Nắm bắt "hiệu ứng động" với cộng đồng kinh tế ASEAN
Cộng đồng ASEAN là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, nhưng mối liên kết kinh tế giữa các thành viên còn khá lỏng lẻo
Cộng đồng ASEAN là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, nhưng mối liên kết kinh tế giữa các thành viên còn khá lỏng lẻo.
Với quyết tâm tăng cường hợp tác kinh tế trong nội khối hơn nữa, một Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ “trình làng” vào năm 2015. Vậy Việt Nam sẽ hành động như thế nào để tham gia thành công vào tiến trình chung của khu vực?
Tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế ASEAN của Việt Nam” do Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 26/7 vừa qua, các chuyên gia đều có chung nhận định cho rằng khu vực doanh nghiệp Việt Nam dường như chưa ý thức đầy đủ về tiềm năng của thị trường ASEAN cũng như các ưu đãi mà các kênh hợp tác kinh tế, kỹ thuật của ASEAN mang lại.
Những hiệu ứng “động”
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng ban Hợp tác quốc tế (Viện Kinh tế chính trị thế giới) cho biết: với việc Việt Nam chọn cách tham gia “ít nhất có thể” và “kéo dài lâu nhất có thể” trong các cam kết cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường vô hình chung đã tạo cho doanh nghiệp sự bảo hộ, khiến phần lớn doanh nghiệp Việt Nam thiếu động lực cạnh tranh. Họ dường như không quan tâm nhiều đến việc xây dựng một chiến lược kinh doanh khu vực và xa hơn là toàn cầu.
Trước thực trạng đó, việc hình thành AEC sẽ có tác động không nhỏ đến Việt Nam. Thừa nhận vẫn cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về tác động của AEC với điều kiện cụ thể của Việt Nam, nhưng các chuyên gia cũng đưa ra dự báo bước đầu rằng việc tham gia tiến trình AEC sẽ tạo thêm thương mại với Việt Nam. Điều này phản ánh rõ rệt qua hàng rào thuế quan của Việt Nam.
Số liệu của Viện Kinh tế và chính trị thế giới cho thấy mức thuế quan bình quân của Việt Nam theo CEPT vẫn cao gần gấp đôi mức bình quân của ASEAN-10 (6,22% so với 3,33%) và gần 20% dòng thuế quan vẫn có thuế suất trên 5% nên hiệu ứng “tạo thêm thương mại” với Việt Nam sẽ lớn khi hàng rào thuế quan của Việt Nam thấp hơn.
Dòng đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam được dự báo cũng sẽ mạnh hơn cả về số lượng cũng như chất lượng khi Việt Nam tham gia tiến trình AEC.
Các nhà đầu tư sẽ tìm đến Việt Nam không chỉ bởi một quy mô thị trường của AEC hơn 500 triệu dân với trên 1.000 tỷ USD GDP, mà còn bởi chi phí kinh doanh và giao dịch sẽ giảm mạnh qua việc cải thiện môi trường đầu tư.
Khi đầu tư trực tiếp gia tăng, tất yếu nước đón nhận sẽ được hưởng lợi từ những công nghệ chuyển giao, tạo thêm việc làm, phát triển nguồn nhân lực và mở ra kênh tiếp cận thị trường khu vực và thế giới.
Theo các chuyên gia kinh tế, đó là những “hiệu ứng động” mà Việt Nam phải biết chớp lấy. Lưu ý này xuất phát từ thực tế hiện nay Việt Nam còn áp dụng khá nhiều biện pháp phi thuế quan cũng như rào cản kinh doanh nếu không được điều chỉnh đồng bộ sẽ dẫn đến “chệch hướng đầu tư” khỏi Việt Nam.
Một nhận định quan trọng khác được các chuyên gia đưa ra tại hội nghị này là, việc Việt Nam tham gia AEC sẽ không có những tác động lớn đến việc chuyển dịch nguồn thu ngân sách nhưng sẽ tác động tích cực tới quá trình cải cách thuế và cơ cấu thu ngân sách của Việt Nam.
Thực tế, nguồn thu thuế từ hoạt động ngoại thương của Việt Nam luôn chiếm 20-25% tổng thu ngân sách, do đó Việt Nam cần có chính sách tốt để ứng phó với tiến trình đẩy nhanh cắt giảm thuế của AEC.
