“Năm nay Việt Nam có thể xuất 5 triệu tấn gạo”
Nội dung cuộc phỏng vấn ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam
Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sản lượng lúa đông - xuân năm nay của Việt Nam đạt 9,2-9,3 triệu tấn, vượt kế hoạch đặt ra. Đồng thời, chất lượng lúa cũng rất tốt và giá cả đã được cải thiện đáng kể.
Thưa ông, với thực tiễn xuất khẩu gạo trên thị trường từ đầu năm đến nay, ông đánh giá như thế nào về thị trường lúa gạo trong nước và thị trường xuất khẩu?
Đến giờ này, tôi có thể khẳng định, sản lượng vụ đông xuân đã vượt so với dự kiến là 8,8 triệu tấn, đạt khoảng 9,2 -9,3 triệu tấn, tăng hơn vụ đông xuân năm ngoái và chất lượng lúa năm nay rất tốt.
Theo tính toán của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, 6 tháng đầu năm nay chúng ta có thể xuất khẩu 2,5 triệu tấn. Đến giờ này, chúng ta đã ký hợp đồng xuất khẩu khoảng 3,5 triệu tấn gạo, trong đó có khoảng 3 triệu tấn sẽ được các doanh nghiệp giao trong 6 tháng đầu năm và khoảng 500.000 tấn nữa, sẽ giao từ nay đến đến tháng 9.
Về thị trường, “người mua nhiều hơn người bán”, đặc biệt là giá gạo của Việt Nam được xuất khẩu với giá tăng hơn 40 USD/tấn so với thời điểm này năm ngoái. Có một điều đáng mừng là giá gạo cao cấp của chúng ta, loại gạo 5% tấm có giá ngang bằng với giá gạo của Thái Lan, khoảng hơn 600 USD/ tấn, đây là điều hết sức thuận lợi.
Vậy lời khuyên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam ở thời điểm này đối với người nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo là gì?
Năm nay, các nước xuất khẩu lớn đều không có khả năng tăng sản lượng để xuất, trong khi nhu cầu gạo lại tăng khá cao, đặc biệt, Indonesia sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo lớn, cho nên xuất khẩu gạo nằm trong tay người bán, chứ không phải người mua.
Hiện nay, chủ trương của Hiệp hội Lương thực Việt Nam là chỉ bán thêm một số loại gạo cao cấp, cụ thể gạo 5%, còn các loại gạo cấp thấp không khuyến khích bán nữa, vì gặp vụ đông xuân của chúng ta chất lượng tốt, chúng ta không bán gạo cấp thấp nữa, mà bán gạo cấp cao được giá hơn rất nhiều.
Thứ 2 nữa là từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng gạo trung bình và gạo cấp thấp rất nhiều, cho nên chúng ta không cần ký thêm nữa và giá trung bình cũng đã khá tốt.
Với các doanh nghiệp, Hiệp hội đã khuyến cáo không vội vàng bán tháo, bán đổ, phải xem được giá mới bán, doanh nghiệp cũng không nên ký hợp đồng đón đầu mà tập trung mùa giá cho tốt và bán từ từ, bán đón đầu từ năm trước sẽ không hiệu quả.
Đến thời điểm này, theo khảo sát của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nông dân được mùa, được giá. Đây là năm thứ 6 nông dân được giá, hiện nay, chúng tôi trực tiếp khảo sát thì thấy, giá vốn lúa bình quân của bà con khoảng 1.200 đồng/ kg, trong khi đó thu hoạch bán tại ruộng là 2.600-2.650 đồng/kg, nếu đưa đến kho của doanh nghiệp để bán sẽ có giá khoảng 2.800 đồng/kg, như vậy nông dân đã lời gấp đôi.
Đúng là những tín hiệu về thị trường xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay là đáng mừng, nhưng thưa ông, việc thu hoạch, chế biến cũng như chủ động xuất khẩu gạo vẫn là điều đáng nói, nhất là khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến chúng ta đã không thành công như Thái Lan?
Đúng thế, nông dân của chúng ta làm ăn còn mang tính manh mún, cá thể nên khi đi vào làm ăn lớn thì chúng ta lúng túng.
Hiện nay, vụ đông xuân 2007, chúng ta đang gặp tình trạng thiếu nhân công thu hoạch vì chúng ta chưa cơ giới hoá được từ khâu gieo cấy đến thu hoạch, muốn làm được điều này phải có hợp tác xã. Hợp tác xã phải cung ứng dịch vụ hiệu quả cho nông dân, cụ thể là cung ứng dịch vụ phân bón, khoa học kỹ thuật, sau thu hoạch...
Đúng là hiện nay bế tắc nhất là vấn đề nhân công thu hoạch, vấn đề xử lý độ ẩm, phơi lúa, đưa lúa vào kho... Đơn giản là muốn sấy lúa phải có máy sấy, mà không phải hộ nông dân nào cũng có thể có máy sấy. Vấn đề là sắp tới người nông dân phải đi vào tổ chức và mô hình lý tưởng nhất là hợp tác xã.
