Năm nay, xuất khẩu sang EU sẽ tăng mạnh
Bộ Thương mại dự báo xuất khẩu vào EU năm 2007 đạt khoảng 8,3 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2006
Bộ Thương mại dự báo xuất khẩu vào EU năm 2007 đạt khoảng 8,3 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2006. Trong đó, các mặt hàng dệt may, thuỷ sản, cao su tự nhiên, đồ gỗ, cà phê, túi sách, thủ công mỹ nghệ, điện tử vi tính, sản phẩm nhựa sẽ tăng khá cao.
Tuy nhiên, Vụ châu Âu (Bộ Thương mại) nhận định rằng xuất khẩu dệt may có khả năng tiếp tục tăng trưởng nhưng khó duy trì được mức tăng 37% như năm 2006. Nguyên nhân chính là do từ ngày 11/1/2007, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường 149 nước thành viên WTO không phải chịu hạn ngạch sẽ tạo ra sự điều chỉnh lớn trong chiến lược và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hoa Kỳ sẽ là thị trường có sức hút rất mạnh đối với nhiều doanh nghiệp và nhiều mặt hàng, nhất là các doanh nghiệp lớn và các chủng loại mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu hoặc được bãi bỏ hạn ngạch.
Coi trọng chất lượng hàng và thuế phá giá
Thuỷ sản sẽ tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực có mức tăng trưởng cao, dự kiến kim ngạch đạt ngưỡng 1,5 tỷ USD, tăng 49% so với năm 2006. Riêng các mặt hàng thuỷ sản sẽ không có tình trạng hút hàng của thị trường Mỹ như đối với hàng dệt may do tình hình xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ còn bị nhiều hạn chế bởi thuế chống bán phá giá.
Tuy nhiên, khó có thể tăng trưởng đột biến vì Ủy ban châu Âu (EC) kiểm tra chất lượng thuỷ sản nhập khẩu rất nghiêm ngặt. Đến thời điểm này, EU chỉ mới công nhận 209 doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường các nước trong EU.
Nhiều năm qua, EC đã cử thanh tra thú y vào Việt Nam kiểm tra chất lượng các cơ sở nuôi và chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam. Vấn đề dư lượng hoá chất và nguy cơ nhiễm khuẩn thuỷ sản nếu không được giải quyết một cách triệt để sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc xuất khẩu mặt hàng này.
Vì vậy, thời gian qua, Bộ Thương mại và Bộ Thuỷ sản cũng như Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã liên tục cảnh báo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm bởi bên cạnh yếu tố giá cả cạnh tranh thì chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quan trọng để sản phẩm thuỷ sản nước ta thâm nhập sâu, rộng vào thị trường thế giới.
Trong số các nước thuộc EU, thị trường Tây Ban Nha có nhiều khó khăn trong nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản hơn cả. Tây Ban Nha thường theo dõi thuỷ sản nhập khẩu rất chặt chẽ và hay ban hành các lệnh cảnh báo thú y, thậm chí trong cả các trường hợp EC chỉ ra thông báo.
Ngoài ra, một số mặt hàng như đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vào EU dự kiến tăng trưởng 6% với kim ngạch tương ứng 509 triệu USD và 192 triệu USD; cà phê tăng 30% đạt 621,4 triệu USD; sản phẩm nhựa và cao su tăng 59 và 50%, kim ngạch 164,3 triệu và 233,2 triệu USD; các sản phẩm điện tử- vi tính tiếp tục tăng trưởng mạnh, có thể đạt mức 40% với kim ngạch 385,2 triệu USD.
Bên cạnh đó, do EC áp thuế chống bán phá giá nên xe đạp và giày mũ da là 2 mặt hàng tiếp tục gặp khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu xe đạp có thể giảm sút hơn nữa.
Còn giày mũ da tuy vẫn có khả năng tăng trưởng nhưng khó có thể đạt mức cao như trước khi bị áp thuế chống bán phá giá, dự báo mức tăng trưởng năm 2007 khoảng 10%.
Năm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
Theo Bộ Thương mại, EU là thị trường mở chứa đựng các yếu tố cạnh tranh rất cao, đồng thời yêu cầu cao về chất lượng hàng, vệ sinh môi trường, nhãn mác, bao bì... Khung pháp lý về thị trường đã được mở hoàn toàn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam ngoài việc tiếp tục được hưởng ưu đãi GSP. Do vậy, Bộ Thương mại đã đưa ra 5 giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU.
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách theo hướng khuyến khích nước ngoài đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu, góp phần giải quyết khâu yếu nhất hiện nay là không có nhiều hàng để xuất khẩu, không đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường.
Thứ hai, ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt ổn định giá đất, điện, nước, cước vận tải và các yếu tố khác liên quan đến giảm giá thành sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu. Tiếp tục cấp tín dụng xuất khẩu.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thị trường nước ngoài. Xử lý tốt các rào cản thương mại. Mở rộng liên doanh hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu. Mạnh dạn mở cửa thị trường dịch vụ để giảm chi phí giao dịch.
Thứ tư, triệt để cải cách thủ tục hành chính theo hướng thuận lợi cho xuất khẩu và thứ năm, đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng nâng cao hiệu quả đồng thời tập trung vào các thị trường và mặt hàng trọng điểm, thị trường và mặt hàng mới.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần hiểu rõ chính sách thương mại, các định chế, quy định và các yêu cầu của thị trường EU. Liên minh châu Âu đang cải cách sâu rộng và toàn diện thể chế và luật pháp cho phù hợp với tình hình mới.
Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong khối đồng thời đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu như gạo, đường, chuối, sắn lát...
Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm... luôn được thực hiện nghiêm ngặt. EU cũng đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá dưới hình thức đẩy mạnh tự do hoá thương mại, giảm dần thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu và tiến tới xoá bỏ hạn ngạch, GSP.
