Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2007: Chuyển nhưng chậm
Việc cải thiện môi trường kinh doanh của các tỉnh có ảnh hưởng tới việc tỉnh đó giàu lên hay nghèo đi vẫn chưa có những đột phá
Việc cải thiện môi trường kinh doanh của các tỉnh có ảnh hưởng tới việc tỉnh đó giàu lên hay nghèo đi vẫn chưa có những đột phá.
Sáng 8/11 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) đã tổ chức công bố chỉ số PCI năm 2007 nhằm đánh giá và xếp hạng về điều hành kinh tế của các tỉnh dựa trên mức độ thân thiện của môi trường kinh doanh cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Kết quả điều tra năm thứ ba về PCI được thực hiện dựa trên ý kiến của 6.700 doanh nghiệp dân doanh trên 64 tỉnh thành phố.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2007 (PCI 2007) ghi nhận tiến bộ của các địa phương chỉ đạt ở hai chỉ số còn lại tám chỉ số có những chuyển biến nhưng chậm, hoặc không thay đổi, thậm chí có những chỉ số đổi ngược chiều. Do đó, bức tranh tổng thể cho thấy sự thay đổi vị trí thứ hạng giữa các địa phương chưa có nhiều đột phá khi hai vị trí đầu bảng và cuối bảng ổn định tuy điểm số của vị trí cuối cùng đã được nâng lên so với năm 2006.
Song Báo cáo cũng đã ghi nhận sự vươn lên vị trí thuộc hàng đầu của Vĩnh Long (vị trí 3/64 tỉnh thành) và Bình Định (vị trí 4/64) là minh chứng cho cải cách hiệu quả của các địa phương ít được ưu đãi về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, Lào Cai và An Giang cũng là những ví dụ được làm ví dụ đã duy trì được vị trí cao trong hai năm liên tiếp.
Bình luận về PCI 2007, chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh cho hay, trong khi các chỉ tiêu về gia nhập thị trường và chi phí thời gian có những tiến bộ nhất định thì một loạt lĩnh vực khác hầu khác hầu như không thay đổi.
Ví như chỉ số về tính minh bạch tăng 0,09 điểm ở tỉnh thấp nhất (Đắk Nông) và 0,06 điểm ở tỉnh xếp cao nhất (Lào Cai); hay chỉ tiêu về chi phí không chính thức tăng 0,30 điểm ở tỉnh thấp nhất, nhưng lại giảm 0,64 điểm từ 8,35 điểm (Bến Tre) xuống 7,71 điểm (Hưng Yên).
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh còn chỉ ra những chỉ số thay đổi ngược chiều đó là đào tạo lao động, và “đây là điều đáng lo ngại”: điểm thấp nhất 2006 là 1,99 thì năm nay lại thụt về 1,92 ở vị trí không đổi là Lai Châu, và điểm cao nhất cũng ở vị trí không đổi là Đà Nẵng tụt từ 9,6 điểm xuống 8,34 điểm.
Và ngay cả với tỉnh Bình Dương luôn đứng đầu bảng xếp hạng thì một vài chỉ số cũng đã không giữ được sự ổn định khi có bốn chỉ số tụt hạng so với năm 2006 như tính minh bạch, tính năng động,..
Như vậy, câu chuyện nâng cao năng lực cải thiện môi trường kinh doanh của các tỉnh thành phố trong cả nước vẫn chưa có sự đột phá quyết liệt khi lấy các chỉ số PCI làm điểm xuất phát.
Tuy nhiên cũng có những địa phương đã coi PCI làm thước đo để hành động cụ thể và quyết tâm sửa đổi cải thiện môi trường kinh doanh. Và trong đó Hà Nội và Hà Tây được nhóm nghiên cứu lấy làm ví dụ về câu chuyện thành công trong việc cải thiện môi trường kinh doanh từ vị trí 40/64 (2006) lên 27/64 và từ 62/64 (năm 2006) lên vị trí 41/64.
Chuyên gia kinh tế của Việt Nam nhận xét những sự chậm trễ trong cải thiện trên từng lĩnh vực để hoàn thiện môi trường kinh doanh là điều không dễ dàng. Ông Lê Đăng Doanh ví dụ: trong xếp hạng năm 2007, Hà Nội có điểm thấp nhất về hai chỉ tiêu là tiếp cận đất đai với 4,32 điểm (địa phương cao nhất 7,71 điểm) và phí phí không chính thức với 4,32 điểm (địa phương cao nhất 7,71 điểm), thì chỉ có thể hy vọng trong tương lai Hà Nội cải thiện vị trí này vì thực hiện nó không dễ như trở bàn tay.