Nhưng ông cũng còn nhớ là chúng ta đã có chủ trương liên kết 4 nhà, nếu làm tốt thì tất cả những điều như ông nói, chúng ta đều thực hiện được?
Chúng ta đã có nói đến mô hình liên kết 4 nhà, nhưng liên kết 4 nhà vẫn phải là liên kết, doanh nghiệp và người nông dân, chúng ta không thể làm một cách đơn lẻ, độc lập và phải tập hợp liên kết với nhau ví như hiệp hội để đẩy mạnh sản xuất, phát triển cơ sở chế biến... Chúng ta cần một chương trình tổng thể cho vấn đề này và có sự hỗ trợ của Nhà nước...
Hiện nay, Chính phủ đã chỉ đạo Tổng Công ty Lương thực Việt Nam đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống kho bảo quản, cơ sở chế biến. Hiện nay, Tổng công ty có kho có sức chứa khoảng 700.000 tấn lương thực, phấn đấu đến 2010, có thể xây dựng được hệ thống kho có sức chứa 1 triệu tấn, để đảm bảo khi thu hoạch có thể bảo quản, chế biến lúa tốt hơn.
Thưa ông, ông cũng nhấn mạnh đến vai trò của hiệp hội và cả cách thức làm ăn lớn đối với bà con nông dân. Cụ thể với việc chúng ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) , vai trò này sẽ phải được thể hiện như thế nào?
Thực tế là việc xuất khẩu gạo của chúng ta đã được tự do hoá nhiều năm qua và chúng ta cũng không quá lo lắng khi gia nhập WTO. Nhưng chúng ta cũng phải chuẩn bị cho việc cắt giảm thuế theo lộ trình WTO đối với các mặt hàng nông sản trong đó có gạo để nông dân làm ăn theo tổ chức, chứ không thể mạnh ai nấy làm được.
Năm 2010, chúng ta sẽ cắt giảm hoàn toàn thuế đối với nông sản nhập khẩu, các doanh nghiệp trong ngành phải củng cố cơ sở sản xuất, nâng cấp cơ sở chế biến, bảo quản để đủ điều kiện cạnh tranh với nước ngoài.
Việc buôn bán, xuất khẩu gạo cũng phải khác, không thể mãi bán qua trung gian như hiện nay được, phải xúc tiến tiếp thị để bán thẳng vào thị trường nước ngoài, làm điều đó cũng cần phải có một hiệp hội mạnh.
Thưa ông, với thực tiễn xuất khẩu gạo trên thị trường từ đầu năm đến nay, ông đánh giá như thế nào về thị trường lúa gạo trong nước và thị trường xuất khẩu?
Đến giờ này, tôi có thể khẳng định, sản lượng vụ đông xuân đã vượt so với dự kiến là 8,8 triệu tấn, đạt khoảng 9,2 -9,3 triệu tấn, tăng hơn vụ đông xuân năm ngoái và chất lượng lúa năm nay rất tốt.
Theo tính toán của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, 6 tháng đầu năm nay chúng ta có thể xuất khẩu 2,5 triệu tấn. Đến giờ này, chúng ta đã ký hợp đồng xuất khẩu khoảng 3,5 triệu tấn gạo, trong đó có khoảng 3 triệu tấn sẽ được các doanh nghiệp giao trong 6 tháng đầu năm và khoảng 500.000 tấn nữa, sẽ giao từ nay đến đến tháng 9.
Về thị trường, “người mua nhiều hơn người bán”, đặc biệt là giá gạo của Việt Nam được xuất khẩu với giá tăng hơn 40 USD/tấn so với thời điểm này năm ngoái. Có một điều đáng mừng là giá gạo cao cấp của chúng ta, loại gạo 5% tấm có giá ngang bằng với giá gạo của Thái Lan, khoảng hơn 600 USD/ tấn, đây là điều hết sức thuận lợi.
Vậy lời khuyên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam ở thời điểm này đối với người nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo là gì?
Năm nay, các nước xuất khẩu lớn đều không có khả năng tăng sản lượng để xuất, trong khi nhu cầu gạo lại tăng khá cao, đặc biệt, Indonesia sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo lớn, cho nên xuất khẩu gạo nằm trong tay người bán, chứ không phải người mua.
Hiện nay, chủ trương của Hiệp hội Lương thực Việt Nam là chỉ bán thêm một số loại gạo cao cấp, cụ thể gạo 5%, còn các loại gạo cấp thấp không khuyến khích bán nữa, vì gặp vụ đông xuân của chúng ta chất lượng tốt, chúng ta không bán gạo cấp thấp nữa, mà bán gạo cấp cao được giá hơn rất nhiều.
