Năng lực cạnh tranh nhìn từ câu chuyện nhập siêu với Trung Quốc
Tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc tăng liên tục trong 3 năm gần đây phản ánh sức cạnh tranh yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam
Trong 8 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu chỉ khoảng 134 triệu USD thì nhập siêu từ Trung Quốc vẫn tăng gần 3% so với cùng kỳ năm ngoái, lên gần 10,12 tỷ USD. Tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc tăng liên tục trong 3 năm gần đây phản ánh sức cạnh tranh yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam.
Nếu như năm 2000, Việt Nam vẫn còn xuất siêu sang thị trường Trung Quốc khoảng 130 triệu USD thì chỉ sau đó 1 năm, Việt Nam đã nhập siêu từ thị trường này gần 200 triệu USD.
Con số này tuy không lớn nhưng liên tục tăng dần kể từ đó đến nay và ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng mức nhập khẩu của toàn bộ nền kinh tế. Chỉ tính riêng giai đoạn từ 2002-2010, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng tới 8 lần.
Năm 2011, kim ngạch thương mại giữa hai nước khoảng 36 tỷ USD thì Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 24 tỷ USD trong khi xuất khẩu chỉ khoảng 12 tỷ USD, nhập siêu trên dưới 12 tỷ USD.
Trong 8 tháng đầu năm 2012, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc tới 10,12 tỷ USD (xuất khẩu khoảng 8,37 tỷ USD, nhập khẩu 18,29 tỷ USD), trong khi cán cân xuất nhập khẩu tổng thể của Việt Nam vẫn xuất siêu 134 triệu USD.
Với con số này, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng chỉ đứng thứ 5 về xuất khẩu. Việc Việt Nam nhập khẩu quá nhiều hàng hóa từ Trung Quốc như hiện nay đã khiến nhiều người lo ngại về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM – Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nhập siêu vừa là quan hệ thương mại song phương vừa là vấn đề toàn cầu bởi khu vực Đông á hình thành mạng sản xuất, buôn bán nội vùng nội ngành rất cao. Hiện nay Việt Nam xuất siêu sang thị trường Hoa Kỳ, nhưng nghiên cứu kỹ sẽ thấy hàng trung gian xuất siêu sang quốc gia này có một phần không nhỏ là hàng hóa được Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hay Nhật Bản.
“Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là yếu và ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam là quá yếu. Chúng ta cứ hình dung 100 đồng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hiện nay, chưa tính buôn lậu, thì khoảng 55 đồng là nguyên nhiên liệu và hàng đầu vào trung gian; khoảng 30-35 đồng là thiết bị máy móc và chỉ có dưới 10 đồng là hàng thiết yếu. Rất nhiều doanh nghiệp thậm chí còn nhập khẩu hàng trung gian từ Trung Quốc, trong đó chỉ có một phần để xuất khẩu, phần còn lại được sử dụng để sản xuất ra hàng cuối cùng và tiêu thụ ở Việt Nam”, ông Thành phân tích.
Vì vậy, ông Thành cho rằng vấn đề bây giờ là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua chính sách hỗ trợ về nghiên cứu công nghệ, đầu tư công nghệ cao..., thu hút các doanh nghiệp FDI tham gia vào mạng sản xuất Đông Á có tính xuất khẩu cao “đổ bộ” vào Việt Nam, sửa đổi những quy định liên quan tới đấu thầu... chứ không phải là ngừng nhập khẩu hay phân biệt đối xử với Trung Quốc vì Việt Nam đã có cam kết hội nhập.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, lý do quan trọng khiến nhập siêu gia tăng trong những năm gần đây là sự thắng thế liên tục của các nhà thầu Trung Quốc trong các dự án tại Việt Nam. Riêng giai đoạn 2007 - 2010, các doanh nghiệp nước này đã thắng thầu trong ít nhất 5 dự án có tổng vốn đầu tư từ 450 triệu USD trở lên.
Các dự án của nhà thầu Trung Quốc chủ yếu nằm trong các lĩnh vực công nghiệp thượng nguồn như điện (90% các công trình điện ở Việt Nam hiện nay), khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất, công trình giao thông...
Điều này chứng tỏ, phía Trung Quốc tận dụng rất tốt cơ hội tiếp cận với thị trường Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc mới chỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam.
Ông Võ Trí Thành cho biết, cho dù trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và đặc biệt tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc tăng nhanh hơn so với tốc độ nhập khẩu song các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tham gia sâu vào mạng phân phối, chuỗi phân phối của Trung Quốc.
“Vấn đề là tiếp cận được hàng rào sau đường biên giới. Cho dù hiện nay, nếu so sánh với Thái Lan, thì Việt Nam có lợi thế hơn”, ông Thành nhận định.