Thông qua kết quả nghiên cứu về tác động ngân sách của Việt Nam tham gia CEPT/AFTA, các chuyên gia đã đưa ra những tiên liệu trong trường hợp Việt Nam tham gia AEC. Cụ thể, khi thực hiện CEPT, thu ngân sách của Việt Nam có thể bị giảm từ thuế nhập khẩu đối với hàng từ ASEAN lên đến 320 triệu USD, tương đương 75% tổng số thu thuế quan từ hàng nhập khẩu ASEAN.
Tuy nhiên, khi thực hiện CEPT, số thu ngân sách của Việt Nam từ nguồn thu nhập khẩu từ các khu vực ngoài ASEAN lại tăng mạnh, có thể lên tới 4,770 tỷ USD, tương đương 85,5% tổng số thu ngân sách.
Cần thực hiện tốt cải cách và đổi mới
Một số những tác động nêu trên cho thấy nếu Việt Nam không hấp thụ được những tác động tích cực của AEC sẽ có nguy cơ chịu những tác động không thuận của quá trình này, như: khoảng cách phát triển sẽ bị doãng ra, việc huy động các nguồn lực sẽ bị hạn chế và sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử ngay trong AEC, sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài sẽ bị giảm sút...
Tích cực tham gia vào AEC, Việt Nam sẽ khiến các đối tác bên ngoài phải thay đổi tư duy của họ khi tiến hành xúc tiến đầu tư và thương mại. Với vị thế “đồng đẳng” trong cộng đồng, thị trường Việt Nam sẽ được coi trọng, thu hút được các công ty xuyên quốc gia trong 500 tập đoàn lớn nhất thế giới đầu tư vào Việt Nam thay vì các công ty vừa và nhỏ đến từ các nước châu Á.
Để tham gia hiệu quả vào lộ trình AEC, một trong những yếu tố quan trọng nhất được đề xuất tại Hội nghị này là Việt Nam cần thực hiện tốt cải cách. Để làm được điều này bên cạnh việc thực hiện đúng, đủ và tích cực các cam kết, về phía Chính phủ cần tập trung hỗ trợ khu vực doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí giao dịch kinh doanh thông qua cắt giảm chi phí đầu vào sản xuất và cung ứng dịch vụ với thời gian ngắn nhất.
Đặc biệt cần tăng cường hiệu quả của các ngành cung ứng đầu vào cho sản xuất và dịch vụ như giao thông vận tại, điện lực, viễn thông và tài chính ngân hàng để toàn bộ nền kinh tế có được đầu vào sản xuất và dịch vụ với chi phí thấp hơn và chất lượng cao hơn.
Một biện pháp nữa cũng được nhiều ý kiến bình luận tại Hội nghị hết sức lưu ý, đó là nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong 12 lĩnh vực ưu tiên của tiến trình AEC.
Phương châm tham gia AEC trên 12 lĩnh vực ưu tiên ở đây là tránh đối đầu cạnh tranh trực tiếp với những đối thủ mạnh nhất trong ASEAN mà nên tận dụng cơ hội hợp tác kinh doanh, xây dựng liên minh chiến lược để “vừa làm, vừa trưởng thành” trước khi hội nhập thị trường toàn cầu.
Nhìn rộng ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược xây dựng quan hệ đối tác với các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu trên thế giới, trên nguyên tắc yếu-mạnh bổ sung cho nhau, trước hết trên 12 lĩnh vực ưu tiên của tiến trình AEC.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần tham gia định hình một AEC hướng tới như một “thực thể kinh tế khu vực thống nhất” chứ không chỉ dừng lại như một AFTA mở rộng.
Theo đó, cần xây dựng một khung khổ cam kết thương mại hàng hoá và dịch vụ tự do lưu chuyển hơn nữa thông qua đàm phán đi đến loại bỏ các biện pháp phi thuế quan.
Một khung khổ đầu tư mở và tự do đối với lưu chuyển dòng vốn thông qua cải cách các quy định điều tiết thị trường theo hướng minh bạch hơn, dự đoán được và có hiệu lực hơn. Một chính sách thuế quan chung với bên ngoài để thị trường không bị phân mảng.