Thứ 2 nữa là từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng gạo trung bình và gạo cấp thấp rất nhiều, cho nên chúng ta không cần ký thêm nữa và giá trung bình cũng đã khá tốt.
Với các doanh nghiệp, Hiệp hội đã khuyến cáo không vội vàng bán tháo, bán đổ, phải xem được giá mới bán, doanh nghiệp cũng không nên ký hợp đồng đón đầu mà tập trung mùa giá cho tốt và bán từ từ, bán đón đầu từ năm trước sẽ không hiệu quả.
Đến thời điểm này, theo khảo sát của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nông dân được mùa, được giá. Đây là năm thứ 6 nông dân được giá, hiện nay, chúng tôi trực tiếp khảo sát thì thấy, giá vốn lúa bình quân của bà con khoảng 1.200 đồng/ kg, trong khi đó thu hoạch bán tại ruộng là 2.600-2.650 đồng/kg, nếu đưa đến kho của doanh nghiệp để bán sẽ có giá khoảng 2.800 đồng/kg, như vậy nông dân đã lời gấp đôi.
Đúng là những tín hiệu về thị trường xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay là đáng mừng, nhưng thưa ông, việc thu hoạch, chế biến cũng như chủ động xuất khẩu gạo vẫn là điều đáng nói, nhất là khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến chúng ta đã không thành công như Thái Lan?
Đúng thế, nông dân của chúng ta làm ăn còn mang tính manh mún, cá thể nên khi đi vào làm ăn lớn thì chúng ta lúng túng.
Hiện nay, vụ đông xuân 2007, chúng ta đang gặp tình trạng thiếu nhân công thu hoạch vì chúng ta chưa cơ giới hoá được từ khâu gieo cấy đến thu hoạch, muốn làm được điều này phải có hợp tác xã. Hợp tác xã phải cung ứng dịch vụ hiệu quả cho nông dân, cụ thể là cung ứng dịch vụ phân bón, khoa học kỹ thuật, sau thu hoạch...
Đúng là hiện nay bế tắc nhất là vấn đề nhân công thu hoạch, vấn đề xử lý độ ẩm, phơi lúa, đưa lúa vào kho... Đơn giản là muốn sấy lúa phải có máy sấy, mà không phải hộ nông dân nào cũng có thể có máy sấy. Vấn đề là sắp tới người nông dân phải đi vào tổ chức và mô hình lý tưởng nhất là hợp tác xã.
Nhưng ông cũng còn nhớ là chúng ta đã có chủ trương liên kết 4 nhà, nếu làm tốt thì tất cả những điều như ông nói, chúng ta đều thực hiện được?
Chúng ta đã có nói đến mô hình liên kết 4 nhà, nhưng liên kết 4 nhà vẫn phải là liên kết, doanh nghiệp và người nông dân, chúng ta không thể làm một cách đơn lẻ, độc lập và phải tập hợp liên kết với nhau ví như hiệp hội để đẩy mạnh sản xuất, phát triển cơ sở chế biến... Chúng ta cần một chương trình tổng thể cho vấn đề này và có sự hỗ trợ của Nhà nước...
Hiện nay, Chính phủ đã chỉ đạo Tổng Công ty Lương thực Việt Nam đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống kho bảo quản, cơ sở chế biến. Hiện nay, Tổng công ty có kho có sức chứa khoảng 700.000 tấn lương thực, phấn đấu đến 2010, có thể xây dựng được hệ thống kho có sức chứa 1 triệu tấn, để đảm bảo khi thu hoạch có thể bảo quản, chế biến lúa tốt hơn.
Thưa ông, ông cũng nhấn mạnh đến vai trò của hiệp hội và cả cách thức làm ăn lớn đối với bà con nông dân. Cụ thể với việc chúng ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) , vai trò này sẽ phải được thể hiện như thế nào?
Thực tế là việc xuất khẩu gạo của chúng ta đã được tự do hoá nhiều năm qua và chúng ta cũng không quá lo lắng khi gia nhập WTO. Nhưng chúng ta cũng phải chuẩn bị cho việc cắt giảm thuế theo lộ trình WTO đối với các mặt hàng nông sản trong đó có gạo để nông dân làm ăn theo tổ chức, chứ không thể mạnh ai nấy làm được.
Năm 2010, chúng ta sẽ cắt giảm hoàn toàn thuế đối với nông sản nhập khẩu, các doanh nghiệp trong ngành phải củng cố cơ sở sản xuất, nâng cấp cơ sở chế biến, bảo quản để đủ điều kiện cạnh tranh với nước ngoài.
Việc buôn bán, xuất khẩu gạo cũng phải khác, không thể mãi bán qua trung gian như hiện nay được, phải xúc tiến tiếp thị để bán thẳng vào thị trường nước ngoài, làm điều đó cũng cần phải có một hiệp hội mạnh.