Một điểm tăng = 253 USD
Một lẫn nữa nhóm nghiên cứu PCI khuyến cáo các địa phương hãy coi kết quả xếp hạng PCI hàng năm là chỉ số tham khảo để cải thiện môi trường kinh doanh chứ không nên ganh đua về xếp bậc thứ hạng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, chỉ số PCI đã trở thành công cụ góp phần nâng cao quản lý và điều hành kinh tế của địa phương tới việc tỉnh đó nghèo đi hay giàu lên, nguồn vốn đầu tư và trao đổi thương mại tăng lên hay giảm đi,...
Chuyên gia của VNCI, ông Edmund Malesky đã chỉ ra tác động của việc cải thiện chỉ số PCI tới điều hành kinh tế như sau: Nếu một điểm tăng lên trong chỉ số PCI sẽ giúp thêm tám doanh nghiệp đi vào hoạt động, đầu tư mới bình quân đầu người tăng thêm 2,5%, lợi nhuận bình quân trên mỗi doanh nghiệp tăng thêm 4,2 triệu đồng (tương đương 253 USD), và GDP bình quân đầu người tăng thêm 1%.
Miền Nam chiếm ưu thế
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh năm nay (PCI 2007) một lần nữa cho thấy các tỉnh miền Nam “vượt mặt” các tỉnh miền Bắc. So sánh xếp hạng PCI 2007 cho thấy, các tỉnh miền Nam vẫn có những điểm số đạt cao, hơn 4,5 điểm, so với các tỉnh miền Bắc, như các tỉnh miền Nam làm tốt hơn tám trong mười chỉ số PCI.
Và trong mười địa phương đứng đầu về chỉ số PCI năm nay lần lượt là Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Bình Định, Lào Cai, An Giang, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp và Tp.HCM thì chỉ có hai đại diện của miền Bắc được lọt vào top này. Bên cạnh đó Thừa - Thiên Huế, Cà Mau, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Quãng Ngãi, và Thanh Hóa là các tỉnh thành phố nằm trong top đứng đầu về cải cách năm 2007 khi có điểm số tăng nhiều nhất so với năm 2006 (từ 7 đến 13 điểm) cũng chỉ có là Thanh Hóa đại diện cho miền Bắc.
Cùng đó, nếu xét về vùng lãnh thổ thì Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có điểm số PCI trung bình lớn hơn nhiều so với các tỉnh Đồng Bằng sông Hồng.
Sáng 8/11 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) đã tổ chức công bố chỉ số PCI năm 2007 nhằm đánh giá và xếp hạng về điều hành kinh tế của các tỉnh dựa trên mức độ thân thiện của môi trường kinh doanh cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Kết quả điều tra năm thứ ba về PCI được thực hiện dựa trên ý kiến của 6.700 doanh nghiệp dân doanh trên 64 tỉnh thành phố.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2007 (PCI 2007) ghi nhận tiến bộ của các địa phương chỉ đạt ở hai chỉ số còn lại tám chỉ số có những chuyển biến nhưng chậm, hoặc không thay đổi, thậm chí có những chỉ số đổi ngược chiều. Do đó, bức tranh tổng thể cho thấy sự thay đổi vị trí thứ hạng giữa các địa phương chưa có nhiều đột phá khi hai vị trí đầu bảng và cuối bảng ổn định tuy điểm số của vị trí cuối cùng đã được nâng lên so với năm 2006.
Song Báo cáo cũng đã ghi nhận sự vươn lên vị trí thuộc hàng đầu của Vĩnh Long (vị trí 3/64 tỉnh thành) và Bình Định (vị trí 4/64) là minh chứng cho cải cách hiệu quả của các địa phương ít được ưu đãi về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, Lào Cai và An Giang cũng là những ví dụ được làm ví dụ đã duy trì được vị trí cao trong hai năm liên tiếp.
Bình luận về PCI 2007, chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh cho hay, trong khi các chỉ tiêu về gia nhập thị trường và chi phí thời gian có những tiến bộ nhất định thì một loạt lĩnh vực khác hầu khác hầu như không thay đổi.
Ví như chỉ số về tính minh bạch tăng 0,09 điểm ở tỉnh thấp nhất (Đắk Nông) và 0,06 điểm ở tỉnh xếp cao nhất (Lào Cai); hay chỉ tiêu về chi phí không chính thức tăng 0,30 điểm ở tỉnh thấp nhất, nhưng lại giảm 0,64 điểm từ 8,35 điểm (Bến Tre) xuống 7,71 điểm (Hưng Yên).