Một mạng lưới cơ sở hạ tầng (cứng và mềm) xuyên ASEAN thông qua kêu gọi đầu tư và tài trợ để phát triển đồng bộ mạng lưới vận tải, thông tin, giao dịch an toàn giữa các thành viên và với thế giới.
Với quyết tâm tăng cường hợp tác kinh tế trong nội khối hơn nữa, một Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ “trình làng” vào năm 2015. Vậy Việt Nam sẽ hành động như thế nào để tham gia thành công vào tiến trình chung của khu vực?
Tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế ASEAN của Việt Nam” do Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 26/7 vừa qua, các chuyên gia đều có chung nhận định cho rằng khu vực doanh nghiệp Việt Nam dường như chưa ý thức đầy đủ về tiềm năng của thị trường ASEAN cũng như các ưu đãi mà các kênh hợp tác kinh tế, kỹ thuật của ASEAN mang lại.
Những hiệu ứng “động”
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng ban Hợp tác quốc tế (Viện Kinh tế chính trị thế giới) cho biết: với việc Việt Nam chọn cách tham gia “ít nhất có thể” và “kéo dài lâu nhất có thể” trong các cam kết cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường vô hình chung đã tạo cho doanh nghiệp sự bảo hộ, khiến phần lớn doanh nghiệp Việt Nam thiếu động lực cạnh tranh. Họ dường như không quan tâm nhiều đến việc xây dựng một chiến lược kinh doanh khu vực và xa hơn là toàn cầu.
Trước thực trạng đó, việc hình thành AEC sẽ có tác động không nhỏ đến Việt Nam. Thừa nhận vẫn cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về tác động của AEC với điều kiện cụ thể của Việt Nam, nhưng các chuyên gia cũng đưa ra dự báo bước đầu rằng việc tham gia tiến trình AEC sẽ tạo thêm thương mại với Việt Nam. Điều này phản ánh rõ rệt qua hàng rào thuế quan của Việt Nam.
Số liệu của Viện Kinh tế và chính trị thế giới cho thấy mức thuế quan bình quân của Việt Nam theo CEPT vẫn cao gần gấp đôi mức bình quân của ASEAN-10 (6,22% so với 3,33%) và gần 20% dòng thuế quan vẫn có thuế suất trên 5% nên hiệu ứng “tạo thêm thương mại” với Việt Nam sẽ lớn khi hàng rào thuế quan của Việt Nam thấp hơn.
Dòng đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam được dự báo cũng sẽ mạnh hơn cả về số lượng cũng như chất lượng khi Việt Nam tham gia tiến trình AEC.
Các nhà đầu tư sẽ tìm đến Việt Nam không chỉ bởi một quy mô thị trường của AEC hơn 500 triệu dân với trên 1.000 tỷ USD GDP, mà còn bởi chi phí kinh doanh và giao dịch sẽ giảm mạnh qua việc cải thiện môi trường đầu tư.
Khi đầu tư trực tiếp gia tăng, tất yếu nước đón nhận sẽ được hưởng lợi từ những công nghệ chuyển giao, tạo thêm việc làm, phát triển nguồn nhân lực và mở ra kênh tiếp cận thị trường khu vực và thế giới.
Theo các chuyên gia kinh tế, đó là những “hiệu ứng động” mà Việt Nam phải biết chớp lấy. Lưu ý này xuất phát từ thực tế hiện nay Việt Nam còn áp dụng khá nhiều biện pháp phi thuế quan cũng như rào cản kinh doanh nếu không được điều chỉnh đồng bộ sẽ dẫn đến “chệch hướng đầu tư” khỏi Việt Nam.
Một nhận định quan trọng khác được các chuyên gia đưa ra tại hội nghị này là, việc Việt Nam tham gia AEC sẽ không có những tác động lớn đến việc chuyển dịch nguồn thu ngân sách nhưng sẽ tác động tích cực tới quá trình cải cách thuế và cơ cấu thu ngân sách của Việt Nam.
Thực tế, nguồn thu thuế từ hoạt động ngoại thương của Việt Nam luôn chiếm 20-25% tổng thu ngân sách, do đó Việt Nam cần có chính sách tốt để ứng phó với tiến trình đẩy nhanh cắt giảm thuế của AEC.
