhất.
Do vậy, VKP cần có “phép thần” mới thoát khỏi quy định này. Năm 2009 VKP lỗ 50,27 tỷ đồng. Năm 2010 VKP lỗ tiếp 35,74 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính quý 3/2011, VKP lỗ 9,39 tỷ đồng, nâng tổng mức lỗ lũy kế 3 quý đầu năm lên 30,77 tỷ đồng.
Khả năng đảo ngược tình thế trong quý 4 năm nay gần như là bất khả thi, tức là nguy cơ lỗ 3 năm liên tiếp là gần như chắc chắn. Ngay trong kế hoạch năm, VKP cũng đã xác định tiếp tục lỗ.
Với khoản lỗ lũy kế các năm lên tới 116,87 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của VKP tính đến hết quý 3/2011 chỉ còn 34,41 tỷ đồng.
Như vậy, thời điểm hủy niêm yết của VKP chỉ còn tính bằng tháng. Ngay sau khi có báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011, HSX sẽ căn cứ vào đó để ra quyết định hủy niêm yết.
Câu hỏi đặt ra là những nhà đầu tư mua vào VKP mấy phiên gần đây có lường trước rủi ro này hay không? Sau bài học DVD, có lẽ đa số nhà đầu tư đều cảnh giác với những cổ phiếu của doanh nghiệp có kết quả kinh doanh lỗ liên tục nhiều quý. Tuy nhiên, vẫn có thể có nhà đầu tư chấp nhận rủi ro mạo hiểm theo hai khả năng. Thứ nhất là đầu cơ ngắn hạn và xác định sẽ thoát ra trước thời điểm VKP bị hủy niêm yết. Thứ hai là chấp nhận đầu tư dài hạn với cơ hội VKP sẽ tái cơ cấu thành công.
Về khía cạnh dài hạn, vấn đề cơ bản nhất của VKP lúc này là xử lý nợ. Theo báo cáo tài chính quý 3/2011, VKP có tổng nợ 234,16 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 168,87 tỷ đồng, nợ dài hạn là 65,29 tỷ đồng.
Áp lực lớn nhất vẫn là khoản 168,87 tỷ đồng nợ ngắn hạn. Theo giải trình của VKP, các khoản vay cũ tồn đọng quá lớn khiến công ty mỗi tháng phải trả tới 2 tỷ đồng tiền lãi. Nếu trả dứt điểm được nợ thì cơ hội hồi phục của VKP không phải là không có.
Tuy nhiên vấn đề là lấy đâu ra nguồn vốn để trả nợ? Với kết quả kinh doanh lỗ liên tục nhiều quý, có lẽ VKP chỉ còn nước phát hành riêng lẻ để huy động vốn. Điều này trên thực tế là rất khó, nhưng không phải là bất khả thi. Liệu có “Mạnh Thường Quân” nào sẵn lòng rót vốn vào VKP hay cho vay dài hạn để cơ cấu nợ?
Một khả năng nữa là VKP dùng mọi biện pháp để thuyết phục chủ nợ thực hiện giãn nợ. Trong cơ cấu nợ ngắn hạn, khoản phải trả cho người bán chiếm một phần rất lớn, tới 67,64 tỷ đồng. Phần còn lại khoản chi phí phải trả là 10,74 tỷ đồng.
Điểm tích cực trong trường hợp của VKP là hoạt động sản xuất kinh doanh chính có chuyển biến tích cực và dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động này vẫn dương. Theo số liệu đến 30/9/2011, VKP có dòng tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác là 168,35 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi, lưu chuyển tiền thuần còn hơn 11,58 tỷ đồng.
Điều này có thể hiểu là VKP vẫn sản xuất và bán được hàng. Giải trình quý 3 của VKP cũng xác nhận trong quý này công ty đã kiểm soát được chi phí sản xuất và giữ vững đơn hang. Doanh thu bán hàng quý 3 tăng 7% so với quý 2/2011. Tuy nhiên chi phí bán hàng quý 3 bị tăng 64% so với quý 2 do một số đơn hàng nhập khẩu không kịp tiến độ giao hàng nên phải xuất bằng đường hàng không làm cước phí vận chuyển tăng lên.
Tóm lại, vấn đề của VKP thuần túy là vấn đề của hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Trong giai đoạn khủng hoảng, doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất là bình thường. Dĩ nhiên mức độ trầm trọng có thể khác nhau. Khả năng tái cơ cấu, làm hồi sinh VKP là có thể (dù không hề đơn giản), và bản chất vấn đề khác với trường hợp của DVD.