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh còn chỉ ra những chỉ số thay đổi ngược chiều đó là đào tạo lao động, và “đây là điều đáng lo ngại”: điểm thấp nhất 2006 là 1,99 thì năm nay lại thụt về 1,92 ở vị trí không đổi là Lai Châu, và điểm cao nhất cũng ở vị trí không đổi là Đà Nẵng tụt từ 9,6 điểm xuống 8,34 điểm.
Và ngay cả với tỉnh Bình Dương luôn đứng đầu bảng xếp hạng thì một vài chỉ số cũng đã không giữ được sự ổn định khi có bốn chỉ số tụt hạng so với năm 2006 như tính minh bạch, tính năng động,..
Như vậy, câu chuyện nâng cao năng lực cải thiện môi trường kinh doanh của các tỉnh thành phố trong cả nước vẫn chưa có sự đột phá quyết liệt khi lấy các chỉ số PCI làm điểm xuất phát.
Tuy nhiên cũng có những địa phương đã coi PCI làm thước đo để hành động cụ thể và quyết tâm sửa đổi cải thiện môi trường kinh doanh. Và trong đó Hà Nội và Hà Tây được nhóm nghiên cứu lấy làm ví dụ về câu chuyện thành công trong việc cải thiện môi trường kinh doanh từ vị trí 40/64 (2006) lên 27/64 và từ 62/64 (năm 2006) lên vị trí 41/64.
Chuyên gia kinh tế của Việt Nam nhận xét những sự chậm trễ trong cải thiện trên từng lĩnh vực để hoàn thiện môi trường kinh doanh là điều không dễ dàng. Ông Lê Đăng Doanh ví dụ: trong xếp hạng năm 2007, Hà Nội có điểm thấp nhất về hai chỉ tiêu là tiếp cận đất đai với 4,32 điểm (địa phương cao nhất 7,71 điểm) và phí phí không chính thức với 4,32 điểm (địa phương cao nhất 7,71 điểm), thì chỉ có thể hy vọng trong tương lai Hà Nội cải thiện vị trí này vì thực hiện nó không dễ như trở bàn tay.
Một điểm tăng = 253 USD
Một lẫn nữa nhóm nghiên cứu PCI khuyến cáo các địa phương hãy coi kết quả xếp hạng PCI hàng năm là chỉ số tham khảo để cải thiện môi trường kinh doanh chứ không nên ganh đua về xếp bậc thứ hạng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, chỉ số PCI đã trở thành công cụ góp phần nâng cao quản lý và điều hành kinh tế của địa phương tới việc tỉnh đó nghèo đi hay giàu lên, nguồn vốn đầu tư và trao đổi thương mại tăng lên hay giảm đi,...
Chuyên gia của VNCI, ông Edmund Malesky đã chỉ ra tác động của việc cải thiện chỉ số PCI tới điều hành kinh tế như sau: Nếu một điểm tăng lên trong chỉ số PCI sẽ giúp thêm tám doanh nghiệp đi vào hoạt động, đầu tư mới bình quân đầu người tăng thêm 2,5%, lợi nhuận bình quân trên mỗi doanh nghiệp tăng thêm 4,2 triệu đồng (tương đương 253 USD), và GDP bình quân đầu người tăng thêm 1%.
Miền Nam chiếm ưu thế
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh năm nay (PCI 2007) một lần nữa cho thấy các tỉnh miền Nam “vượt mặt” các tỉnh miền Bắc. So sánh xếp hạng PCI 2007 cho thấy, các tỉnh miền Nam vẫn có những điểm số đạt cao, hơn 4,5 điểm, so với các tỉnh miền Bắc, như các tỉnh miền Nam làm tốt hơn tám trong mười chỉ số PCI.
Và trong mười địa phương đứng đầu về chỉ số PCI năm nay lần lượt là Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Bình Định, Lào Cai, An Giang, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp và Tp.HCM thì chỉ có hai đại diện của miền Bắc được lọt vào top này. Bên cạnh đó Thừa - Thiên Huế, Cà Mau, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Quãng Ngãi, và Thanh Hóa là các tỉnh thành phố nằm trong top đứng đầu về cải cách năm 2007 khi có điểm số tăng nhiều nhất so với năm 2006 (từ 7 đến 13 điểm) cũng chỉ có là Thanh Hóa đại diện cho miền Bắc.
Cùng đó, nếu xét về vùng lãnh thổ thì Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có điểm số PCI trung bình lớn hơn nhiều so với các tỉnh Đồng Bằng sông Hồng.