Thông qua kết quả nghiên cứu về tác động ngân sách của Việt Nam tham gia CEPT/AFTA, các chuyên gia đã đưa ra những tiên liệu trong trường hợp Việt Nam tham gia AEC. Cụ thể, khi thực hiện CEPT, thu ngân sách của Việt Nam có thể bị giảm từ thuế nhập khẩu đối với hàng từ ASEAN lên đến 320 triệu USD, tương đương 75% tổng số thu thuế quan từ hàng nhập khẩu ASEAN.
Tuy nhiên, khi thực hiện CEPT, số thu ngân sách của Việt Nam từ nguồn thu nhập khẩu từ các khu vực ngoài ASEAN lại tăng mạnh, có thể lên tới 4,770 tỷ USD, tương đương 85,5% tổng số thu ngân sách.
Cần thực hiện tốt cải cách và đổi mới
Một số những tác động nêu trên cho thấy nếu Việt Nam không hấp thụ được những tác động tích cực của AEC sẽ có nguy cơ chịu những tác động không thuận của quá trình này, như: khoảng cách phát triển sẽ bị doãng ra, việc huy động các nguồn lực sẽ bị hạn chế và sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử ngay trong AEC, sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài sẽ bị giảm sút...
Tích cực tham gia vào AEC, Việt Nam sẽ khiến các đối tác bên ngoài phải thay đổi tư duy của họ khi tiến hành xúc tiến đầu tư và thương mại. Với vị thế “đồng đẳng” trong cộng đồng, thị trường Việt Nam sẽ được coi trọng, thu hút được các công ty xuyên quốc gia trong 500 tập đoàn lớn nhất thế giới đầu tư vào Việt Nam thay vì các công ty vừa và nhỏ đến từ các nước châu Á.
Để tham gia hiệu quả vào lộ trình AEC, một trong những yếu tố quan trọng nhất được đề xuất tại Hội nghị này là Việt Nam cần thực hiện tốt cải cách. Để làm được điều này bên cạnh việc thực hiện đúng, đủ và tích cực các cam kết, về phía Chính phủ cần tập trung hỗ trợ khu vực doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí giao dịch kinh doanh thông qua cắt giảm chi phí đầu vào sản xuất và cung ứng dịch vụ với thời gian ngắn nhất.
Đặc biệt cần tăng cường hiệu quả của các ngành cung ứng đầu vào cho sản xuất và dịch vụ như giao thông vận tại, điện lực, viễn thông và tài chính ngân hàng để toàn bộ nền kinh tế có được đầu vào sản xuất và dịch vụ với chi phí thấp hơn và chất lượng cao hơn.
Một biện pháp nữa cũng được nhiều ý kiến bình luận tại Hội nghị hết sức lưu ý, đó là nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong 12 lĩnh vực ưu tiên của tiến trình AEC.
Phương châm tham gia AEC trên 12 lĩnh vực ưu tiên ở đây là tránh đối đầu cạnh tranh trực tiếp với những đối thủ mạnh nhất trong ASEAN mà nên tận dụng cơ hội hợp tác kinh doanh, xây dựng liên minh chiến lược để “vừa làm, vừa trưởng thành” trước khi hội nhập thị trường toàn cầu.
Nhìn rộng ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược xây dựng quan hệ đối tác với các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu trên thế giới, trên nguyên tắc yếu-mạnh bổ sung cho nhau, trước hết trên 12 lĩnh vực ưu tiên của tiến trình AEC.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần tham gia định hình một AEC hướng tới như một “thực thể kinh tế khu vực thống nhất” chứ không chỉ dừng lại như một AFTA mở rộng.
Theo đó, cần xây dựng một khung khổ cam kết thương mại hàng hoá và dịch vụ tự do lưu chuyển hơn nữa thông qua đàm phán đi đến loại bỏ các biện pháp phi thuế quan.
Một khung khổ đầu tư mở và tự do đối với lưu chuyển dòng vốn thông qua cải cách các quy định điều tiết thị trường theo hướng minh bạch hơn, dự đoán được và có hiệu lực hơn. Một chính sách thuế quan chung với bên ngoài để thị trường không bị phân mảng.
Một mạng lưới cơ sở hạ tầng (cứng và mềm) xuyên ASEAN thông qua kêu gọi đầu tư và tài trợ để phát triển đồng bộ mạng lưới vận tải, thông tin, giao dịch an toàn giữa các thành viên và với thế giới.