Ngoài ra, ông Thành cảnh báo rằng nếu Việt Nam không nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa thì việc phụ thuộc quá nhiều vào thị trường sẽ để lại hệ lụy rất lớn là bẫy thương mại tự do, nghĩa là Việt Nam chỉ mãi nằm ở giai đoạn đầu tiên của chuỗi giá trị, chỉ dựa vào lợi thế tĩnh, lao động giá rẻ mà không thể nâng cao trình độ sản xuất của cả nền kinh tế.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý rằng bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp cần phải được tính toán cẩn trọng, xác định rõ chi phí điều chỉnh chính sách tránh làm ảnh hưởng tới hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nếu như năm 2000, Việt Nam vẫn còn xuất siêu sang thị trường Trung Quốc khoảng 130 triệu USD thì chỉ sau đó 1 năm, Việt Nam đã nhập siêu từ thị trường này gần 200 triệu USD.
Con số này tuy không lớn nhưng liên tục tăng dần kể từ đó đến nay và ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng mức nhập khẩu của toàn bộ nền kinh tế. Chỉ tính riêng giai đoạn từ 2002-2010, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng tới 8 lần.
Năm 2011, kim ngạch thương mại giữa hai nước khoảng 36 tỷ USD thì Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 24 tỷ USD trong khi xuất khẩu chỉ khoảng 12 tỷ USD, nhập siêu trên dưới 12 tỷ USD.
Trong 8 tháng đầu năm 2012, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc tới 10,12 tỷ USD (xuất khẩu khoảng 8,37 tỷ USD, nhập khẩu 18,29 tỷ USD), trong khi cán cân xuất nhập khẩu tổng thể của Việt Nam vẫn xuất siêu 134 triệu USD.
Với con số này, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng chỉ đứng thứ 5 về xuất khẩu. Việc Việt Nam nhập khẩu quá nhiều hàng hóa từ Trung Quốc như hiện nay đã khiến nhiều người lo ngại về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM – Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nhập siêu vừa là quan hệ thương mại song phương vừa là vấn đề toàn cầu bởi khu vực Đông á hình thành mạng sản xuất, buôn bán nội vùng nội ngành rất cao. Hiện nay Việt Nam xuất siêu sang thị trường Hoa Kỳ, nhưng nghiên cứu kỹ sẽ thấy hàng trung gian xuất siêu sang quốc gia này có một phần không nhỏ là hàng hóa được Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hay Nhật Bản.
“Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là yếu và ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam là quá yếu. Chúng ta cứ hình dung 100 đồng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hiện nay, chưa tính buôn lậu, thì khoảng 55 đồng là nguyên nhiên liệu và hàng đầu vào trung gian; khoảng 30-35 đồng là thiết bị máy móc và chỉ có dưới 10 đồng là hàng thiết yếu. Rất nhiều doanh nghiệp thậm chí còn nhập khẩu hàng trung gian từ Trung Quốc, trong đó chỉ có một phần để xuất khẩu, phần còn lại được sử dụng để sản xuất ra hàng cuối cùng và tiêu thụ ở Việt Nam”, ông Thành phân tích.
Vì vậy, ông Thành cho rằng vấn đề bây giờ là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua chính sách hỗ trợ về nghiên cứu công nghệ, đầu tư công nghệ cao..., thu hút các doanh nghiệp FDI tham gia vào mạng sản xuất Đông Á có tính xuất khẩu cao “đổ bộ” vào Việt Nam, sửa đổi những quy định liên quan tới đấu thầu... chứ không phải là ngừng nhập khẩu hay phân biệt đối xử với Trung Quốc vì Việt Nam đã có cam kết hội nhập.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, lý do quan trọng khiến nhập siêu gia tăng trong những năm gần đây là sự thắng thế liên tục của các nhà thầu Trung Quốc trong các dự án tại Việt Nam. Riêng giai đoạn 2007 - 2010, các doanh nghiệp nước này đã thắng thầu trong ít nhất 5 dự án có tổng vốn đầu tư từ 450 triệu USD trở lên.
Các dự án của nhà thầu Trung Quốc chủ yếu nằm trong các lĩnh vực công nghiệp thượng nguồn như điện (90% các công trình điện ở Việt Nam hiện nay), khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất, công trình giao thông...
Điều này chứng tỏ, phía Trung Quốc tận dụng rất tốt cơ hội tiếp cận với thị trường Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc mới chỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam.
Ông Võ Trí Thành cho biết, cho dù trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và đặc biệt tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc tăng nhanh hơn so với tốc độ nhập khẩu song các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tham gia sâu vào mạng phân phối, chuỗi phân phối của Trung Quốc.
“Vấn đề là tiếp cận được hàng rào sau đường biên giới. Cho dù hiện nay, nếu so sánh với Thái Lan, thì Việt Nam có lợi thế hơn”, ông Thành nhận định.
Ngoài ra, ông Thành cảnh báo rằng nếu Việt Nam không nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa thì việc phụ thuộc quá nhiều vào thị trường sẽ để lại hệ lụy rất lớn là bẫy thương mại tự do, nghĩa là Việt Nam chỉ mãi nằm ở giai đoạn đầu tiên của chuỗi giá trị, chỉ dựa vào lợi thế tĩnh, lao động giá rẻ mà không thể nâng cao trình độ sản xuất của cả nền kinh tế.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý rằng bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp cần phải được tính toán cẩn trọng, xác định rõ chi phí điều chỉnh chính sách tránh làm ảnh hưởng tới hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)