Hiện nay, 27 nước thành viên EU áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Đối với hàng nhập khẩu, mức thuế trung bình đánh vào hàng nông sản là 18%, hàng công nghiệp là 2%.
Tuy nhiên, Vụ châu Âu (Bộ Thương mại) nhận định rằng xuất khẩu dệt may có khả năng tiếp tục tăng trưởng nhưng khó duy trì được mức tăng 37% như năm 2006. Nguyên nhân chính là do từ ngày 11/1/2007, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường 149 nước thành viên WTO không phải chịu hạn ngạch sẽ tạo ra sự điều chỉnh lớn trong chiến lược và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hoa Kỳ sẽ là thị trường có sức hút rất mạnh đối với nhiều doanh nghiệp và nhiều mặt hàng, nhất là các doanh nghiệp lớn và các chủng loại mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu hoặc được bãi bỏ hạn ngạch.
Coi trọng chất lượng hàng và thuế phá giá
Thuỷ sản sẽ tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực có mức tăng trưởng cao, dự kiến kim ngạch đạt ngưỡng 1,5 tỷ USD, tăng 49% so với năm 2006. Riêng các mặt hàng thuỷ sản sẽ không có tình trạng hút hàng của thị trường Mỹ như đối với hàng dệt may do tình hình xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ còn bị nhiều hạn chế bởi thuế chống bán phá giá.
Tuy nhiên, khó có thể tăng trưởng đột biến vì Ủy ban châu Âu (EC) kiểm tra chất lượng thuỷ sản nhập khẩu rất nghiêm ngặt. Đến thời điểm này, EU chỉ mới công nhận 209 doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường các nước trong EU.
Nhiều năm qua, EC đã cử thanh tra thú y vào Việt Nam kiểm tra chất lượng các cơ sở nuôi và chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam. Vấn đề dư lượng hoá chất và nguy cơ nhiễm khuẩn thuỷ sản nếu không được giải quyết một cách triệt để sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc xuất khẩu mặt hàng này.
Vì vậy, thời gian qua, Bộ Thương mại và Bộ Thuỷ sản cũng như Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã liên tục cảnh báo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm bởi bên cạnh yếu tố giá cả cạnh tranh thì chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quan trọng để sản phẩm thuỷ sản nước ta thâm nhập sâu, rộng vào thị trường thế giới.
Trong số các nước thuộc EU, thị trường Tây Ban Nha có nhiều khó khăn trong nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản hơn cả. Tây Ban Nha thường theo dõi thuỷ sản nhập khẩu rất chặt chẽ và hay ban hành các lệnh cảnh báo thú y, thậm chí trong cả các trường hợp EC chỉ ra thông báo.
Ngoài ra, một số mặt hàng như đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vào EU dự kiến tăng trưởng 6% với kim ngạch tương ứng 509 triệu USD và 192 triệu USD; cà phê tăng 30% đạt 621,4 triệu USD; sản phẩm nhựa và cao su tăng 59 và 50%, kim ngạch 164,3 triệu và 233,2 triệu USD; các sản phẩm điện tử- vi tính tiếp tục tăng trưởng mạnh, có thể đạt mức 40% với kim ngạch 385,2 triệu USD.
Bên cạnh đó, do EC áp thuế chống bán phá giá nên xe đạp và giày mũ da là 2 mặt hàng tiếp tục gặp khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu xe đạp có thể giảm sút hơn nữa.
Còn giày mũ da tuy vẫn có khả năng tăng trưởng nhưng khó có thể đạt mức cao như trước khi bị áp thuế chống bán phá giá, dự báo mức tăng trưởng năm 2007 khoảng 10%.
Năm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
Theo Bộ Thương mại, EU là thị trường mở chứa đựng các yếu tố cạnh tranh rất cao, đồng thời yêu cầu cao về chất lượng hàng, vệ sinh môi trường, nhãn mác, bao bì... Khung pháp lý về thị trường đã được mở hoàn toàn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam ngoài việc tiếp tục được hưởng ưu đãi GSP. Do vậy, Bộ Thương mại đã đưa ra 5 giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU.
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách theo hướng khuyến khích nước ngoài đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu, góp phần giải quyết khâu yếu nhất hiện nay là không có nhiều hàng để xuất khẩu, không đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường.
Thứ hai, ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt ổn định giá đất, điện, nước, cước vận tải và các yếu tố khác liên quan đến giảm giá thành sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu. Tiếp tục cấp tín dụng xuất khẩu.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thị trường nước ngoài. Xử lý tốt các rào cản thương mại. Mở rộng liên doanh hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu. Mạnh dạn mở cửa thị trường dịch vụ để giảm chi phí giao dịch.
Thứ tư, triệt để cải cách thủ tục hành chính theo hướng thuận lợi cho xuất khẩu và thứ năm, đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng nâng cao hiệu quả đồng thời tập trung vào các thị trường và mặt hàng trọng điểm, thị trường và mặt hàng mới.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần hiểu rõ chính sách thương mại, các định chế, quy định và các yêu cầu của thị trường EU. Liên minh châu Âu đang cải cách sâu rộng và toàn diện thể chế và luật pháp cho phù hợp với tình hình mới.
Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong khối đồng thời đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu như gạo, đường, chuối, sắn lát...
Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm... luôn được thực hiện nghiêm ngặt. EU cũng đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá dưới hình thức đẩy mạnh tự do hoá thương mại, giảm dần thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu và tiến tới xoá bỏ hạn ngạch, GSP.
Hiện nay, 27 nước thành viên EU áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Đối với hàng nhập khẩu, mức thuế trung bình đánh vào hàng nông sản là 18%, hàng công nghiệp là 2%.